Chính phủ cần xây dựng các quy định về công khai hóa thông tin niêm yết tình hình tài chính của các Ngân hàng để khách hàng có thể đánh giá được năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tình Hình Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Để Đưa Ra Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Đông Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Navibank (Trang 61 - 63)

tài chính của các Ngân hàng để khách hàng có thể đánh giá được năng lực hoạt động thực tế của các Ngân hàng.

- Sở tư pháp nên tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng trong thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, và các vấn đề pháp lý khác có liên quan để đảm bảo cho các ngân hàng hoàn thiện thủ tục hồ sơ vay nhanh, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi phát triển quan hệ tín dụng Ngân hàng- Khách hàng và đảm bảo an toàn tín dụng. Thủ tục, quy trình phát mại tài sản cần phải được đơn giản, các cơ quan chức năng của nhà nước như chính quyền địa phương, tòa án, viện kiểm soát, công an, địa chính phải phối hợp kịp thời với TCTD mỗi khi phải thực hiện phát mại tài sản bảo đảm tiền vay. - Chính phủ cần khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển cho vay tiêu dùng. Nhà nước cần xúc tiến phát triển các chương trình phát triển kinh tế vùng sâu, hổ trợ nông dân và các hộ nghèo vốn và kiến thức sản xuất kinh doanh.

3.4.2 Những kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nƣớc:

- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các NHTM để kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhằm giảm thiểu những rủi ro. - Kiến nghị trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng thông tin tín dụng theo hướng cập nhật chính xác, đầy đủ thông tin về khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đồng thời đa dạng hóa nguồn thông tin để Ngân hàng tham khảo, thẩm định trong quá trình xét duyệt cho vay giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay, bảo đảm an toàn tín dụng cho hoạt động tín dụng của các Ngân Hàng. Ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối với các NHTM trong việc khia thác, sử dụng thông tin như là điều kiện cần có trong quy trình cấp tín dụng và cung cấp thông tin về cho CIC một cách chính xác và kịp thời.

- Về chính sách lãi suất: Hiện nay song song với việc bỏ trần lãi suất, Ngân hàng Nhà Nước cũng đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại là phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Giải pháp này giúp khơi thông dòng chảy tín dụng huy động để hút tiền trở lại hệ thống ngân hàng, lập lại cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ.

- Về chính sách tỷ giá hối đoái: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có kế hoạch sử dụng các biện pháp cứng rắn hơn nữa đối với nạn buôn bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen, vì đó là một trong những nhân tố đằng sau sự thiếu hụt đồng USD trong hệ thống ngân hàng, để không ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Làm thế nào để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cá nhân có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ có thể dễ dàng tiếp cận hơn mà không cần phải mua ở thị trường chợ đen với mức chênh lệch cao hơn. Trên thực tế, các NHTM không đủ ngoại tệ để bán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa nói gì đến đáp ứng được cho các cá nhân. Và các ngân hàng cũng không thể đáp ứng ngay cả những như cầu hợp pháp, do đó, các cá nhân và tổ chức không có lựa chọn nào khác ngoài thị trường chợ đen. Đồng thời, một số quy định trao đổi ngoại tệ cũng gián tiếp khuyến khích sự tồn tại của thị trường chợ đen. Cụ thể, người dân có thể gửi bất kỳ khoảng tiền bằng đồng USD nào cho ngân hàng mà không cần kê khai

nguồn gốc của nó. Hoặc các khoản kiều hối từ thân nhân ở nước ngoài không cần phải bán lại cho ngân hàng. Việc mua bán ngoại tệ bất hợp pháp đã gây tình trạng “ hổn loạn” trên thị trường. Vì vậy NHNN cần có nhiều biện pháp cứng rắn hơn nữa để ngăn chặn tình trạng trên.

.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Tình Hình Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Để Đưa Ra Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Đông Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Navibank (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)