đẹp của tâm hồn con ngời trong mối quan hệ với thiên nhiên
Thiên nhiên tơi đẹp vốn là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật của biết bao nhà văn, nghệ sĩ từ bao thế hệ nay. Đứng trớc khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn, lòng ngời thờng xốn xang, rng rng niềm xúc động. Thiên nhiên là nơi ta gửi gắm niềm tâm sự, là ngời bạn tri âm khiến lòng ta thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Tìm đến thiên nhiên là tìm đến nguồn cảm hứng sáng tác thơ mộng, khát khao, bay bổng. Sống trong cái nôi yên ấm của thiên nhiên, giữa tình thơng của nhân dân, sống trong xã hội mà ngời hạnh phúc là ngời tốt, và ngời tốt không thể không trở thành ngời hạnh phúc. Tất cả những điều đó đã đem lại cảm xúc sáng tác đậm chất thơ trong truyện ngắn của K.Pauxtôpxki .
Nh Prisvin, K.Pauxtôpxki là nhà thơ bị đóng đanh trên cây thánh giá của văn xuôi. Thời trẻ ông đã từng làm thơ, nhng những bài thơ ấy giống nh sự mô phỏng nhiều hơn là giống con ngời ông. Đầu năm 1917, khi đang phân vân giữa đôi đờng - làm thơ hay theo đuổi văn xuôi, K.Pauxtôpxki đã gửi th của mình tới Bunhin, nhà văn, nhà thơ mà ông hết sức cảm phục, để đợc nghe lời khuyên bảo, Bunhin trân trọng trả lời tác giả trẻ vô danh, đã khuyên K.Pauxtôpxki nên
chuyển hẳn sang viết văn xuôi. Hơn ba mơi năm sau, khi ở Pari, Bunhin tình cờ đọc trên tạp chí “Vòng quanh thế giới” truyện ngắn “Quán trọ ở Braghinxcơ”, mà ông vui mừng coi là một truyện ngắn hay nhất của văn học Nga. Và, chắc ông cũng không ngờ rằng tác giả truyện đó chính là K.Pauxtôpxki, ngời từ những năm tháng xa xôi ấy phần nào nhờ lời khuyên cảu ông mà bớc vào văn xuôi.
Sêkhốp có nhận xét rằng nhiều nhà thơ lớn của nớc Nga viết văn xuôi rất tuyệt. Đó là Puskin với “Những truyện của ông Benkin”, “Con đầm pích”, là Lecmôntốp với “Một nhân vật của thời đại”. Nhng nếu Puskin, Lecmôntốp thể hiện trong văn xuôi của họ những gì không viết đợc bằng thơ, thì với K.Pauxtôpxki, văn xuôi là hiện thân của tình yêu thơ không trở thành hiện thực, và ông đã dành trọn nó cho văn xuôi. Chính vì vậy mà hơn ai hết trong văn học Nga nửa sau thế kỷ XX, văn xuôi của ông mang đậm chất thơ, mợt mà, êm đềm, sâu lắng.
Trong “Truyện cuộc đời” chính K.Pauxtôpxki thú nhận : “Tôi đã nhìn thế giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ… Tôi biết rằng thơ - đó là cuộc sống đợc thể hiện ở dạng hoàn chỉnh nhất, là thế giới mở ra trong tất cả chiều sâu mà cặp mắt dửng dng, lời nhác không thể nào bao quát đợc”. Một phần trong các yếu tố gợi chất thơ đợc thể hiện trong truyện ngắn của ông đó là cảm hứng về thiên nhiên về tình ngời, tâm hồn cao đẹp của con ngời trong xã hội mới. K.Pauxtôpxki đã là K.Pauxtôpxki mà không phải là Fêđin, là Sôlôkhốp. Ông luôn tìm ra cái hồn thơ ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi hoàn cảnh, điều này đã tạo dấu ấn riêng trong các sáng tác truyện ngắn của ông. Bởi vì K.Pauxtôpxki quan niệm: ngay ở bên cạnh chúng ta thôi, lấp lánh bao vẻ đẹp, vẻ thơ, và chỉ cần sống trong chất thơ lung linh ấy, chỉ sống bằng cái đẹp ấy mà đừng bỏ qua cái giây lát mà mùa xuân khẽ chạm làn môi vào cây để chồi xanh, lộc biếc… Cái nhìn đời độ lợng, đầy tự tin, thiên về giữ lại những ấn tợng tốt đẹp của cây cỏ, của đất trời ấy, nh K.Pauxtôpxki đã nói “dấu hiệu rõ ràng của một tâm hồn phong phú bên trong”.
Viện sĩ V.Ambarxumian, nhà thiên văn học lỗi lạc của Liên Xô, khi trả lời một vài nghi ngờ về sự cần thiết phải nghiên cứu trời sao đã nói “ Con ngời khác với con vật ở chỗ đôi khi nó có nhu cầu ngớc mắt nhìn lên bầu trời”. Tìm hiểu thiên nhiên, thởng thức đặc tính, vẻ đẹp của nó là nhu cầu chỉ có ở con ng- ời.
Không phải ngẫu nhiên mà K.Pauxtôpxki đặt tên cho cuốn sách của mình là “Một mình với mùa thu”. ở đây, trong mùa thu tĩnh lặng, mùa thu làm lòng ngời say say với khí trời dịu mát, thanh cao, với cái bàng bạc của sắc trời, cỏ cây trong những ngày cuối cùng thiên nhiên rực rỡ sắp từ biệt con ngời để tạm khoác tấm áo khô héo mùa đông, ở ngỡng cửa của h vô, K.Pauxtôpxki đã có thể đối thoại, hay độc thoại với chính mình, để bình tâm xét đoán mọi giá trị của cuộc đời theo thớc đo vĩnh cửu của thời gian, của thiên nhiên và lòng ngời. Ngòi bút ông không vội vàng, không tất bật mà lặng lẽ, chỉn chu ghi lại cái dòng ý t- ởng kia trôi từ ngọn nguồn sâu xa của những gì ông từng nếm trải, từ những buồn vui, nụ cời và nớc mắt mà ông đã từng thể nghiệm sâu sắc.
Hơn ba mơi năm cuối cùng của đời mình, K.Pauxtôpxki thờng xuyên sống giữa miền rừng Mêsôra, bên dòng sông nhỏ Taruxa, miền trung Nga. Không phải ngẫu nhiên mà ông đã từng thú nhận không chút cờng điệu trong "Lời nói đầu" cho "Tuyển tập tác phẩm" của mình rằng cuộc hội ngộ với thiên nhiên miền Mêsôra ấy đã gây ra một sự " đảo lộn hoàn toàn" trong cảm quan nghệ thuật của mình. Ông viết, "Tôi đã tìm đợc niềm hạnh phúc lớn nhất, bình dị và đơn sơ nhất nơi miền rừng Mêsôra. Hạnh phúc đợc gần gũi đất nớc, đợc bình tâm lắng lại, lòng cảm thấy hoàn toàn thanh thản, đợc dành thời gian cho những ý tởng thân yêu và những ngày làm việc căng thẳng, say mê. Chính nhờ miền Trung Nga - và chỉ nhờ nó thôi tôi đã viết đợc phần lớn tác phẩm của mình ".
Miền tây chỉ có một dòng sông nhỏ hiền hoà trôi bên những cánh rừng bạch dơng, những chiếc hồ không tên lặng lẽ nh tờ lọt giữa rừng sâu, và đó đây hiện ra những khoảng rừng tha, những đồng cỏ mọc đầy hoa dại. K.Pauxtôpxki
đã đi từ tính chất lạ kỳ chói loà của biển trời phơng Nam, đến vẻ đẹp kín đáo khiêm nhờng, không dễ nhận ra nhng khi đã nhận ra thì quyến luyến lòng ngời, không sao dứt đợc, nh một mối tình kiệm lời, sâu lắng, thuỷ chung.
Ông đã đi từ cái đẹp hào nhoáng, thoáng lát, nổi trên bề mặt đến cái đẹp ẩn tận đáy sâu của lòng ngời, đã đi từ những câu chuyện đầy tính chuộng lạ nh "Những phác thảo biển khơi" (1925) "Những đám mây màu trắng"(1928), để đến với, hay nói đúng hơn là trở về đúng với con ngời mình - tinh tế - khoan thai trong "Miền rừng Mêsora"(1939) một tác phẩm có thể coi là mở đầu giai đoạn tiêu biểu nhất trong sáng tác của ông.
Không phải vô cớ mà ông đã dành cho M. Prisvin, nhà thơ của thiên nhiên Nga, những lời ngợi ca chân tình nhất. Cũng nh Prisvin, nh Anđecxen, Bunhin, Grin… K.Pauxtôpxki không bỏ qua một vẻ đẹp nào của thiên nhiên và lòng ngời. K.Pauxtôpxki coi thái độ "thờ ơ dửng dng trớc vẻ đẹp là một thứ bệnh gậm nhấm làm khô cứng huỷ hoại tâm hồn con ngời ". K.Pauxtôpxki đã chắt chiu, đón nhận từng vẻ đẹp li ti nhất của cuộc đời để rồi đem đến cho chúng ta chính vẻ đẹp ấy, với sắc màu, hơng vị tơi nguyên của cuộc sống. Trong các cuốn sách của mình, cũng nh Prisvin, Pauxtôpxki dờng nh "lật ngợc trở lại những tờ lịch thiên nhiên và đa chúng ta về với nội dung từng ngày đã sống qua”.
"K.Pauxtôpxki đã lắng nghe âm thanh róc rách từ trời cao của đàn sếu giăng hàng mềm mại giữa mùa thu bay về phía phơng Nam tìm lại hơi ấm mặt trời. Ông bàng hoàng trớc vầng trăng lỡi liềm chợt hiện ra bên cánh rừng khi chiều xuống lúc nào không hay biết, có tiếng súng săn lẻ loi, mơ hồ vọng lại…"
Ông nh cùng với Kuprin ngợp giữa bóng đêm đen đặc bên bờ Vịnh Balaklava ăm ắp nớc đầy, lặng yên không gợn sóng, chỉ còn nghe duy nhất âm thanh nhịp đập trái tim mình, tận hởng một cảm giác bình yên, vô hạn. Ta nh đợc cùng ông lắng lại trong tâm hồn cái "Trong lành, dịu lạnh của khoảng trời đêm thu đen huyền bí ẩn"… hơng vị ngai ngái của lớp băng mỏng đầu tiên làm nớc đọng lại về đêm, cảm thấy "mùa thu nh lao xao trò chuyện với những chiếc lá cuối cùng
đang lác đác rơi xuống, mùa thu bất chợt sáng lên với ánh sao hiện ra sau màn sơng đêm bồng bềnh ".
K.Pauxtôpxki gọi mùa thu ấy là "tuyệt tác vĩ đại của thiên nhiên", là "món quà nâng đỡ tâm hồn con ngời". Suốt đời ông đã kiếm tìm, đã sống trong vẻ đẹp, thanh khiết, cao cả vô cùng của thiên nhiên, đã khơi gợi cho chúng ta cùng ông hởng thụ cảm giác ấy. Bởi vì đó không còn là vẻ đẹp tự thân để lại hình ảnh, sắc màu, hơng vị, âm thanh trong tâm trí của chúng ta, vẻ đẹp thiên nhiên ấy là vẻ đẹp của tấm lòng con ngời, vẻ đẹp của chính con ngời.
Cảm xúc thơ không chỉ đợc gợi từ thiên nhiên mà nó còn đợc khơi gợi bởi nét đẹp của con ngời, tâm hồn con ngời, tình ngời của con ngời nói chung và con ngời với thiên nhiên. Với K.Pauxtôpxki, mỗi lần đặt lên bàn cuốn sách là một lần ông trăn trở suy nghĩ. Ông ca ngợi con ngời, yêu thơng con ngời. Nhân vật trong tác phẩm của ông hiện lên thật đẹp . Họ yêu thơng nhau, dành cho nhau những tình cảm, lời nói chân tình nhất. Đọc một cuốn sách ta gặp một cuộc đời. K.Pauxtôpxki xúc động trớc âm nhạc Vécđi (âm nhạc Vécđi) , trớc tình cảm nồng ấm mà vị T lệnh và các chiến sĩ hải quân dành cho cô ca sĩ Tachiana Vônxeva. Đó là những con ngời đáng yêu và đang thổn thức chào đón mối tình đầu nh Masa và anh phi công trong truyện " Cây tờng vi", là hình ảnh ngời bà thơng yêu cháu vô cùng và ngời cháu đã là một anh hùng xứng đáng với niềm tin yêu của bà…
Cảm hứng sáng tác đó đợc K.Pauxtôpxki bắt gặp ở mọi nơi mọi chỗ. Tất cả đã góp phần tạo ra những dòng văn xuôi mợt mà đậm chất thơ của truyện ngắn K.Pauxtôpxki.