Thơ tỏ chí theo kiểu trực tiếp

Một phần của tài liệu Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam (Trang 34 - 46)

Người ta thường nói, thơ trữ tình cổ điển là thơ trữ tình tỏ chí, nói chí dù viết về đề tài gì, các thi nhân cũng không quên nói lên cái chí của mình. “Nhưng theo một

cái nhìn phân loại cụ thể, chúng ta vẫn có thể nói tới một loại thơ tả chí riêng trong cái loại biệt thơ ấy mà đặc điểm nổi bật của thể thơ ấy là nhà thơ trực tiếp bày tỏ chí khí, ý nguyện, hoài bão của mình.” ( TS. Phan Huy Dũng).

Ý niệm “thi ngôn chí” là một ý niệm có từ thời Nghiêu Thuấn. Nó thường được nhắc đến như một mệnh đề mĩ học, nói về bản chất của thơ nói chung. Từ “chí” theo từ nguyên Trung Quốc có nghĩa là kí ức, ghi chép, chí hướng, hoài bão. Từ Mao thi tự, “chí” hợp với “tình”. Các nhà thơ Việt Nam dường như là không ai nói đến (hoặc bằng nghị luận hoặc bằng cảm xúc, hình ảnh thơ ) rằng: “ Thơ là để nói chí”. Vấn đề là chí đặt ở đâu?, “Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật” (Nguyễn Bỉnh Khiêm). “Nếu chí mà ở đạo đức thì tất phát ra lời lẽ hồn hậu; chí mà ở sự nghiệp thì tất nhả ra khí phách hào hùng; chí ở rừng, suối, gò hoang thì thích giọng thơ liêu tịch; chí ở gió mây, trăng, tuyết thì thích vẻ thơ thanh cao; chí ở nỗi uất ức thì làm ra lời thơ ưu tư; chí ở niềm cảm thương thì làm ra điệu thơ ai oán” (Phùng Khắc Khoan)… Các tác giả trung đại Việt Nam có thể đặt chí trước nhiều bối cảnh, tình huống, quan hệ khác nhau, nhưng nhìn chung, họ vẫn “ưu tiên cho việc đặt nó trước quan hệ với nghĩa lớn, với vận mệnh của đất nước”. Và vũ trụ, càn khôn luôn luôn là không gian lí tưởng cho sự hiện diện của con người “hữu chí”, “ nam nhi chí”.

Ngôn hoài, cảm hoài, thuật hoài, thuật hứng, tức sự…là những nhan đề quen thuộc trong thơ ca trung đại.

Xuất phát từ đặc điểm trên nên cái tứ phổ biến trong tâm trạng của loại thơ này được triển khai dựa trên sự đối lập nhưng đồng nhất giữa nhân vật trữ tình với các đại lượng lớn của vũ trụ như trời - đất, sông - núi, xưa - sau…Trong tương quan ấy, kích thước con người như được phóng to lên và khả năng giao cảm giữa con người và thiên địa gần như là vô giới hạn.

Về kết cấu, với tứ thơ trên, “nhà thơ có thể bắt đầu bằng những câu nói vẽ lên hình ảnh của mình, cũng có khi nhà thơ khẳng định ngay cái chí của mình ngay vào lúc bài thơ rồi mới vẽ cái nền đằng sau là một bối cảnh vô cùng khoáng đãng. Ta cũng gặp trường hợp nhà thơ trình bày cùng một lúc vừa hình ảnh bản thân vừa hình ảnh vũ trụ trong một tứ thơ được sáng tạo bằng những liên tưởng xuất thần rất thị vị. Nhìn chung do những hạn chế tất yếu về ngôn từ nên các nhà thơ không tránh khỏi cách trình bày đối tượng theo thứ tự lớp sau nhưng nhìn bao quát cả bài, chúng tôi có cảm nhận rất rõ ràng: hình ảnh thiên nhiên vũ trụ đã được dương lên như một cái khung, như một cái nền để ôm vào giữa. Hình ảnh con người với những phẩm chất tự tôn, tự tại, tự túc, tự lạc…của nó” (TS. Phan Huy Dũng)

Trong những bài thơ tả chí, những quan hệ xác lập của thời đại đã được thiên nhiên hoá, vũ trụ hoá bằng việc nhà thơ quy các sự kiện cụ thể vào các phạm trù phố quát như thời, thế, vận, mệnh. Quy cách sắc thái tình cảm phong phú vào các khái niệm chung nhất như: sầu, hận, bi, phẫn. Quy các phản ứng có thể rất đa dạng của nhân vật trữ tình vào các hành động công thức rất dễ nhận ra như: cúi đầu xuống đất, ngửa mặt lên trời, mài kiếm, xắn tay, nghiến răng…

2.1.1.1. Thơ trữ tình nói về việc lập công danh

Tư tưởng chính thống của Nho giáo là đối với trang nam nhi sống trên cõi đời là phải lập công danh để lại tiếng thơm cho hậu thế. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức, nếp cảm, nếp nghĩ của bao thế hệ người Việt và trở thành lí tưởng sống, trở thành chuẩn mực để mọi người cùng phấn đấu. Dân gian đã từng lưu truyền bài ca dao:

Làm trai cho đáng nên trai

Làm trai phải từng trải, có vốn sống, có sự hiểu biết…để giúp đời, lưu bang tế thế. Nguyễn Quảng Nghiêm, trong Hưu hướng Như Lai có một chí khí táo bạo vượt ra khỏi sự ràng buộc của giáo chỉ nhà Phật:

Làm trai lập chí xông trời thẳm, Theo gót Như lai luống nhọc mình.

Ở hai câu đầu bài thơ: Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão đã làm sống dậy một tráng sĩ với thế đứng vững chãi và dẫu rằng nhừng người ấy đã chiến đấu bao năm tháng vẫn bừng bừng một khí thế, một sức mạnh hiên ngang, bất khuất sẵn sàng xả thân vì dân tộc, mang tầm vóc vũ trụ:

Hoành sóc (sáo) giang sơn cáp kỉ thu

(Cắp ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy mùa thu)

Hình ảnh người tráng sĩ lại được lồng trong hình ảnh dân tộc, hình ảnh của cả thế hệ Phạm Ngũ Lão, của dân tộc đang sống trong “Hào khí đông A” với sức mạnh ba quân được ví như như sức mạnh của hổ báo làm át sao Ngâu (sao to và sáng), cũng có cách hiểu khác không kém phần ý nghĩa: sức mạnh của ba quân có thể nuốt tươi trâu

Hình ảnh người tráng sĩ của Phạm Ngũ Lão là hình ảnh kì vĩ nhưng chân thực không phải là hình ảnh ước lệ, ngoa dụ như trong chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn hay trong thơ Lê Thánh Tông:

Miệng hàm thèm gương dạ nuốt trâu Chí hăm hở dang tay bắt vượn.

Trong bối cảnh đó, Phạm Ngũ Lão bộc lộ cái chí của mình cũng là cái chí của người tráng sĩ nói chung:

Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tan nghe chuyện Vũ Hầu.

Tác giả với tư cách là một vị tướng đã tự cảm thấy hổ thẹn, day dứt, còn vương nợ với đời, với đất nước giang sơn vì chưa lập được chiến công lẫy lừng, làm nên nghiệp lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng Khổng Minh trừ giặc, cứu nước. Phạm Ngũ Lão quả là con người khiêm tốn, giàu ý chí, rất đáng được khâm phục.

Nguyễn Công Trứ cũng là người đã thực hiện chí nam nhi của mình một cách ngang tàng. Ông đã tự bằng lòng về mình, tự đánh giá cao nhân cách của mình. Là một người có nhiều công trạng như khai hoang lấn bãi…Tác giả từng ý thức, từng dõng dạc phát biểu:

Không công danh thà nát cỏ cây Hay:

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.

Trong Bài ca ngất ngưởng được sáng tác theo thể hát nói, tác giả đã tự thuật lại quãng đời lên xuống đảo điên. Mở đầu là một câu thơ bằng tiếng Hán rất trang trọng thể hiện sự tự tin, sự kiêu hãnh, sự ý thức trách nhiệm về mình:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

(Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta) Tiếp đến ông giới thiệu về mình một cách nghiêm trang lại vừa hài hước: Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Thái độ tự tôn cá nhân thật độc đáo, không phải ai cũng dám làm nhất là trong xã hội phong kiến. Và ông đã liệt kê hàng loạt chức danh mà mình đã từng đảm nhận cũng là mà cách để khẳng định mình: mở đầu là học vị thủ khoa vẻ vang, tiếp đó là chức tước Tham Tán, Tổng đốc Đông, Phủ Doãn Thừa Thiên, là chiến tích “Lúc bình Tây cờ đại tướng. Tất cả đã khẳng định rằng, Nguyễn Công Trứ đã thực hiện chí nam nhi của mình một cách ngang tàng. Chí nam nhi của tác giả được diễn đạt qua những từ ngữ Hán Việt uy nghiêm trang trọng, qua âm điệu nhịp nhàng

được tạo nên bởi cách sử dụng điệp từ và cách ngắt nhịp câu thơ như: Khi Thủ khoa/ khi Tham Tán/ khi Tổng đốc đông.

Hồ Xuân Hương nhà thơ độc đáo vô song (GS. Nguyễn Lộc), một con người đầy bản lĩnh, đầy cá tính, rất mực tài năng. Đứng trước đền thờ Sầm Nghi Đống, một tên tướng bại trận, phải thắt cổ nhục nhã, tác giả ước:

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu đổi thành cái phận được trọng của phận làm trai, Xuân Hương sẽ thực hiện được cái chí làm trai của mình, sẽ làm được cái việc anh hùng to tát lẫy lừng trong bốn biển hơn kia, chứ khong phải cái sự anh hùng của Sầm. Can đảm vô cùng, mạnh mẽ vô cùng, thẳng thắn không ai bằng. Nữ sĩ là người đầu tiên trong lịch sử văn học dõng dạc xưng tên mình một cách trịnh trọng, đường hoàng : Xuân Hương, khiến nhiều trang nam nhi thời xưa cũng phải e dè, nể phục.

Nguyễn Xuân Ôn thì viết:

Thử sinh dĩ phụ tang bồng chí Mạc tác đồ ngư lão giản biên. Nghĩa là:

Đời này đã phụ chí tang bồng,

Đừng có làm con mọt già ở nơi sách vở.

Đất nước bị quân thù xâm lược, giày xéo thì cái chí là phải dốc toàn sức, toàn trí phục vụ dân tộc, đấu tranh cho lẽ phải, bảo vệ giá trị con người, sự bình yên cho cuộc sống. Sách vở thánh hiền không còn phù hợp đối với những người “hữu chí”. Sau này, Phan Bội Châu trong bài: Xuất dương lưu biệt cũng quả quyết:

Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

Bên cạnh cá nhân trực tiếp bày tỏ chí khí của mình thì trong thơ trữ tình trung đại, chúng ta còn thấy cái chí của cả toàn thể dân tộc, của cả thời đại. Khi đất nước có xâm lăng thì cả một rừng cánh tay giơ cao: quyết chiến, quyết thắng!, cuốn phăng bè lũ cướp nước, bán nước đem lại cuộc sống hoà bình ấm no cho nhân dân theo cái mô hình lí tưởng mà các triều đại phong kiến Việt Nam thường lấy làm chuẩn mực: xã hội Nghiêu, Thuấn ở Trung Quốc. “Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới thôi người Nam đánh Tây”. Bởi nước ta là một nước có chủ quyền, có vị trí địa lí, thuận theo lẽ trời:

Sông núi nước Nam vua nam ở Rành rành định phận ở sách trời

(Bài thơ thần của lí Thường Kiệt)

Nguyễn Trãi trong áng văn chính luận mẫu mực: Bình Ngô đại cáo, cũng từng

khẳng định, đầy tự hào:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Với giọng điệu trang nghiêm, trịnh trọng đầy tự tin, Nguyễn Trãi đã nhắc lại và có bổ sung về địa lí và truyền thống dân tộc: là nước độc lập có tên nước là Đại Việt, có lãnh thổ, có lịch sử, có nền văn hiến riêng và đặc biệt, Nguyễn Trãi đã dùng từ “xưng Đế” để khẳng định người đứng đầu đất nước chúng ta cũng ngang hàng

với người đứng đầu Trung Quốc. Thật trọn vẹn sâu sắc, thấu tình đạt lí, phù hợp với hiện thực khách quan.

Bọn phong kiến phương Bắc bất chấp đạo lí, vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn sang cướp nước ta, chắc chắn chúng sẽ chuốc lấy thảm bại, bị đánh tơi bởi, vết nhơ còn mãi, về đến nước vẫn còn tim đập chân rung bởi con người Việt Nam nhiệt huyết yêu nước, biết nuôi “chí lớn” để phục thù, bảo vệ toàn vẹn giang sơn lãnh thổ:

Cớ sao lũ giác sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời (Nam quốc sơn hà)

Ta chiến thắng nhưng tuyệt đối không được chủ quan, không say sưa kể lại chiến công mà quên đi hiện tại, tương lai dân tộc. Cái ý chí, hoài bão, cái khát vọng…luôn nằm trong huyết quản của người dân lúc này là phải ra sức rèn luyện trí tuệ, sức lực, hiến kế xây dựng đất nước hùng cường giàu đẹp:

Thái bình tu nỗ lực Vạn cổ thử giang sơn

(Tụng giá hoàn kinh sư- Trần Quang Khải)

Với lời thơ ngắn, trang nghiêm, nhịp điệu trầm lắng, hai câu thơ đã mở ra hướng đi cho tương lai dân tộc, thể hiện một tầm nhìn chiến lược, một chân lí cuộc sống.

Là một tri thức nho học, có kiến thức uyên thâm, luôn mong muốn lam quan để “trí quân trạch dân” (giúp vua giúp nước) nhưng sống trong xã hội đầy nhố nhăng, đầy biến động, phức tạp… nên Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn. Ông mang trong mình tâm trạng của con người bất đắc chí nên giọng điệu trong thơ ông là giọng điều vò xé, day dứt, bất lực trước cảnh đất nước ngày một điêu tàn. Một loạt câu thơ đã nói rõ điều đó :

Cố quốc sơn hà chân thảm đạm (Hung niên) ( Nước cũ non sông thật là thảm đạm ) Hay: Sơn hà cử mục tối kham liên

(Kỉ sửu trùng dương) ( Ngước mắt nhìn giang sơn rất thương cảm ) Hay: Nhất độ giang sơn nhất bạch đầu

(Thu tứ)

(Mỗi lần giang sơn biến đổi là mỗi lần ta phải bạc đầu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức đúng đắn bản chất vấn đề, của xã hội, của thế thái nhân tình, của những sự kiện đang diễn ra nhưng không giúp được gì cho dân, cho nước, trở nên bất lực chưa lập được công danh hiển hách để lưu danh nên tác giả buồn, chua xót. Con đường lập thân chủ yếu trong xã hội phong kiến là qua thi cử đỗ đạt, ra làm quan hoặc ra trận lập công trạng. Tú Xương cũng lều chõng đi thi nhưng rất lận đận. Ông đã tám lần đi thi và bị hỏng không phải vì ông kém tài năng mà vì ông phạm huý. Ông đã thể hiện sự bực dọc, thất vọng não nuột. Khoa canh tý (năm 1900), hỏng thi nhà thơ bộc lộ:

Đau quá đòn ghen Rát hơn lửa bỏng Hổ bút hổ nghiên Hổ lều hổ chỏng

Nghĩ đến chữ “nam nhi đắc chí”, thêm nỗi thẹn thùng. Ngẫm đến câu “quyển thổ trùng lai” nói ra ngập ngọng.

Khoa cuối cùng (1906), tiếng thở dài ấy nghe càng thêm não nuột: Bụng buồn còn muốn nói năng chi,

Một việc văn chương thôi cũng nhảm, Trăm năm thân thế có ra gì.

Là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ, một trong những người có công trong việc “hiện đại hoá” nghệ thuật thơ dân tộc và Tú Xương cũng rơi vào “bi kịch” của các nhà nho, những con người vô tích sự, phải ăn bám vợ:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ)

Tóm lại, thơ tỏ chí trực tiếp nói về việc lập công danh để cứu nước cứu đời chiếm số lượng lớn và đóng vai trò chủ đạo trong thơ ca trữ tình trung đại Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một bộ phận thơ trữ tình trực tiếp bày tỏ chí khí của người quân tử, của kẻ sỹ: luôn giữ cho tâm hồn mình được trong sạch trước thói đời ô trọc, diều quạ cao hơn phượng hoàng, hoa thì héo cỏ thì tươi.

2.1.1.2. Thơ trữ tình trực tiếp nói về việc di dưỡng tính tình, luôn giữ cho tâm hồn được trong sạch trước thói đời ô trọc, trước sự xoay vần của con tạo.

Xã hội luôn vận động và phát triển dù có những lúc, những giai đoạn có sự thụt lùi tạm thời. Phản ánh vừa là đặc trưng vừa là nhiệm vụ, đối tượng của văn học. Người nghệ sỹ có vốn sống phong phú, có trái tim rất nhạy cảm, tinh tế…nên rất am hiểu bản chất của xã hội, sự chuyển vần của thời cuộc, của lòng người. Trước hoàn cảnh xã hội đầy mâu thuẫn, phức tạp, nhũng nhiễu, phản động… nên nhiều nhà thơ đã trốn tránh thực tại bằng cách lui về ở ẩn, “nước có đạo thì làm quan, nước vô đạo thì ở ẩn”. Họ tỏ sự bất mãn, thích cuộc sống nhàn tản, hoà hợp với thiên nhiên, cuộc sống nghèo mà thanh, luôn giữ cốt cách của một nhà nho: coi thường danh lợi, “ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm” thói xu nịnh vào luồn ra cúi, khinh bỉ những người coi của cải, vật chất hơn tình cảm tình nghĩa, chạy chọt để thăng quan tiến chức. Qua bài thơ Chữ nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm “quyết chí” thực hiện một lối

sống nhàn nhưng thanh thản. Những sinh hoạt của tác giả rất đời thường nhưng thật vui, thật hạnh phúc, không phải ai cũng thấy được:

Một phần của tài liệu Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam (Trang 34 - 46)