CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI TẢN VĂN 3.1 Truyện truyền kì

Một phần của tài liệu Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam (Trang 77 - 110)

3.1. Truyện truyền kì

Truyện truyền kì là một thể loại được du nhập từ Trung Quốc. Tên gọi thể loại truyền kì bắt nguồn từ tên một tác phẩm của Bùi Hình đời Đường. Truyện truyền kì đời Đường kế thừa truyền thống của truyện chí quái thời Lục Triều. Nếu truyện Chí

Quái chủ yếu viết về thần linh quái đản; nặng về ghi chép những chuyện lưu truyền

trong dân gian thì truyện truyền kì chủ yếu viết về con người, nặng về hư cấu. Cho đến nay ở nước ta khái niệm truyện truyền kì vẫn còn được hiểu theo những phạm vi khác nhau. Có người cho rằng hầu hết truyện có thần linh ma quái là truyện truyền kì. Có quan niệm khác coi trọng hư cấu của nhà văn. Quan niệm hợp lí nhất của truyện truyền kì bắt đầu từ Thánh Tông di thảo và không phải toàn bộ các

truyện trong đó là truyện truyền kì mà chỉ có 12 đến 13 truyện.

Truyện truyền kì Việt Nam hầu như được viết bằng chữ Hán. Các truyện truyền kì: Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt Nam. Khác với truyện truyền kì Trung Quốc, nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam nhất là trong Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục đều là những con người rất bình thường. Đó là một thanh niên khảng khái đốt đền, một người con quan khi gia đình sa sút đâm ra chơi bời… Các nhân vật quan, tướng, thần, ma đều đều thể hiện khía cạnh của con người đời thường, đời tư như Hạng Vương, Dương Thiên Tích. Các nhân vật nữ thì đau khổ chồng chất, bị xúc phạm thậm tệ về nhân phẩm, danh dự, bị lệ thuộc, không có quyền quyết định hạnh phúc tương lai. Số phận họ như cái bóng, họ chịu phận mỏng, bạc bẽo. Nét đặc sắc thứ hai trong truyện truyền kì Việt Nam là nội dung truyện hoàn toàn là việc và người ở Việt Nam. Tính chất hư cấu, biểu tượng nổi lên rất đậm, được Lê Quý Đôn gọi là “ngụ ngôn”.

Truyện truyền kì Việt Nam có cốt truyện hoàn chỉnh như những tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, có thắt nút, phát triển và mở nút.

Đặc điểm lớn nhất của truyện truyền kì là tính chất kì, tức là sự khác lạ của hình tượng con người. Trung Quốc định nghĩa truyện truyền kì: “thuật kì kí dị” (thuật lại điều kì lạ), “phi kì bất truyện”, không phải kì lạ là không phải truyện truyền kì đích thực hoặc truyện truyền kì là “ kì văn dị sự”, văn lạ việc lạ. Sử dụng yếu tố siêu thực không phải là độc hữu của truyện truyền kì. Truyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm từng biến đi biến lại nhiều lần: con chim vàng anh, cây thị… hay Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hiện về báo mộng cho nàng Kiều… Sự khác biệt ở các thế loại khác, yếu tố kì tồn tại với tư cách thủ pháp nghệ thuật, tức là lược bỏ nó thì nó vẫn tồn tại dù chất lượng nghệ thuật có bị ảnh hưởng. Ở truyện truyền kì, yếu tố siêu thực là bản chất thẩm mỹ của thể loại nghĩa là không có nó thì truyện không tồn tại. Kì ở truyện truyền kì biểu hiện: Xóa bỏ hay đảo lộn những ước lệ của con người và văn học truyền thống. Người và loài vật có khả năng biến hoá và chuyển hoá, người biến thành vật, vật biến thành người. Chẳng hạn, bà vợ quan Hành Khiển, Nguỵ Nhược Chân, trong chuyện nghiệp oan của Đào thị (Trích Truyền kì mạn lục-Nguyễn Dữ) vốn không có con nhưng vào một đêm, bà chiêm bao thấy hai con rắn cắn vào mạng sườn ở dưới nách bên tả. Sau đó, bà có mang và sinh ra hai người con trai đặt tên là Long Thức, Long Quý. Hai người này, do Hàn Than và Vô Kỷ đầu thai. Hàn Than vốn “phải đi tu” để trốn chạy sự trả thù của Nguỵ Nhược Chân, vợ quan Hành Khiển. Ở chốn tu hành, Hàn Than gặp vị “sư bác” Vô Kỷ, “cõi dục đã gần, máy thiền dễ chạm, bèn cùng Vô Kỷ tư thông. Hai người đã yêu nhau, mê đắm say sưa, chẳng khác nào con bướm gặp mùa xuân, trận mưa cửu hạn, chẳng còn để ý đến kinh kệ nữa”. Nhờ sư già Pháp Vân ra tay trừ diệt nên “canh ba đêm nọ, hai con trai cùng dắt nhau xuống giếng mà chết…Hai cái thây hoá thành hai con rắn vàng, lấy hòn đá ném thì chúng liền nát ra tro cả”. Đó là bản

chất của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung, nó đem lại một bức tranh lạ về thế giới và con người.

Trong mỗi truyện truyền kì đều có yếu tố siêu thực. Đối lập với thực là hư. Đặc điểm của truyện truyền kì là cái thực luôn được hư hoá và ngược lại. Cái siêu thực ngày xưa gọi là hư. Thực được hư hoá như Vũ Thị Thiết trong Người con gái Nam

Xương của Nguyễn Dữ bị chồng nghi ngờ phải nhảy xuống sông ( thực ) thành hư:

sau đó nàng được rước đến thuỷ phủ mà người ta sống với nhau rất thân ái (hư hoá). Còn hư được thực hoá, cuối truyện truyền kì thường có những chỉ dẫn về di tích hoặc là hậu duệ hiện còn. Ngày nay vùng ấy còn di tích để người ta tin truyện này là có thật. Hay truyện Thánh Gióng, trong Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên. Ông bà nọ sinh được đứa con ba tuổi nhưng không biết nói (thực) thành hư: khi giặc Ân xâm lược, đứa bé biết nói, ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, biến thành một tráng sĩ, cao hơn trượng, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, nhổ tre đánh giặc, sau khi giặc thảm bại, tơi bời, chàng bay về trời. Cuối truyện, ngày nay còn đền thờ ở làng Phù Đổng (làng Gióng), còn nhiều ao liên tiếp do ngựa Thánh Gióng đi qua.

Đặc điểm hình thức của truyện truyền kì: truyện thường có sự pha trộn thể loại. Thể loại chính văn xuôi pha trộn với văn vần (đoản thi hoặc phú hoặc văn tế). Chẳng hạn, đây là thư của Lệ Nương gửi lại cho Phật Sinh trong Lệ Nương truyện (Trích Truyền kì mạn lục-Nguyễn Dữ). Thiếp nghe:

Trời có âm dương, đạo trời mới đủ,

Người có chồng vợ, đạo người mới thành. Đôi ta vì đâu?

Lỡ làng đến vậy!

Tâm tình buổi trước, đã kết mối dây! Ly biệt ngày nay, bao khuây nguồn cảm. Bóng trước lầu đã rụng,

Xuân trong viện đành giam.

Những e, gương li loan bóng múa hững hờ, Đàn biệt hạc tiếng vang ai oán,

Thành Xuân trời tối, liễu lả cành dưới ngọn đông phong, Ngòi ngự nước trôi, ruột đứt khúc bao người cung nữ. Luống những mạch sầu đợt đợt,

Sóng lệ trùng trùng.

Nguyền xưa tan nát nghĩ mà đau, Kiếp ấy lỡ làng sinh cũng uổng. Ước liễu thị mong gì hảo hỏi,

Duyên Ngọc Tiêu đâu chắc tái sinh. Xin chàng trân trọng lấy mình, Liệu kết nhân duyên chốn khác. Đừng vì tình một buổi,

Để lỡ kế trăm năm. Man mác nỗi lòng, Thủ khôn xiết tả. Chưa biết ý chàng, Trước xin bày tỏ.

Cuối truyện thường có lời bình (văn nghị luận). Qua câu chuyện tình đẫm lệ Phật Sinh-Lệ Nương, tác giả đưa ra lời bình thể hiện quan niệm, thái độ của mình. “Than ôi! Điều tiết ước gần với lẽ phải thì lời nói tất nên giữ đúng, nếu đối với lẽ phải mà chưa được ổn thì sự giữ đúng không cần. Như chàng họ Lý kia, vì mối ân tình giữ bền ước cũ, lưu li hoạn nạn, vẫn chẳng quên lời, tình thật đáng thương, mà lẽ phải thì chưa được ổn. Bởi sao? Cảm tình mà đi tìm thì nên, liều chết mà đi tìm thì không nên, liều chết để đi tìm đã không nên huống nữa lại thôi không lấy vợ,

để đứt dòng giống của tiên nhân phỏng có nên không? Cho nên người quân tử phải biết tòng quyền chứ không nên chấp nhất. Giữ điều nhỏ để mất điều lớn chẳng là gã Lí Sinh này ư?

Có sự pha trộn như vậy, không phải các tác giả truyện truyền kì lộn xộn, tâm lí có vấn đề mà tác giả có ý thức thể hiện tài năng của mình “khoe tài”. Tâm lí nhân vật phong phú, phức tạp hơn nên cần có nhiều phương diện để thể hiện. Cốt truyện đa dạng và phức tạp hơn. Trong thư gửi người yêu, Lệ Nương đau xót, sầu não, day dứt khôn nguôi.

Luống những mạch sầu đợt đợt, Sóng lệ trùng trùng

….

Man mác nỗi lòng.

Chỉ cần chín âm tiết: những mạch sầu đợt đợt, Sóng lệ trùng trùng đã làm nổi bật được tâm trạng, tấm lòng, sự trân trọng của nàng đối với mối tình của mình như thế nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nỗi buồn nặng trĩu, tâm sự chồng chất nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, vẫn khuyên người yêu:

Xin chàng trân trọng lấy mình, Liệu kết nhân duyên chốn khác. Đừng vì tình một buổi,

Để lỡ kế trăm năm.

Lệ Nương quả nhân hậu, không ích kỉ, luôn mong cho người yêu được hạnh phúc. Bởi nàng đã ý thức được thân phận của mình nói riêng, người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung như cái bóng (Chuyện người con gái Nam Xương), kiếp ốc nhồi trong thơ Hồ Xuân Hương: “Bọn chúng ta vóc mềm tựa liễu, mệnh bạc như vôi”. Thật đáng thương! Tư tưởng của Nguyễn Dữ rất hiện đại, thể hiện “văn hoá

yêu”, vì hoàn cảnh nghiệt ngã mà không lấy được nhau thì luôn mong cho người yêu được hạnh phúc. Người yêu có nhân duyên mới, thực hiện nghĩa vụ của người con trai trong xã hội phong kiến: lấy vợ sinh con đẻ cái thì nàng chắc chắn sẽ thanh thản hơn, đỡ đau khổ phần nào. Ở lời nhận xét, tác giả viết: “không lấy vợ, để đứt dòng giống của tiên nhân phỏng có nên không?” của Phật Sinh, khâm phục ít đáng trách nhiều vì “giữ điều nhỏ để mất điều lớn”.

Từ các đặc điểm trên, chúng ta rút ra hai chức năng chính của truyện truyền kì: Thứ nhất là chức năng nhận thức. Truyện truyền kì dùng hình thức siêu thực nhưng nhằm đạt đến nhận thức chân thực và sâu sắc về cuộc đời.

Thứ hai, chính dùng hình thức ma quỷ mà truyện truyền kì có thể thực hiện chức năng giáo hoá: tự nhiên, chân thực, sâu sắc. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu của Nho giáo: văn chương phải có thưởng, có phạt theo yêu cầu của người ta. Chẳng hạn người cương trực như Tử Văn phải có thưởng. Qua đối đáp của Hồ Tông Thốc với Hạng Vương trong Câu chuyện ở đền Hạng Vương (Trích truyền kì mạn

lục của Nguyễn Dữ) :“Phàm xoay cái thế thiên hạ ở trí chứ không phải ở sức, thu

tấm lòng thiên hạ, ở nhân chứ không phải ở bạo…” thật sâu sắc, trọn vẹn. Nó vừa chân lí vừa là đạo lí, có tính giáo dục cao nhất là đối với giai cấp thống trị phong kiến.

Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thánh Miện, Hải Dương. Ông từng đi thi và có thể đã ra làm quan ( ? ). Chán ghét cảnh quan trường nên ông đã về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục là tác phẩm của ông gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo lối tản văn, văn biền ngẫu, vận văn. Tác phẩm được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi bạn cùng thời với tác giả dịch ra chữ Nôm. Tất cả truyện trong truyền kì mạn lục đều viết về những chuyện đã xảy ra mang yếu tố

hoang đường, li kì, kì ảo và qua đó hiện lên rất rõ bức tranh xã hội hiện thực có nhiều nét tương đồng với thực tiễn.

Đây là đoạn đầu văn bản: Chuyện chức phận đền Tản Viên. “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ, họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”. Đoạn văn đã thể hiện được tính cương trực, dũng cảm, đấu tranh vì chính nghĩa của Tử Văn. Tính cách đó được khắc hoạ rõ nét qua từng tình tiết, sự kiện. Trước hết, tính cách của chàng được thể hiện qua lời của tác giả : “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Đặc biệt, hành động của chàng châm lửa đốt ngôi đền thiêng: “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm rửa sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”. Phản ứng của Tử Văn trước cái xấu, thói ác, nhanh, mạnh như thuốc súng. Hành động “ tắm gội sạch sẽ” trước khi đốt đền, “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền chứng tỏ chàng đã quyết đấu, quyết sống với kẻ gian tà, dù đối thủ của Tử Văn là ai cũng phải kinh sợ. Khi đứng trước công đường, khí phách của chàng càng được khẳng định. Chàng “kêu to”, ý thức về mình : “ Ngô Soạn này là một kẻ ngay thẳng ở trần gian”. Lời của chàng nghe thật dõng dạc, đường hoàng đầy tự tin làm sao! Chàng đã dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ rất: “cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Kẻ thù của chàng “có vẻ sợ, quỳ xuống tâu” với Diêm Vương : “ –

Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”. Nhưng sự điêu trá của hắn cũng không giúp hắn thoát tội. Cuối cùng, hắn bị “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng…bỏ vào ngục Cửu U”.

Cũng truyện này tác giả đã vạch trần không thương tiếc bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Ngòi bút của tác giả không chỉ lên án một số quan lại tham nhũng đương thời mà còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội với “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”. Chỉ với tám âm tiết nhưng nó có sức khái quát lớn, đi sâu vào bản chất xã hội đương thời, thì thật là tài tình. Nguy hiểm hơn, gây ra sự bức xúc cho người dân lúc này là một bộ phận quan lại “vì tham của đút” mà bênh vực cho kẻ gian tà.

Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán. Nàng “ tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, rất mực hiếu thảo “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn” mẹ chồng. Khi bà cụ mất thì “nàng hết sức thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Đúng là một người vợ tốt, mẫu mực, đảm đang, một nàng dâu không chê vào đâu được. Nàng không ham vinh hoa phú quý “chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm”, chỉ mong hai chữ “bình yên”! Ước mơ của nàng là có một gia đình vui vẻ, hạnh phúc thật giản dị nhưng cũng không được. Người chồng của nàng là một gã ngu dốt, gia trưởng, đa nghi, vũ phu, hay ghen, khi nghe đứa con nói đã “la um lên cho hả giận…lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và “đánh đuổi đi” khiến nàng phải “gieo mình xuống sông mà chết”. Oan uổng quá, thương xót quá, bức xúc quá!

Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương cũng là nạn nhân của xã hội phong kiến. Nàng và Phật Sinh “cùng đi lại với nhau suồng sã, cùng nhau xướng hoạ thơ từ”.

Tuy kì cưới xin chưa định nhưng hai tình gắn bó, chẳng khác chi vợ chồng vậy. Niên hiệu Kiến Tân, năm Kỉ Mão (1399), đời Trần, cái vạ Trần Khát Chân, nàng bị

Một phần của tài liệu Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam (Trang 77 - 110)