Thơ trữ tình tỏ chí theo kiểu gián tiếp qua các bài thơ vịnh vật

Một phần của tài liệu Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam (Trang 46 - 77)

Danh mục “sự vật’ thường được vịnh xuất hiện nhiều nhất trong danh mục này là các loại thảo mộc như tùng, cúc, trúc, mai, sen; những loài cầm thú như: chim ưng, chim sáo, chó, mèo, ngựa…Cũng có khi ít hơn người ta nhắc đến những sự vật do bàn tay con người chế tác như: cái quạt, cái chổi…

Nguyễn Trãi có một loạt bài thơ viết về các loài hoa, cây cảnh nhưng qua đó tác giả gửi gắm tiếng lòng, “cái chí” của mình. Bài Hoa mai:

Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi? Yêu mi vì tiết sạch hơn người. Gác Đông ắt đã từng làm khách, Há những Bồ Tiên kết bạn chơi?

Viết về đặc điểm của hoa mai “chẳng tốt tươi” dầu “xuân đến”, khác với các loài hoa khác: “Xuân dệt muôn hoa như gấm thêu” (Viên Chiếu- Tham đồ hiển

quyết). Mở đầu là một câu hỏi, một sự chất vấn mọi người và chất vấn lòng mình

Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi?

Viết về hoa mai “chẳng tốt tươi”, dầu là xuân đến hay là để viết về một hiện tượng, một nghịch lí đang diễn ra rất phổ biến trong đời sống, từ đời này sang đời khác: cái đẹp, những người tài cao, chí trọng, phẩm chất sáng, luôn lo cho dân cho nước, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hết lại không được trọng dụng, bị bọn nịnh thần ganh ghép, tìm mọi cách hãm hại, giết chết? Đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù là cơ hội tốt để cho các trang nam nhi, những bậc quân tử, những người như ông “trí quân trạch dân”. Vậy mà tài năng, tâm huyết của ông bị vùi dập, thật phũ phàng cũng giống như hoa mai kia?

Yêu hoa mai và đồng thời đưa ra một phương châm sống: luôn giữ cho mình một khí tiết, một tư thế sống đàng hoàng trước “lòng người đen bạc, hiểm nguy”, hoàn cảnh xã hội rối ren, mọi chuẩn mực bị đảo lộn.

Bài Hoa Sen

Lầm nhơ chẳng biến, tốt hoà thanh, Quân tử ham, nhân được thửa danh. Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh, “Trinh” làm của có ai tranh?

Hoa sen “lầm nhơ chẳng biến”, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hương sen thoang thoảng, gợi cảm giác rất đễ chịu, lâng lâng nhất là vào những đêm hè nóng nực. Hoa sen là hình ảnh ẩn dụ nói về bậc quân tử: trong cuộc sống mình luôn phải có lập trường, sống phải lấy cái Tâm làm đầu. Danh vọng, tiền tài là cái phù phiếm. Mình không được “ham” chúng mà mắc những sai lầm, dành dật, phải sống trong vòng cương toả, nhơ nhớp. Từ “chẳng” đã khẳng định dứt khoát thái độ của tác giả, lời tuyên bố của tác giả trước chốn quan trường hiểm ác, vào luồn ra cúi. Phong cách sống của tác giả quả đáng khâm phục! Tác giả sống đúng với giá trị một con người chân chính, một con người có nhân cách lớn, hiểu biết thế thái nhân tình.

Bài Hoa Cúc

Người đua nhan sắc thưở xuân dương, Nghỉ, chờ thu: cực lạ nhường!

Hoa nhài rằng đeo danh ẩn dật Thức còn phô, bạn khách chương. Tính tình nào đoái bề ong bướm, Tiết muộn chẳng nài thưa tuyết sương. Dầu thấy xuân lan càng lọn được, Ai ai đều có mỗ mùi hương.

Hoa Cúc lại nở vào mùa thu khác với các loài hoa khác “khoe sắc” vào mùa xuân. Tác giả đã “nhập hồn” vào nó để viết, cũng là một dịp bày tỏ khí phách của người quân tử: không đoái hoài chuyện trai gái, những dục vọng tầm thường; phải biết kiên nhẫn, chấp nhận gian khó, chờ thời; không ích kỉ, nhỏ nhen, luôn nhìn đời bằng con mắt tỉnh táo, yêu thương.

Tính tình nào đoái bề ong bướm, Tiết muộn chẳng nài thưa tuyết sương. Dầu thấy xuân lan càng lọn được Ai ai đều có mỗ mùi hương.

Hồ Xuân Hương viết nhiều về các đồ vật như: Vịnh cái quạt, Quả mít… nhưng qua đó nữ sĩ gửi gắm những thông điệp, bày tỏ nỗi lòng sâu thẳm cũng như cái chí của mình nói riêng, giới mình nói chung. Bài Bánh trôi là một ví dụ khá điển hình.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nồi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chuyện bánh trôi là có thật, bánh muốn chín phải thả vào nước, nước sôi, bảy nổi ba chìm…Bánh trôi ấy là “thân em”. Cái thân này lại đặt vào hoàn cảnh xã hội đảo điên, giả dối, hạn chế sự phát triển cá tính con người. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy chịu nhiều đau khổ chồng chất, “không được thoả sức yêu đương”, tự do bộc lộ tình cảm, bị coi thường. Họ chịu “kiếp ốc nhồi”. Xã hội muốn họ như thế này, thế nọ, theo đúng chuẩn mực Nho giáo “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Còn em vẫn “giữ tấm lòng son”, “quyết chí” giữ gìn sự trong sạch: chung thuỷ, tha thiết trong tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc tròn đầy, viên mãn.

Hình tượng trung tâm để các tác giả ngâm, vịnh là hình tượng của các con vật. Các tác giả chỉ tập trung làm nổi bật lên các phẩm chất, đăc trưng mang tính chất chủng loại của chúng mà bỏ sang sự tồn tại của chúng trong những hình thức cá biệt. Mỗi nét miêu tả về chúng bao giờ cũng đi kèm một ý hướng khái quát và những phẩm chất của chúng luôn được quy đồng vào những đức tính cao đẹp của người quân tử hay những đặc tính khinh bỉ của kẻ tiểu nhân. Điều này cũng có nghĩa là dù có vẻ chưa bao giờ nhà thơ bỏ rơi đối tượng miêu tả nhưng sự thật thì đối tượng đó đã bị hi sinh cho một “cái chí” trừu tượng. Nói cách khác, “nhà thơ tuy có nhìn vào đối tượng bình vịnh nhưng anh ta chẳng thấy cái gì thực sự là của riêng nó mà chỉ thấy một cái bản chất chung bao hàm trong đó mà thôi. Điều này nhiều lúc đã đẩy các bài thơ vịnh vật tả chí rơi vào triết lí khô khan. Gặp trường hợp chí không đồng nghĩa với khẩu chí của người quân tử mà đồng nghĩa với một tâm trạng cá biệt thì những bài thơ vịnh vật đỡ khô khan hơn nhiều. Lúc này tính tượng trương của hình tượng mờ đi để tính ẩn dụ nổi lên và mỗi nét tả về về sự vật đều hàm chứa trong đó những nỗi niềm”(TS. Phan Huy Dũng).

Nguyễn Khuyến nhân “con chim cuốc kêu” mà giãi bày tình cảm, tâm trạng “bất đắc chí” của mình đối với đất nước. Từ điển tích cuốc kêu (vần c) diễn tả cảm xúc nước non, đến chữ quốc (vần q) nghĩa là đất nước, non sông. Vận dụng tiếng

đồng âm kết hợp với điển tích kể trên, tác giả đã bộc bạch tâm sự riêng của mình một cách tha thiết, réo rắt.

Từ chuyện xa xưa, vua Thục vì để mất nước mà day dứt, thương tiếc cuối cùng hiện thành con chim quyên (gọi là chim cuốc) cứ mùa hè tới thì kêu ròng rã suốt ngày đêm cho đến khi ứa máu và rũ xuống, tác giả đã bày tỏ sự xúc động chân thành, sâu sắc cũng như nỗi thất vọng trước vận mệnh đất nước.

Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.

Mượn hình ảnh con chim cuốc kêu hè, tác giả đã nói lên nỗi đau rỉ máu, nỗi buồn trĩu nặng, nát ruột tan hồn của bản thân mình vì cảnh điêu linh của đất nước Nó diễn ra từ ngày sang đêm triền miên bất tận “đêm hè vắng”, “bóng nguyệt mờ”.

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?

Hai câu thơ tiếp tục khắc hoạ tình cảm tha thiết của tác giả trước vận mệnh của đất nước qua một dấu hỏi, một nghi vấn: Hồn nước đi về đâu? Ở đâu?.

Cặp kết trở lại đề tài về tiếng cuốc kêu để một lần nữa tác giả xoáy sâu vào tình cảm yêu nước nhưng đầy bi kịch, bởi “đau đời có cứu được đời đâu”!

Để bày tỏ tình cảm, chí hướng, tâm trạng của mình một cách kín đáo qua các bài thơ vịnh vật, các tác giả trung đại đã vận dụng triệt để ưu thế của thơ Đường luật như kết cấu mạch lạc, ý tứ hàm súc, đối ngẫu chặt chẽ, nhất là từ ngữ uyển chuyển mà chính xác, gợi cảm.

Thơ Đường luật có sức sống dẻo giai, mãnh liệt, trải theo chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Mặc dầu, nó có hệ thống thi pháp hết sức chặt chẽ, gò bó, hạn chế người sáng tác trong việc giãi bày tâm sự, chuyển tải cảm xúc, tư tưởng, tâm trạng nhưng nó vẫn là thể loại chiếm vị trí quan trọng nhất trong tất cả các thể loại văn học trung đại Việt Nam. Người đọc, qua thể loại này đồng cảm, thấu hiểu “cái chí”,

ước mơ, lí tưởng cũng như sự thất vọng, “bất đắc chí” của các cá nhân nhà thơ, tầng lớp người nào đó trong xã hội. Thi dĩ ngôn chí vừa thể hiện trực tiếp vừa gián tiếp. 2.2. Tự sự bằng vận văn và chức năng của truyện thơ Nôm

Nếu thơ trữ tình bộc lộ thế giới chủ quan của nhà thơ thì thơ tự sự thiên về phản ánh hiện thực khách quan trong tính chủ quan, “chủ yếu là thơ ca khách quan bề ngoài”. Thơ tự sự có dung lượng lớn, có cốt truyện, có hệ thống nhân vật, có các sự kiện, các biến cố.

Cốt truyện trong tiếng Việt, do yếu tố cốt cho nên cốt trưyện thường được hiểu như là cốt lõi, cái sườn, bộ xương, cơ sở truyện chứ chưa phải là truyện. Cốt truyện có thể tóm tắt được và có khả năng vay mượn, di chuyển. Cốt truyện có vai trò quan trọng trong việc liên kết các quan hệ với nhân vật, tổ chức, sắp xếp các sự kiện và góp phần bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Các thành phần của cốt truyện: Thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút.

Nhân vật trong thơ tự sự đa dạng, gồm nhiều thành phần, từ tầng lớp vua quan đến tầng lớp bình dân, bọn lưu manh… Trong thơ tự sự có hai hệ thống nhân vật chính: hệ thống nhân vật chính diện, đại diện cho lẽ phải, cho điều tốt, cho sự tiến bộ của con người và hệ thống nhân vật phản diện, đại diện cho cái xấu, phi nghĩa, đi lại lợi ích con người. Ngoài ra còn có hệ thống nhân vật lưỡng diện vừa tốt, vừa xấu. Nhân vật trong thơ tự sự không chỉ có hành động mà còn có đời sống nội tâm phong phú. Khác với nhân vật trữ tình chỉ tập trung thể hiện một vài tâm trạng cá biệt thì nhân vật của loại tự sự không những có tính đa dạng của nó mà còn có tính phát triển, có quá trình và khác với nhân vật kịch trong loại văn tự sự, nhân vật được thể hiện qua một câu chuyện về nhân vật đó chứ không phải qua hoạt động độc lập của nhân vật ở trên sân khấu.

Trong tác phẩm trữ tình cũng như trong tác phẩm kịch không có người kể chuyện. Người trần thuật và người kể chuyện là một yếu tố góp phần tạo nên đặc

trưng thể loại tự sự nói chung, thơ tự sự nói riêng. Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học. Nó chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể chính là hình tượng của tác giả nhưng có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo nên. Người trần thuật là hình thái của hiện tượng tác giả trong tác phẩm văn học. Là người mang tiếng nói, mang quan điểm của tác giả trong tác phẩm tự sự. Trong một tác phẩm tự sự nói chung, thơ tự sự nói riêng, mọi sự biểu hiện, mọi sự miêu tả đều là của tác giả, do tác giả thể hiện nhưng khi nhà văn không xuất đầu lộ diện mặc dầu nhà văn biết tất cả, thông suốt tất cả về đời sống nội tâm và hành động của nhân vật thì đó là người trần thuật. Khi nhà văn xuất hiện như một nhân vật tham gia vào một vai trong truyện thì đó là người kể chuyện.

Trong thơ tự sự có ngôn ngữ người kể chuyện vì có người kể chuyện nên phải có ngôn ngữ người kể chuyện. Chẳng hạn, mở đầu truyện Kiều là ngôn ngữ của Nguyễn Du:

Trăm năm, trong cõi người ta, Chứ tài, chữ mệnh, khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Bên cạnh ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Thông qua đối thoại, nhờ đối thoại, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật tạo ra cảm giác bất ngờ, tình huống bất ngờ góp phần bộc lộ tính cách. Đây là lời nhân vật Từ Hải trả lời Kiều:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh,

Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chấy chăng là một năm sau vội gì!”.

Nhà văn không đứng trên, không đứng xa nhân vật mà hoà vào nhân vật cùng tâm tình, cùng đối thoại, cùng chất vấn. Bên cạnh lời nói gián tiếp đóng vai trò chủ đạo nhằm tái hiện, phân tích, phẩm bình các sự vật, các hiện tượng còn có lời trực tiếp để cho các nhân vật tự nói lên trong tác phẩm. Bên cạnh hình thức miêu tả là những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề góp phần tạo nên tính phức điệu của ngôn ngữ tự sự.

Truyện thơ Nôm là một sáng tạo độc đáo của văn học dân tộc. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 100 truyện thơ Nôm (Theo Kiều Thu Hoạch). Là thể loại phát triển rầm rộ trong hai thế kỉ XVII và XVIII, hiện nay truyện thơ Nôm chủ yếu ở thế kỉ XVIII- XIX. Tiến trình phát triển truyện thơ Nôm: giai đoạn đầu là các truyện thơ Nôm được cấu tạo bằng một chuỗi thơ đường luật. Một số tác phẩm thơ đáng chú ý như: Tô Công phụng sứ, Vương Tường, Lâm Tuyền kì ngộ và Tam Quốc thi. Giai đoạn thứ hai là là xuất hiện diễn ca lịch sử như Thiên nam ngữ lục, tiếp đến là

xuất hiện các truyện thơ Nôm bình dân như Quan thế âm, Phạm Công Cúc Hoa, Công Cúc Hoa. Với mẫu câu và cách gieo vần gần gũi với Thiên Nam ngữ lục cuối

thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII. Đỉnh cao là giao đoạn xuất hiện truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm thế kỉ XIII mượt mà và cách gieo vần, miêu tả, kể chuyện đã khác so với truyện bình dân thế kỉ trước. Sự khác nhau giữa truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Thứ nhất, truyện thơ Nôm bình dân phần lớn là truyện thơ của tác giả Vô danh, trong khi đó truyện thơ Nôm bác học phần lớn gắn

với một tên tác giả cụ thể. Thứ hai truyện thơ Nôm bình dân xuất hiện trước phần lớn sự dụng cốt truyện dân gian, có sử dụng cốt truyện nước ngoài nhưng rất hạn hữu. Truyện thơ Nôm bác học hay còn gọi là truyện Nôm văn nhân có tên tác giả như Truyện Kiều của Nguyễn Du, cốt truyện thường được tác giả vay mượn cốt truyện nước ngoài như truyện Kiều được Nguyễn Du vay mượn từ cốt truyện tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hoặc tự sáng tác như truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy vay mượn cốt truyện nước ngoài nhưng trong quá trình sáng tác, các tác giả đã có quá trình sáng tạo không ngừng “dấu ấn cá nhân tác giả vẫn thể hiện rất rõ rệt, đậm nét”. Việc sáng tạo của tác giả thể hiện nhiều điều. Thứ nhất, thể hiện phẩm chất của người nghệ sĩ: sáng tạo và không ngừng sáng tạo, tức là trên cốt lõi nội dung mà cốt truyện đó mang lại, tác giả phải có sự cách tân, “làm mới” cả về nôi dung, đặc biệt là hình thức diễn đạt. Sêcxpia khi viết các vở bi kịch nổi tiếng cả thế giới, có tầm nhân loại, tạo được dấu ấn khó phai mờ và được xem là mẫu mực ở thể loại kịch cũng lấy cốt truyện từ

Một phần của tài liệu Chức năng của một số thể loại chính văn học trung đại việt nam (Trang 46 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w