Chất thơ thể hiệ nở việc lựa chọn đề tài, chủ đề

Một phần của tài liệu Chất thơ trong truyện ngắn k pauxtôpxki (Trang 33 - 40)

Đề tài, chủ đề là phạm vi đời sống mà các nhà văn đề cập đến. Bản thân đề tài, chủ đề là khách quan, tuy nhiên việc lựa chọn mảng đề tài, chủ đề nào để khai thác chuyên sâu, suy cho cùng đó lại là do ý thức chủ quan, dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

K.Pauxtôp xki đã chỉ rõ quá trình xác định chủ đề: chủ đề nảy sinh từ cách hiểu của chúng ta về thế giới, về mọi cảm giác của chúng ta, và có lúc có một sự kiện đời sống nào đó chúng ta nhìn thấy, bỗng chạm vào toàn bộ cách hiểu và cảm giác về thế giới của chúng ta sẵn có và gợi lên những cộng hởng. Khi đó sinh ra chủ đề.

Quá trình nảy sinh chủ đề cũng là quá trình bắt tay vào công việc chính, nếu ví nhà văn nh một cây đàn dơng cầm kì lạ, thì ban đầu, chỉ có một phím nào đó lên tiếng - một sự kiện nào đó ở ngoài đập vào. Nhng sau đó, toàn bộ cây đàn rung động theo, tất cả các phím đàn đều làm việc. Trong quá trình này vô số chủ đề phụ sẽ nảy nở, bổ sung, tự các tài liệu dờng nh biết tổ chức lại, và trí nhớ mang lại cho chúng ta tất cả những gì cần thiết, trí nhớ biết chắt lọc ra những gì chúng ta đã quên đi, nhng thực tế lại rất thích hợp với câu chuyện.

Trung thành với quan niệm nghệ thuật, với hồn thơ của mình, việc lựa chọn đề tài, chủ đề cho truyện ngắn của K.Pauxtôpxki cũng đậm chất thơ.

Đọc K.Pauxtôpxki điều đầu tiên chúng ta bắt gặp đó là hình ảnh thiên nhiên trong truyện ngắn của ông. Ông viết rất nhiều về cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nớc. K.Pauxtôpxki đã không bỏ lỡ một cơ hội nào để ca ngợi những dòng sông dài tít tắp, những cánh rừng xanh non đầy sức sống, những ánh sao đêm lúc ẩn, lúc hiện…thiên nhiên khiến lòng ngời nhẹ nhõm hơn. K.Pauxtôpxki là ngời yêu thiên nhiên, ông thích viết về thiên nhiên bằng cảm xúc dâng trào trong ông. Thiên nhiên là đề tài trở đi trở lại trong truyện ngắn của ông. Nó góp phần vào việc miêu tả, diễn tả các trạng thái tâm lý nhân vật, làm chậm sự tiến triển của các sự kiện. Chính điều đó đã tạo nên chất thơ trong văn xuôi của ông.

Thiên nhiên trong truyện ngắn K.paxtỗpki không hiu hắt, tàn tạ, héo úa mà chúng hiện lên với những vẻ đẹp non tơ và tinh khiết- thiên nhiên mang tâm trạng lòng ngời. Trong “âm nhạc Vécđi” hình ảnh bầu trời đêm của Nga chợt hiện ra trong sự đan quện của các hình ảnh thơ mộng: “Trên vùng biển trời lặng gió, sơng chiều toả mờ. Những ngọn đèn tín hiệu đung đa nhịp nhàng trên nớc ở

gần những mỏm đá bên bờ. Đêm mùa thu đến rất chậm, mỗi bớc đi nó lại dừng lại và mãi không sao dồn hết những tia nắng cuối cùng của buổi chiều tà ra khỏi biển sâu". K.Pauxtôpxki luôn đan xen miêu tả thiên nhiên với việc diễn tả tâm trạng nhân vật. Niềm hạnh phúc khi thấy đứa em trai đã thoát khỏi cơn nguy hiểm trở về với cuộc sống bình thờng khiến Xônxeva thấy dờng nh mặt trời mọc cao hơn và không khí dịu dàng của mùa thu ven biển hấp dẫn hơn. Gặp lại những ngời hải quân đỏ đáng yêu, Xônxeva thấy cuộc sống xung quanh cô lại ấm áp đầy hoa “những bông hoa đồng nội giản dị rơi tới tấp xuống chân Xônxeva vào hoà lẫn với đám nhung lụa bộ trang phục cổ thành Vơnigiơ xinh đẹp” và hình ảnh chân trời trên biển cả tuy đã về đêm, vẫn sáng lên hàng chục hải lý nh hoàng hôn mới vừa đổ xuống. Cảm xúc của lòng ngời đã làm sống dậy hình ảnh tơi đẹp của thiên nhiên “Gió mới từ biển thổi vào, nơi những ngọn hải đăng xa nhấp nháy trong bóng tối, trong tiếng rì rầm của những lớp sóng bạc đầu”.

Trong “Cây tờng vi”, chúng ta lại bắt gặp lòng ngời se lại trớc một tơng lai cha biết rõ, trớc vẻ đẹp giản dị của đất nớc với những dòng sông, những màn sơng mù, những đêm sâu thăm thẳm tiếng lá liễu rì rào bên sông cùng với tiếng chim hoạ mi thánh thót gieo vào lòng ngời cảm xúc lâng lâng, là hình ảnh những ngôi sao nh biết suy nghĩ cùng ngời vậy: “Một ngôi sao thảo nguyên lang thang đứng cao tít trên vòm trời lồng lộng, rọi ánh sáng le lé nhìn xuống làn nớc hồ đen ngòm…"

ở trong truyện ngắn “Trái tim nhút nhát” chúng ta đợc chiêm ngỡng thái độ nh phản kháng lại của thiên nhiên với tội ác của quân giặc: “Biển lúc ấy đã sôi sục điên cuồng nh trong mùa đông”. Chính niềm tự hào về đứa cháu đã khiến bà Vácvara thấy thiên nhiên dờng nh cũng tơi sáng hơn “Mặt trời ló ra giữa những đám mây đen và thấp. ánh nắng chiếu vào hơi nớc, phùn phụt từ vòi ấm tuôn ra và bóng của những dòng hơi nớc cứ bay mãi, bay mãi cuồn cuộn trên bức tờng trắng một thứ khói lam nhạt và không sao bay ra ngoài đợc”.

Trong truyện ngắn “Cầu vồng trắng” chúng ta lại đợc gặp muôn ngàn vì sao dọi sáng nối đuôi nhau nh tình yêu đầy lãng mạn của Pêtrốp với Êlênapêtrupna “vầng sáng xanh biếc của những vì sao mọc trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài vĩnh cửu, lấp lánh. Cả không khí của sa mạc, của núi và mùa đông phủ vào mặt ở chỗ ngoặt khi họ dừng lại trong phút chốc để nhìn lên những dãy núi về đêm lấp lánh ánh sáng của những hạt tuyết rắn mờ”.

Giống nh sự chờ đợi, mong mỏi và thất vọng của bà lão Katêrina vừa đợc gặp mặt đứa con gái thơng yêu của bà trớc khi chết, thiên nhiên cũng trở nên khô cằn nhợt nhạt, thiếu sức sống. Bà cụ chết trong khi vẫn cha gặp đợc con. Bà chết trong sự cô đơn. Trời se lạnh. Tuyết nhẹ rơi nh để đa tiễn hơng hồn bà: “Ngày trắng ra và bầu trời khô khan, sáng nh xám, nh có ai căng ở trên đầu một mảnh vải gai giặt sạch, cứng đơ vì băng giá. Bên kia sông, những phơng trời xa mang một màu xám phơn phớt xanh. Từ những chân trời xa ấy, phảng phất trong tuyết trắng và vui tơi, hơng vỏ liễu bị băng đầu mùa che phủ” (Bức điện). Chính thiên nhiên đã tạo nên chất thơ êm ái của K.Pauxtôpxki. Chất thơ toát ra từ trong nỗi cô đơn, thất vọng, ngậm ngùi thơng nhớ của con ngời.

Hay ở truyện ngắn “Chiếc nhẫn bằng thép” chúng ta lại đợc chứng kiến những mùa đông khắc nghiệt với những cơn gió mạnh và tuyết nhiều. Suốt cả mùa đông không có một ngày ấm lên. Các mái nhà gỗ bào không có những giọt nớc tuyết tan lã chã chảy xuống. Gió tuyết rơi mù mịt. Tuyết tạo nên những tầng sâu bao trùm nhấn chìm tất cả trong một màu trắng tinh khôi. Từ dới tuyết chỉ nhô lên có đoạn đầu của cành thông. Bão tuyết quay cuồng trên các mái nhà, làm ngập các căn nhà đến tận mái. Nhng mùa xuân đến đã xua tan đi tất cả những ảm đạm của mùa đông và mang theo hơi thở mới nóng hổi đầy sức sống của mùa xuân: “Một buổi sáng Varusa thức dậy vì Xiđơrơ nhảy nhót ở bậu cửa sổ mỏ mổ vào mặt kính. Varusa mở mắt rồi nheo lại. Từ trên mái nhà những hạt nớc dài nối đuôi nhau nhảy xuống. ánh sáng nóng hổi rọi vào cửa kính. Những con quạ kêu quàng quạc” Tất cả đều gợi lên sự sống tràn đầy. Varusa ngỡ ngàng thốt lên: “Ô, mùa xuân đến rồi!”. Cảnh vật cũng nh con ngời hăm

hở đón chào mùa xuân mới: “những cành cây đen nhấp nhánh, tuyết rơi lao xao trợt từ trên mái nhà xuống. Rừng ẩm ớt rì rào vui vẻ và trang trọng ở ngoài làng. Mùa xuân lớt trên đồng ruộng nh một nữ chủ nhân trẻ tuổi. Nó chỉ vừa nhìn xuống các rãnh lạch đã thấy suối chảy róc rách, lấp lánh. Mùa xuân bớc đi và mỗi bớc đi của các con suối reo ca càng nhộn nhịp tng bừng hơn”. Sự thay đổi đầu tiên đó là những cây thông trong rừng: “Tuyết trong rừng đen lại. Đầu tiên là những lá thông nâu mùa đông rơi xuống lộ ra. Sau đó là những cành khô - bão đã bẻ gãy nhiều hồi tháng chạp. Sau đó là đám lá vàng rơi từ năm ngoái nhô lên từ đám đất sạch tuyết và bên rìa những đống tuyết muộn đã nở những bông hoa Mẹ - Dì ghẻ đầu tiên”.

Từ nửa sau nhng năm 30, K.Pauxtôpxki cho đăng liên tục các truyện ngắn trữ tình. Đặc điểm của loại truyện này là câu chuyện thờng đợc bắt đầu từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống nh một cuộc gặp gỡ bất ngờ, một sự trùng lặp vô tình nào đó gợi thức những kỷ niệm xa xăm còn nằm sâu trong tâm hồn con ngời. Có truyện chỉ xoay quanh con búp bê, lẵng quả thông, một chiếc lá rụng, một hạt cát, một món quà, một mảnh vờn nhà bà, cuộc phiêu lu của bọ sừng, ngời đầu bếp già,… nghĩa là tất cả những gì rất đơn sơ trong cuộc sống mà bình thờng ta dễ bỏ qua. K.Pauxtôpxki viết về mối quan hệ tốt đẹp giữa những con ngời trong xã hội.

Đọc truyện ngắn Pauxtôpxki chúng ta bắt gặp hình ảnh những em bé có những tâm hồn thật đẹp. Đó là em bé Varusa trong “Chiếc nhẫn bằng thép” với một niềm tin tởng son sắt vào phép màu kỳ diệu của chiếc nhẫn bằng thép có thể làm cho cụ Kuđơma khỏi bệnh, làm cho cuộc sống của em có nhiều niềm vui. Chính niềm tin tởng đẹp đẽ đó đã làm cho Varusa thấy cuộc đời này hạnh phúc biết bao. Đó là hình ảnh chú bé Vania trong “Trái tim nhút nhát” với những trò tinh nghịch trẻ thơ khiến cho làng xóm phải khó chịu. Nhng lớn lên đã trở thành một ngời hùng của tổ quốc. Đó là chú bé chăn bò Alêcxây Kud- skin trong “Chú bé chăn bò” rất tự hào về ngời cha đang đánh giặc ngoài mặt trận, một chú bé có tấm lòng thật đẹp, một hành động thật đẹp - chú đã tạo dựng

niềm tin và tự hào về cha của mình cho chú bé Alêcxây. Hành động của Alêcxây Kudskin bắt nguồn từ trái tim biết yêu thơng biết rung động của chú.

Bên cạnh hình ảnh những em bé, K.Pauxtôpxki còn viết về những ngời phụ nữ và những ngời già với những nỗi lo lắng riêng trong lòng họ. Đọc truyện ngắn “ Âm nhạc Vécđi” chúng ta cảm thông, chia sẻ nỗi niềm lo lắng cùng Xônxeva. Xônxeva phải đóng vai Viôleta chuẩn bị cho buổi trình diễn. Ngời ta đang trang điểm cho cô, họ cài lên ngực cô bông hoa sơn trà và thoa phấn lên khuôn mặt gầy sút của cô. Biểu diễn lúc này với cô thật là khó khăn - cô để lại ở Maxcơvar một chú em bé bỏng bị ốm nặng. Chú đang chờ một cuộc mổ xẻ nặng nề. Chúng ta lại cùng vui với niềm vui của Xônxeva khi tất nỗi lo lắng của cô đã không còn, em trai cô đã qua khỏi cơn nguy hiểm.

Đọc truyện ngắn “Bức điện” chúng ta vừa trách lại vừa thơng sự hối hận muộn màng Naxtia khi cô chợt nhận ra hơn một năm qua cô mới cất tiếng gọi “mẹ” lần đầu tiên khi mẹ cô không còn nữa, khi cô kịp nhận ra trên đời này chỉ có mẹ la ngời yêu thơng cô nhất. Chúng ta cũng xúc động trớc nỗi lòng của những ngời mẹ ngời bà những ông lão phúc hậu nh bà lão Katêrina, lão Tikhôn (Bức điện), bà lão Vácvara, ông lão Êgopêtrovích Vêđenxki. Chúng ta thấy cảm động trớc tình ngời mà những nhân vật trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki dành cho nhau. Thật đáng quý biết bao, đáng trân trọng biết bao khi con ngời ta cố giữ niềm tin cho một linh hồn sắp rời bỏ cuộc đời này để sang một thế giới khác. Đó là hành động của lão Tikhôn hàng xóm của bà lão Katêrina, lão đã cố gắng duy trì niềm tin, sự sống cho bà cụ Katêrina bằng việc nói dối con gái bà là Naxtia đang trên đờng trở về với bà. Chúng ta có lẽ khó cầm lòng trớc việc làm thật cao cả, đầy nghĩa cử của lão Tikhôn, những giọt nớc mắt thông cảm cho nỗi cô đơn của bà cụ Katêrina “Lão Tikhôn tới trạm bu điện thì thào với anh đa th Vaxili, nhặt một mảnh giấy viết điện huơ huơ mấy lần rồi lấy tay áo chùi bộ ria mép và viết mấy chữ ngòng ngoèo lên mảnh giấy. Sau đó lão cẩn thận gấp bức điện lại, nhét vào chiếc mũ lông và lần bớc tới nhà bà Katêrina”. Lão đọc bằng một giọng thiếu tự tin bức điện mà mình vừa tạo ra cho bà

Katêrina nghe: “Mẹ hãy đợi. Con đã đi. Naxtia, con gái yêu mẹ mãi mãi”. Việc làm và tấm lòng của lão Tikhôn đã gieo vào lòng ngời đọc sự trăn trở suy nghĩ về cuộc đời, về tình cảm thiêng liêng mà con ngời dành cho nhau. Chất thơ toát ra một tấm lòng cao đẹp giữa những con ngời cảm thông và chia sẻ cho nhau trong giờ phút hiểm nguy gian nan nhất.

Trong truyện ngắn của mình K.Pauxtôpxki đã đề cập đến tình yêu. Nhng tình yêu trong truyện ngắn của ông cũng rất đặc biệt. Nó tình cờ, nó ngẫu nhiên, nó bất chợt, nó không thể lý giải tại sao, gieo vào lòng ngời niềm hạnh phúc trong hy vọng. Đó là cuộc gặp gỡ đầy thú vị của Masa và anh phi công (Cây t- ờng vi), là mối tình sét đánh của Kuzmin và Onga (Bình minh ma) là cuộc gặp gỡ tình cờ thật đẹp trong tiếng cời hạnh phúc của Nikôlai và Tachiana (Tuyết)

….Tất cả đều gợi nên tình yêu thơng giữa những con ngời, tình yêu quê hơng yêu đất nớc, yêu cảnh vật thiên nhiên tơi đẹp.

Ngoài đề tài viết về những điều rất giản dị, gần gũi luôn tồn tại trong cuộc sống của con ngời, K.Pauxtôpxki còn viết về những nghệ sĩ, hoạ sĩ nh Iaxắc Lêvitan, những nhà văn lớn nh Gorki, Ruydya Kipling, Oext Kiprenxki, Anđecxen... K.Pauxtôpxki đã khẳng định sự bất tử của tài năng, của cái đẹp và tấm lòng cao cả của con ngời.

Đọc truyện K.Pauxtôpxki đôi khi ta tởng chừng chúng chẳng có gì cả nh- ng đọc xong cuốn truyện, gấp sách và nhắm mắt lại, chúng ta lại thấy tất cả giá trị của cuộc đời hiện lên trong đó. Một món quà ngời con tặng cho ngời cha sắp ra mặt trận chỉ là một con bọ sừng già mà chú vừa bắt đợc ngoài đồng, ngời cha đã mang bên mình nâng niu con bọ sừng nh một kỷ niệm thiêng liêng, một báu vật của mình (Cuộc phiêu lu của bọ sừng). Truyện chỉ có thế. Nhng đi vào từng chi tiết nhỏ, cụ thể, ta lại thấy đợc cả kho tàng bí ẩn mà tác giả gửi vào trong đó. Câu chuyện đi vào lòng ngời thật nhẹ nhàng nh ta đọc một bài thơ ngọt ngào. Bởi, tác giả đã thổi vào con vật kia một sức sống mới – bọ sừng không chỉ còn đơn giản là bọ sừng nữa mà nó giống nh một sinh linh bé nhỏ biết đợc tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống, tất cả những gì là giá trị của cuộc

nhng đặt chân đến mảnh đất thơng yêu – quê hơng chú là bọ sừng có cảm giác khác hẳn, thoải mái và thơng yêu hơn “Bọ sừng ngồi một lúc lơ láo nhìn quanh, ngoe nguẩy cặp râu rồi kiễng hai chân sau lên, giơng cánh ra rồi cụp lại, suy nghĩ một chút rồi bất thình lình bay vút lên, kêu vù vù rõ to. Chú đã nhận ra cảnh quê hơng. Chú bay một vòng trên miệng giếng, trên luống thìa là trong v- ờn, bay qua con suối, vào rừng, nơi bọn trẻ kiếm nấm và trái phúc bồn tử dại đang gọi nhau í ới” . Tìm đến truyện ngắn K.Pauxtôpxki là ta tìm đến với những giây phút th thái trong tâm hồn, tìm đến với cái đẹp của cuộc đời, của tình ngời, của niềm tin và hi vọng. Đọc truyện của ông chúng ta không tìm ngay thấy đợc giá trị của cuộc sống trên bề mặt câu chữ mà phải suy ngẫm để tìm ra chân giá trị của cuộc đời sau mỗi lời văn, câu chữ, sau mỗi câu chuyện.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong truyện ngắn k pauxtôpxki (Trang 33 - 40)