Vấn đề tình yêu hôn nhâ n gia đình

Một phần của tài liệu Chủ đề tình yêu và hạnh phúc gia đình trong truyện ngắn của một số cây bút nữ việt nam đương đại (Trang 27 - 32)

Trong thời đại ngày nay, khi văn học đã mở rộng tầm nhìn, quan tâm đến mọi ngõ ngách của cuộc sống đời thờng thì sự xuất hiện của các nhà văn nữ đã đem đến cho văn học một luồng sinh khí mới, đem đến cho văn học sự thăng bằng, trở lại cái thiên chức tìm về chân, thiện, mỹ. Đặc điểm chung nhất của các cây bút nữ là họ viết nhiều về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi với đầy đủ màu sắc, cung bậc của nó.

Đó là tình yêu tự nguyện hiến dâng cho ngời mình yêu. Họ quan niệm yêu là cho và nhận, mặc dù “ cho rất nhiều nhng chẳng nhận bao nhiêu ”, thế nhng họ vẫn say đắm trong tình yêu. Đó là nhân vật “ Tôi ” trong “ Cát đợi ” của Nguyễn Thị Thu Huệ, dám đem tình yêu đặt lên bàn thờ mà thờ phụng trong khi số phận nh đã an bài, đó là tình yêu tha thiết, hiến dâng, tình yêu của sự tôn sùng và ngỡng vọng : “ Anh đến với tôi chẳng phải ma giông, chớp giật. Anh êm đềm thấm vào tôi nh hơi thở ”. Chính vì luôn luôn cô đơn và khao khát một cái gì cụ thể mà chẳng bao giờ có nên khi nhận ra “ anh là tất cả những gì lâu nay tôi thờ cúng, khấn vái ” thì “ Tôi cần dâng hiến cho anh ”. Châu trong “ Lời chào ở ngỡng cửa ” của Lê Minh Khuê đã lao vào một cuộc tình với ngời đàn ông đã có gia đình mà quên đi tuổi xuân của chính mình. Cô chấp nhận hết miễn là có đợc anh - ngời đàn ông lúc nào cũng trở về nhà với vợ sau khi chào Châu một câu muôn thuở : “ Thôi em ngủ đi, anh về ”. Ta có cảm giác là khi hiến dâng cho ngời mình yêu phụ nữ nh con thiêu thân mà không cần biết đến hậu quả của nó là gì. Viết về tình yêu, các nhà văn nữ đã thể hiện hết mình. Họ yêu bằng cả trái tim, cả lý trí, cả bản năng của ngời phụ nữ, nhng tình yêu thì mong manh, dễ vỡ vì vậy họ rất dễ rơi vào bi kịch, rơi vào sự hoang vắng cô đơn.

Cái hay trong miêu tả tình yêu - hạnh phúc gia đình của các nhà văn nữ còn ở chỗ họ đặt tình yêu trong hoàn cảnh trong cơn lốc của nền kinh tế thị trờng, trong sự cạm bẫy của bao ngời đàn ông. “ Dạo đó thời chiến tranh ”

của Lê Minh Khuê là một ví dụ, Lê Minh Khuê lên án cơ chế thị trờng đã bóp nghẹt cuộc sống của ngời dân, đẩy họ đến bớc đờng cùng, cớp đi tình yêu và hạnh phúc gia đình của họ. Vì sự mu sinh của cuộc sống, vì cơ chế mới mà Cúc đã tự ruồng bỏ đi hạnh phúc của mình. Thông qua lời tâm sự của Thắng, bạn của Thắng đã hiểu ra nguyên nhân vì sao vợ chồng Thắng lại bỏ nhau : “ Tôi đã hiểu vì sao họ sắp bỏ nhau. Mọi thứ đều dồn hị đến chỗ bí. Thắng đã bạc nhợc đến mức không thể xoay nổi một đời sống tử tế cho vợ con ” [6, 152]. Và tác giả đã tập trung sự lên án cơ chế thị trờng trong câu nói bất lực, bi quan của Thắng : “ Ông ạ, cái thời buổi này, cái hoàn cảnh này, nó có sức mạnh vô song trong lĩnh vực tiêu diệt tình yêu. Tiêu diệt thẳng tay, triệt để, hoàn toàn. Tiêu diệt hết ” [6, 151]. Trong “Ngỗng non ”, Lê Minh Khuê cũng đã lên án mặt trái của cơ chế thị trờng, đó là sự lên ngôi của đồng tiền : “ Nó học hết lớp 10 trờng huyện. Bố nó bảo học làm chó gì. Rồi tiền đâu chui vào đợc đại học. Xa nay chữ nghĩa, lẽ phải thờng thuộc về kẻ có tiền con ơi...” [6, 292]. Và cuối cùng Thêu phải ở nhà làm phụ may cho bố. Nhng rồi sự xô bồ của cuộc sống thời mở cửa đã đa Thêu từ một cô bé mới học xong lớp 10 bây giờ ẵm đứa trẻ lên hai. Có thể nói, cơ chế thị trờng đã làm cho đời sống của con ngời nâng cao hơn một bớc, nhng hậu quả của nó đối với cuộc sống cũng không ít và không thể lờng trớc đợc. Các nhà văn nữ đã viết lên những tác phẩm lên án mặt trái của cơ chế thị trờng, đồng thời đó là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta. Trong cuộc sống ngày hôm nay chúng ta phải sống thận trọng hơn, tỉnh táo hơn.

Viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình các nhà văn nữ còn viết về vấn đề ngoại tình của phụ nữ. Có vô vàn lý do dẫn đến ngoại tình và cũng có rất nhiều kiểu ngoại tình : Có khi là ngoại tình một cách lén lút, có khi là ngoại tình một cách công khai, có khi là ngoại tình bằng những giấc mơ. “Sau chớp là bão giông ” của Y Ban kể về một ngời đàn bà có chồng có con những vẫn

ngoại tình. Trong một lần đi công tác, cô đợc một ngời đàn ông khác hôn cô và cô cảm nhận đó là giây phút dịu ngọt. Từ đó hình ảnh ngời đàn ông ấy luôn ám ảnh trong cô khi thức cũng nh khi nghỉ. Cô bị dằng co bởi ý nghĩ : có nên ngoại tình hay không ? Và trong một lần đợc chồng hôn, cô đã nhận ra mọi nụ hôn đều dịu ngọt nh nhau. Lúc đó cô mới tìm lại đợc sự cân bằng trong tâm thế. Thử hỏi những ngời phụ nữ nh thế thì hạnh phúc gia đình của họ sẽ ra sao. Ngợc lại với lối ngoại tình vụng trộm, ngoại tình công khai, có thực ở ngoài đời thì “ Nàng ” trong “ Ngời đàn bà và những giấc mơ ” lại có lối ngoại tình bằng những giấc mơ. Nàng đã có chồng và có con, nhng buổi tối chồng nàng hay đi làm về khuya. Nàng chờ chồng về và xem phim. Trong phim có nhân vật chính là một ngời đàn ông đẹp trai, tài hoa hơn chồng nàng. Xem đến đoạn ngời đàn ông này về nhà khi đã quá mệt mỏi với công việc, vợ anh ta cũng giống nàng, thích chăm sóc nàng. Cô ta mang cà phê đến bên anh và dỗ dành. Mặc dù rất mệt mỏi nhng anh chàng ngồi dậy uống cà phê rồi hôn vợ rất dịu dàng, vuốt ve cô ta và chúc cô ta ngủ ngon. Lúc này chồng nàng vẫn cha về, nàng bắt đầu nghĩ “ Nếu ngời đàn ông ấy là chồng nàng. Ngời đàn ông ấy sẽ hôn nàng, dịu dàng biết bao, ánh mắt ngời đàn ông ấy nhìn nàng đắm đuối. Nàng sẽ tan biến đi. Bàn tay ngời đàn ông ấy vừa cứng cáp, vừa dịu dàng ôm nàng và nàng tan biến vào ngời đàn ông đó. Sự suy tởng dẫn nàng vào giấc ngủ dịu ngọt, êm đềm. Mặt nàng rạng rỡ và ngời lên hạnh phúc. Chồng nàng trở về, chờ nàng đến chăm sóc nhng nàng vẫn ngủ mê mệt ” [1, 177]. Sáng hôm sau thức dậy, chồng nàng vẫn còn ngủ, nàng ngồi xuống bên anh và cúi xuống hôn vào trán chồng. Nàng đến công sở và cho rằng đêm hôm qua thật là vớ vẩn. Sự ngoại tình của “ nàng ” đó là cách để nàng cân bằng với cuộc sống mà ngày càng cảm thấy thiếu hụt. Ban đêm nàng ngoại tình với một ngời đàn ông khác trong phim, trong mơ để ban ngày nàng có cảm giác lỗi lầm để chăm sóc chồng một cách chu đáo hơn. Nh vậy, ngoại tình là do sự thiếu hụt tình cảm trong đời sống vợ chồng, nhng

có khi đó lại là sự tìm kiếm “ của lạ ” của những ngời phụ nữ thiếu đứng đắn... Và dù ngoại tình vì lý do gì đi chăng nữa thì cũng đáng lên án, đó là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến tình yêu và hạnh phúc gia đình. Nhng cũng phải nói rằng viết về vấn đề ngoại tình các nhà văn nữ muốn thể hiện sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, đó là khao khát có thực trong đời sống của ngời phụ nữ, chính ở lĩnh vực này họ mới có điều kiện đề đối diện với chính mình, sống thực hơn với bản thân mình

Viết về tình yêu - hôn nhân - gia đình thực chất cũng là cách các nhà văn nữ quan sát, tìm hiểu những bi kịch đa dạng của con ngời. Họ đã nhìn nhận cuộc sống trong sự đa chiều, trong tận cùng ngõ ngách của cuộc sống đời th- ờng. Vì thế truyện ngắn của họ ngày càng mang tính hiện thực, “ đời” hơn và mang đậm hơi thở của cuộc sống.

Chơng 3

Một số nét độc đáo nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn nữ việt nam đơng đại về chủ đề

tình yêu và hạnh phúc gia đình

Một phần của tài liệu Chủ đề tình yêu và hạnh phúc gia đình trong truyện ngắn của một số cây bút nữ việt nam đương đại (Trang 27 - 32)