Lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo từng năm. Cụ thể là năm 2008 lợi nhuận đạt được 57,145 triệu đồng, nhưng tính đến cuối năm 2009 đã tăng hơn hai lần với tổng lợi nhuận đạt được là 142,415 triệu đồng.
- Mở các lớp tập huấn, cử CBTD tham gia các khóa học nghiệp vụ tín dụng để nâng cao trình độ thẩm định.
- Thực hiện triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của chính phủ, liên bộ, NHNN để thu hồi nợ, quản lý rủi ro đến từng nhân viên.
- Các chỉ tiêu nợ xấu nằm trong ngưỡng cho phép của NHNN, không vượt quá mức 3%.
2.6.2 Những mặt còn tồn tại thông qua kết quả khảo sát và thực trạng tín dụng cá nhân tại Navibank : dụng cá nhân tại Navibank :
Bên cạnh những gì đã đạt được thì ngân hàng cũng còn một số tồn tại cần khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay KHCN:
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của toàn ngân hàng. Tuy dư nợ hàng năm tăng nhưng tỷ lệ dư nợ KHCN không tăng trưởng theo mức tăng đó, điều này là do sự tăng trưởng và hoạt động mạnh mẽ của khối khách hàng doanh nghiệp. - Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu không sụt giảm theo thời gian và biến động thất thường, thể hiện khả năng kiểm soát nợ quá hạn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Navibank còn nhiều hạn chế. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn là 7.53 % và có chiều hướng sụt giảm đến năm 2009 là 3.5%. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao. Navibank cần chú ý công tác quản lý rủi ro tín dụng.
- Kiểm tra sau khi giải ngân chưa chặt chẽ. Nhân viên tín dụng chỉ mới thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra trước khi giải ngân, công tác theo dõi sau khi giải ngân chưa được quan tâm nhiều. Đây là giai đoạn theo dõi diễn biến của khoản vay để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nhưng hầu hết các nhân viên tín dụng tại Navibank vẩn chưa dành thời gian cho giai đoạn này.