6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ
Tìm hiểu biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong một tác phẩm, chúng ta không thể không nói đến thinh thần ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Vẻ đẹp của chinh phụ trước hết được nhìn nhận qua dung nhan và tuổi trẻ:
Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở Tiếc quang âm lần lữa gieo qua
Và: Hướng dương lòng thiếp như hoa
Chinh phụ hiện lên là một người phụ nữ trẻ trung, đang tuổi căng đầy sức sống. Sự tự ý thức về nhan sắc qua sự đối sánh với "hoa"- chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên, cho ta thấy phần nào dung nhan diễm lệ, đài các của nàng. Hơn nữa, thời điểm "hoa nở" là lúc hoa khoe sắc hương, lúc vẻ đẹp của đoá hoa được thể hiện ra bên ngoài rõ nét nhất. Với chinh phụ cũng vậy. Nhan sắc, tuổi trẻ đều"đương chừng hoa nở" và cũng như hoa, nàng mang trong mình khao khát cháy bỏng được khoe sắc toả hương bên người chồng yêu thương của mình.
Bên cạnh nhan sắc kiều diễm, người đọc còn dễ dàng thấy được những thú vui tao nhã của chinh phụ:
Gõ sênh ngọc mấy hồi không tiếng Ôm đàn tranh mấy phím rời tay
Hay: Đọc thơ sầu chàng thấm từng câu Câu vui đối với câu sầu
Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời… Liên ngâm đối ẩm đòi phen
Trong cảnh huống vắng chồng, sống cô đơn lẻ loi, chinh phụ chỉ biết tìm đến những thú vui tao nhã này như một cứu cánh để giải toả nỗi cô đơn sầu tủi và như thế cũng đã đủ để người đọc phần nào đó cản nhận được cốt cách thanh tao của người phụ nữ quý tộc này.
Xưa nay vẫn có câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vẻ đẹp của con người không chỉ được nhìn nhận qua dung nhan bề ngoài mà quan trọng hơn chính là những phẩm chất tốt đẹp bên trong tâm hồn. Với chinh phụ, đó trước hết là tình yêu thuỷ chung son sắt đối với chồng đang ở phương xa:
Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời… Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Quả đúng như nhận định của Tạ Văn Ru: "Khúc ngâm giãi bày một tình yêu thiết tha của người chinh phụ, một tình yêu sâu xa bền chặt đầy hi sinh, tượng trưng cho tấm lòng của tất cả những người thiếu phụ biết thủ tiết" [31; 10]. Yêu chồng tha thiết, lại phải sống trong cảnh vắng chồng triền miên, nàng cảm nhận rõ hơn ai hết nỗi đau của sự chia li, vị mặn của giọt nước mắt nhớ thương. Nhưng vượt lên trên cảnh huống bất hạnh,"chinh phụ đại diện cho một hạng phụ nữ bậc trung, không đủ cương nghị để chịu đựng âm thầm mà có đủ can đảm để lo tròn gia đạo, treo cao cái gương hiếu- hạnh, trung- trinh của người dân yêu nước, người vợ thờ chồng, người con thờ mẹ, người mẹ nuôi con" [29; 98]. Sự đảm đang của người phụ nữ Việt Nam bao đời, nay được kết tinh và toả sáng trong con người chinh phụ:
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nhận thức sâu sắc sự thiệt thòi của mình khi không có chồng cùng chăm lo cho gia đình nhưng trên hết người phụ nữ đáng trọng này đã không những lo tròn gia đạo mà còn có tinh thần mong vẹn toàn trách nhiệm của một người vợ phò trợ chồng lập công, một người dân yêu nước:
Xin làm bóng theo cùng chàng vậy Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên Chàng nương vầng nguyệt phỉ nguyền
Mọi bề trung hiếu thiếp xin vẹn tròn Lòng hứa quốc tựa son ngăn ngắt
Sức tý dân dường sắt tri tri… Mũi đòng vác đôi lần hăm hở
Đã lòng trời gìn giữ người trung Hộ chàng trăm trận nên công Buông tên ải Bắc, treo cung non Đoài
Cảm thông cho tình cảnh lẻ loi và nỗi lòng của chinh phụ, Đặng Trần Côn đã không chỉ khám phá sâu sắc những biến thái tinh vi trrong tâm hồn người vợ trẻ vắng chồng mà còn vượt qua những rào cản của quan niệm chính thống để nói lên tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của chinh phụ nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG 3
THÁI ĐỘ PHÊ PHÁN CHIẾN TRANH PHONG KIẾN PHI NGHĨA
3.1. Thực chất cuô ̣c chiến tranh
Chiến tranh và hoà bình là hai mă ̣t của cuô ̣c sống. Đó cũng chính là đề tài trung tâm trong thời đa ̣i Đă ̣ng Trần Côn. Điều này được thể hiê ̣n phần nào ngay trên tên go ̣i tác phẩm. Chinh phụ ngâm là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến ở xa. Vâ ̣y, phải có chiến tranh thì mới có cảnh người chồng phải ra trâ ̣n, bỏ la ̣i người vợ ở nhà với nỗi lo sợ tuổi xuân tàn phai, ha ̣nh phúc tan vỡ. Chiến tranh là mô ̣t hiê ̣n thực phổ biến trong lúc bấy giờ. Tuy nhiên, khi nói đến mô ̣t cuô ̣c chiến tranh, người ta không thể chỉ đưa ra những nhâ ̣n xét chung chung về sự đau thương mất mát mà phải tìm ra thực chất của cuô ̣c chiến tranh. Nghĩa là phải có mô ̣t điểm nhìn, cách nhìn đúng đắn, khách quan để thấy được rằng cuô ̣c chiến đang được nói tới là chính nghĩa hay phi nghĩa. Như Nguyễn Lô ̣c đã nói: “Xoá nhoà ranh giới giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, khách quan chỉ có lợi cho những kẻ gây ra chiến tranh phi nghĩa, và có ha ̣i đối với lực lượng tiến bô ̣, cách ma ̣ng ” [20; 171]. Viê ̣c xác đi ̣nh thực chất cuô ̣c chiến tranh là mô ̣t viê ̣c làm cần thiết. Nó giúp cho chúng ta xác đi ̣nh được điểm nhìn và cách đánh giá về cuô ̣c chiến. Đă ̣c biê ̣t, trong mô ̣t tác phẩm văn ho ̣c viết về chiến tranh, viê ̣c làm đó sẽ góp phần lí giải thái đô ̣ của tác giả, tâm tra ̣ng của nhân vâ ̣t… từ đó có thể kết luâ ̣n được tác phẩm đó là tiến bô ̣ hay bảo thủ, phản đô ̣ng. Với Chinh phụ ngâm, trong toàn bô ̣ tác phẩm không có mô ̣t câu nào nói rõ thực chất cuô ̣c chiến tranh đươ ̣c phản ánh, song ta có thể đối chiếu tác phẩm với hoàn cảnh li ̣ch sử lúc bấy giờ để làm rõ vấn đề này.
Theo Nguyễn Lô ̣c: “ Trong li ̣ch sử xã hô ̣i phong kiến nước ta, những cuô ̣c chiến tranh do nhà nước phát đô ̣ng có những hình thái sau đây: 1. Chiến tranh chống ngoa ̣i xâm để bảo vê ̣ tổ quốc; 2. Chiến tranh giữa các tâ ̣p đoàn phong kiến để tranh giành quyền lợi; 3. Chiến tranh chống la ̣i các phong trào nông dân khởi nghĩa” [20; 172]. Đă ̣ng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII. Trong khoảng thời gian này, nước ta không hề có giă ̣c ngoa ̣i xâm và lẽ dĩ nhiên, không thể có
cuô ̣c chiến tranh chống giă ̣c ngoa ̣i xâm bảo vê ̣ tổ quốc. Theo sử sách chép la ̣i, những cuô ̣c chiến tranh mang bản chất này chỉ xuất hiê ̣n rất lâu sau đó: cuô ̣c can thiê ̣p của quân Xiêm năm 1784, cuô ̣c xâm lăng lớn nhất của quân Thanh năm 1789… Như vâ ̣y trong giai đoa ̣n li ̣ch sử này, giai cấp phong kiến Viê ̣t Nam chỉ tiến hành hai loa ̣i hình chiến tranh: nô ̣i chiến phong kiến và chiến tranh đàn áp phong trào nông dân khởi nghĩa. Nguyễn Lô ̣c còn khẳng đi ̣nh rõ hơn: “cuô ̣c chiến tranh phản ánh trong Chinh phụ ngâm cũng không phải cuô ̣c chiến tranh giữa các tâ ̣p đoàn phong kiến… chỉ có những cuô ̣c chiến tranh do nhà nước phong kiến phát đô ̣ng chống la ̣i những phong trào nông dân khởi nghĩa hết sức rầm rô ̣ lúc bấy giờ” [20; 172, 173]. Đă ̣t vào hoàn cảnh li ̣ch sử lúc này, ta sẽ thấy rõ hơn. Nhà nước phong kiến bô ̣c lô ̣ bô ̣ mă ̣t phản đô ̣ng mô ̣t cách trắng trợn và kết quả tất yếu chính là ba ̣o đô ̣ng chống la ̣i của nông dân nổ ra như vũ bão. Khắp các ma ̣n đông bắc, tây bắc, không đâu không có khởi nghĩa nông dân nổ ra. Thành Thăng Long lâm vào tình thế “tứ diê ̣n thu ̣ đi ̣ch” buô ̣c triều đình phải xoay xở mo ̣i cách để đối phó. Các tướng lĩnh được huy đô ̣ng đi khắp nơi để “de ̣p loa ̣n” nhưng kinh thành vẫn luôn trong tình tra ̣ng náo đô ̣ng. Rất có thể, cảm hứng của tác giả đã bắt nguồn từ những cuô ̣c chiến tranh chống la ̣i phong trào nông dân của triều đình phong kiến thời gian này. Và dù chúng ta không thể kết luâ ̣n đây là cuô ̣c chiến tranh chống ai, diễn ra vào năm nào nhưng chắc chắn đây là cuô ̣c chiến thuô ̣c mô ̣t trong hai loa ̣i: nô ̣i chiến và chiến tranh đàn áp khởi nghĩa nông dân. Bởi thế, tính chất phi nghĩa của cuô ̣c chiến này là điều hiển nhiên, không phải bàn cãi nữa.
Ta cũng có thể căn cứ vào thái đô ̣ phổ biến của con người thời đa ̣i đối với chiến tranh để hiểu được phần nào tính chất của cuô ̣c chiến. Chiến tranh chính nghĩa sẽ thu phu ̣c được lòng người còn chiến tranh phi nghĩa thì làm cho con người ta trở nên chán ghét, bất bình. Điều này lí giải tinh thần la ̣c quan, sự đồng lòng trong Bình Ngô đại cáo hay Bạch Đằng giang phú:
Mở tiê ̣c quân, chén rượu ngọt ngào Khắp tướng sĩ một lòng phụ tử
đồng thời cũng cắt nghĩa tâm lí chán ghét chiến tranh trong Chinh phụ ngâm: “Chinh phụ ngâm chứa đựng mô ̣t tinh thần không tán thành chiến tranh. Chiến tranh phi nghĩa đã ta ̣o nên tâm lí bất mãn của số đông con người tiến bô ̣ hoă ̣c sáng suốt trong thời đa ̣i Đă ̣ng Trần Côn và Đoàn Thi ̣ Điểm” [37; 67]. Đây cũng là tâm lí phổ biến của con người thời đa ̣i bấy giờ. Sách Tang thương ngẫu lục có nói đến mô ̣t bài thơ đương thời về chiến tranh phong kiến:
Thuỳ phân thuỳ hợp mạt chi hà Nam bắc tòng lai thi ̣ nhất gia Đăng đi ̣nh quan quân ca cổ giốc Bô bô thần tử khấp sơn hà
Ba ba, bạch phát quy hà sở Cảnh cảnh đan tan thê ̣ mỵ tha Ký ngữ hoàng thiên như hối hoạ
Khẳng giao thương xích hăm binh qua
( Di ̣ch nghĩa: Ai chia ra và hợp la ̣i chẳng biết làm sao Miền nam, miền Bắc nguyên xưa nay vẫn là mô ̣t nhà
( Quan quân miền Bắc) đánh chác xong, thổi còi giống trống hát khúc khải hoàn
( Trong khi ấy chúa tôi miền Nam) cha ̣y trốn long đong mà khóc nỗi nước non tan vỡ.
Tóc ba ̣c phơ phới biết về nơi nao. Lòng son cho lời thề không đổi khác
Nhắn với hoàng thiên nếu có lòng băn khoăn về những tai na ̣n Há nỡ để cho dân chúng phải lâm vòng binh qua.
[Trích theo 36; 67, 68].
Hay như Hoàng Quang ( thế kỉ XVIII) cũng từng than thở:
Tranh nhau mấy trận vào ra
Xương phơi trắng núi, máu hoà đầy sông.
Những con người thời đa ̣i bấy giờ đã bắt đầu băn khoăn về thực chất những cuô ̣c chiến tranh mà triều đình tiến hành. Ho ̣ dần nhâ ̣n ra bản chất
phi nghĩa trong những cuô ̣c chiến “giãi thây trăm ho ̣, nên công mô ̣t người”. Có thể nói Chinh phụ ngâm chính là kết quả tất yếu của quá trình Đă ̣ng Trần Côn tìm đường và nhâ ̣n hiểu bản chất phi nghĩa của chiến tranh phong kiến. Và “giá tri ̣ của Chinh phụ ngâm chính là ở tinh thần nhân đa ̣o chống chiến tranh phong kiến đó” [37; 69].
3.2. Thái đô ̣ phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa
Chinh phụ ngâm, bên ca ̣nh sự cảm thông sâu sắc đối với thân phâ ̣n người phu ̣ nữ trong cảnh huống cô đơn bất ha ̣nh, còn là tiếng nói phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Nguyễn Lô ̣c nói : “Chinh phụ ngâm là mô ̣t tác phẩm tố cáo chiến tranh mô ̣t cách thống thiết nhất, chân thành nhất, do đó mà rung đô ̣ng lòng người nhất” [20; 170]. Có thể thấy rằng, tiếng nói phản chiến là mô ̣t khía ca ̣nh quan tro ̣ng trong nô ̣i dung tác phẩm. Nó không chỉ lí giải phần nào về thái đô ̣ cảm thông, bênh vực thân phâ ̣n con người, đă ̣c biê ̣t là người phu ̣ nữ mà còn góp thêm mô ̣t bình diê ̣n quan tro ̣ng trong nô ̣i dung nhân đa ̣o chủ nghĩa của tác phẩm.
Chinh phụ ngâm là mô ̣t tác phẩm viết về chiến tranh, là khúc ngâm của người chinh phu ̣, là lời than thở não nề của mô ̣t người phu ̣ nữ có chồng đi chinh chiến. Bởi vâ ̣y, “ vấn đề trung tâm đă ̣t ra trong khúc ngâm suốt từ đầu đến cuối là mâu thuẫn giữa chiến tranh với cuô ̣c sống của con người, với ha ̣nh phúc của lứa đôi, của tuổi trẻ” [20; 161]. Quay trở la ̣i với hoàn cảnh sáng tác của Chinh phụ ngâm, Phan Huy Chú nói “Nhân đầu đời Cảnh Hưng xảy ra nhiều cuô ̣c binh đao, nhìn cảnh biê ̣t li của người đi chinh thú, ông ( tức Đă ̣ng Trần Côn) cảm xúc mà làm ra bài này” [Theo 1; 72]. Rõ ràng cảm hứng để Đă ̣ng Trần Côn chấp bút làm nên Chinh phụ ngâm chính là hiê ̣n thực chiến tranh đương thời - những năm 40 của thế kỉ XVIII, những năm chìm ngâ ̣p trong khói lửa chiến tranh phong kiến. Và bản chất của những cuô ̣c chiến tranh này như đã nói ở phần trước là phi nghĩa, đi ngươ ̣c với lòng dân, do đó thái đô ̣ phê phán chiến tranh dấy lên như mô ̣t hê ̣ quả tất yếu. Chinh phụ ngâm ra đời đã đáp ứng được nguyê ̣n vo ̣ng của đông đảo quần chúng nhân dân, trở thành tiếng nói phản chiến có ý nghĩa tích cực tiến bô ̣, mang đâ ̣m màu sắc nhân đa ̣o chủ nghĩa. Đúng như tác giả cuốn
Những khúc ngâm chọn lọc đã nói: “Chinh phụ ngâm khúc phản ánh mô ̣t vấn đề nóng hổi của thời đa ̣i, là tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vo ̣ng hoà bình của nhân dân” [4; 27].
Trong Chinh phụ ngâm, tất cả đều được nhìn nhâ ̣n qua tâm tra ̣ng đau buồn của người chinh phu ̣. Chính từ nhãn quan của người phu ̣ nữ trẻ có chồng đi chinh chiến ở xa, phải sống trong cảnh cô đơn, sầu khổ mà tiến nói oán ghét chiến tranh phong kiến cất lên sâu sắc và ma ̣nh mẽ. Nếu như ở đầu khúc ngâm, chinh phu ̣ vẫn còn say sưa trong men nồng của giấc mô ̣ng công hầu thì chính trong giây phút:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
nàng la ̣i càng thấu hiểu hơn ai hết nỗi đau của sự chia xa. Giờ đây, ảo tưởng về lợi ích mà cuô ̣c chiến sẽ đưa la ̣i cho gia đình nàng dần được thay thế bởi những lo lắng, những đau buồn. Nàng tự hỏi:
Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?
Câu hỏi buông ra chứa đựng mô ̣t nỗi băn khoăn, day dứt. Câu thơ nhuốm buồn thương như chính những tiến ngân không dứt trong lòng cả kẻ ở lẫn người đi. Tâm tra ̣ng của chinh phu ̣ phần nào cho thấy thái đô ̣ của nàng đối với cuô ̣c chiến mà chồng nàng đang dấn thân vào. Người đo ̣c sẽ dễ dàng nhâ ̣n ra tâm tra ̣ng ấy không giống với những tình cảm thiêng liêng của người phu ̣ nữ Viê ̣t Nam bao đời nay khi tiễn chồng lên đường chống giă ̣c bảo vê ̣ đất nước. Ta thấy hơi thơ mang mô ̣t chút gì đó như bất mãn, như oán trách của những người trong cuô ̣c. Đúng như La ̣i Ngo ̣c Cang đã nói: “ Không, đoàn quân đang lên đường kia nhất đi ̣nh không phải ra đi vì mô ̣t mu ̣c đích chân chính. Hình tượng văn ho ̣c, ở đây, thâ ̣t đã có lối đi riêng của nó. Đó chỉ là những người đang cảm thấy – nếu như không nói là đang ý thức được- rằng ho ̣ bi ̣ xô đẩy vào những hành đô ̣ng phi nghĩa, và bởi không có được mô ̣t chút hâ ̣u thuẫn tinh thần nào, mới nghe ̣n ngào, đau xót