Sự cảm thông ngợi ca người phụ nữ

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhân đạo trong chinh phụ ngâm của đặng trần côn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự cảm thông ngợi ca người phụ nữ

2.2.1. Cảm thông cho tình cảnh lẻ loi và nỗi lòng người chinh phụ

Chinh phụ ngâm ra đời vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII, "đây là thời kì lịch sử sản sinh ra tâm trạng đau buồn vì sự chia li trong chiến tranh, vì số phận hẩm hiu, vì những mất mát, thương đau… Không phải trước đây con người không bị đau đớn buồn thương vì chia lìa mất mát, hẩm hiu, thiệt thòi…; Nhưng trong những thời đại mà ý thức cộng đồng chiến thắng thì những mất mát hi sinh chia lìa ấy lại là niềm kiêu hãnh. Còn trong những thời kì như thời kì này, khi mà ý thức cá nhân xuất hiện và ngự trị thì mỗi mất mát, thiệt thòi đều trở thành vấn đề cần quan tâm, thông cảm vì nó không còn là niềm kiêu hãnh nữa mà trở thành nỗi

đau khổ" [13; 238]. Thái độ cảm thông, chia sẻ đối với những thiệt thòi của người phụ nữ là một biểu hiện cơ bản trong cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa. Trong xã hội phong kiến với Nho giáo là ý thức hệ chính thống, lại vốn là xã hội nam quyền nên người phụ nữ phải chịu nhiều thua thiệt. Trong thực tế họ phải gánh vác nhiều trọng trách trong gia đình song địa vị thì lại rất thấp kém. Tiêu chuẩn kép (double standard) do xã hội nam quyền định ra đã tạo ra sự bất bình đẳng và vô nhân đạo đối với người phụ nữ. Khái niệm này ở Việt Nam được Phan Khôi sử dụng lần đầu năm 1931 và ông gọi là "nhị trùng đạo đức" với nội dung "Cùng là người ở trong một xã hội, dưới quyền thống trị một luân lí mà có hai thứ luật buộc cho hai bên khoan nghiêm khác nhau. Trong cái nhị trùng đạo đức ấy, thấy ra sự mất bình đẳng và sự vô nhân đạo. Vô nhân đạo là vì đàn ông không coi đàn bà là người như mình, cho nên không chịu đãi một cách bình đẳng với mình" [ 16; 140]. Chinh phụ ngâm ra đời với tư cách là đứa con tinh thần của một Nho sĩ nam giới viết về phụ nữ đã cho thấy một sự thay đổi to lớn trong cách nhìn về người phụ nữ trong văn chương bác học. Đặng Trần Côn, là một bậc túc Nho uyên bác, được đào tạo qua cửa Khổng, sân Trình song không bị tư tưởng chính thống chi phối khi viết về nữ giới. Ông gác lại một bên những ràng buộc về nghĩa vụ, bổn phận trách nhiệm của người phụ nữ mà tập trung đi sâu khám phá thế giới xúc cảm bên trong của họ:

Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan

Trần Đình Sử đã nhận xét "người ta nói tự sự là cung cấp các cử chỉ, động tác của con người còn trữ tình thì cung cấp các phản ứng chủ yếu của cảm xúc trước các sự vật. Nhưng ở đây nhà thơ trữ tình lại cung cấp các kết quả của phản ứng tâm trạng, tình cảm. Chúng tôi gọi đó là lối trữ tình nghiêng về kể, thuật, "tự", những kết quả bên ngoài của đời sống nội tâm chứ không phải bản thân nội tâm. Nhà thơ vẫn nhìn mình như một khách thể má hồng trong hoàn cảnh. Nhà thơ hình như ít bộc bạch các diễn biến

cảm xúc của mình mà chủ yếu chỉ cho người khác thấy trạng thái của mình để họ cảm động" [33; 185, 186]. Mọi biến thái bên trong tâm hồn chinh phụ dường như được biểu hiển ra bên ngoài qua các hành động "gượng đốt", "gượng soi". Qua ngòi bút của nhà thơ, nội tâm của chinh phụ dần được trải ra trước mắt người đọc:

Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun Sương như búa bổ mòn gốc liễu

Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô Giọt sương phủ bụi chim gù

Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên

Những câu thơ súc tích đã cho ta thấy được sự cảm nhận tinh tế, niềm cảm thông thấu hiểu chân thành của nhà thơ đối với nỗi lòng của chinh phụ. "Những âm thanh sâu xa đó, nếu người đàn bà có chồng bên cạnh thì không bao giờ nghe thấy được, chỉ có cô độc người ta mới nghe thấy và nghe thấy người ta đào sâu sự cô độc" [ 6; 200]. Quả thực, sự cảm thông thấu hiểu sẽ khiến con người ta trở nên biết lắng nghe, biết sẻ chia với cảnh huống của những con người bất hạnh:

Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối Muộn chứa đầy hãy thổi thành cơm

Mượn hoa, mượn rượu giải buồn Sầu làm rượu nhạt, muộn dồn hoa ôi

Hay: Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm dường đã có đèn biết chăng

Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng bủa vây bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự tự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ với cuộc đời rộng lớn. Những từ ngữ đặc tả tâm trạng "rầu", "muộn", "bi thiết", "buồn rầu" láy đi láy lại nhiều lần như cứa như xát vào lòng chinh phụ. Nỗi đau khổ triền miên dày vò lòng nàng khiến chinh phụ phải thốt lên đầy ai oán:

Lòng này hoá đá cũng nên E không lệ ngọc mà lên trông lầu

Phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ, phải dạt dào cảm xúc yêu thương thì mới có thể đồng điệu cùng nhân vật của mình như vậy. "Tiếng nói của Đặng Trần Côn là tiếng nói của chàng thanh niên thi sĩ lứa tuổi 30, quan nhỏ lộc ít, thiếu óc kinh luân mà thừa mộng tình cảm. Sự ngụp lặn trong thi từ đời xưa đã đem lại cho chàng thi sĩ ấy một chòm hoa tinh tế não nùng. Cái đề tài chinh phu chinh phụ, cổ thi vẫn thường có song chỉ diễn trong bài ngắn, nhất là cái tình của người chinh phụ, một hai câu thoáng qua. Họ Đặng đã dầm dìa, lẩy bút khắp nơi, hợp lại cho thành một khúc quá cỡ trường thiên và gửi vào đó cái khâm hoài nặng trĩu xuân từ của mình" [ 28; 167].

2.2.2. Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ

Tìm hiểu biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong một tác phẩm, chúng ta không thể không nói đến thinh thần ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Vẻ đẹp của chinh phụ trước hết được nhìn nhận qua dung nhan và tuổi trẻ:

Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở Tiếc quang âm lần lữa gieo qua

Và: Hướng dương lòng thiếp như hoa

Chinh phụ hiện lên là một người phụ nữ trẻ trung, đang tuổi căng đầy sức sống. Sự tự ý thức về nhan sắc qua sự đối sánh với "hoa"- chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên, cho ta thấy phần nào dung nhan diễm lệ, đài các của nàng. Hơn nữa, thời điểm "hoa nở" là lúc hoa khoe sắc hương, lúc vẻ đẹp của đoá hoa được thể hiện ra bên ngoài rõ nét nhất. Với chinh phụ cũng vậy. Nhan sắc, tuổi trẻ đều"đương chừng hoa nở" và cũng như hoa, nàng mang trong mình khao khát cháy bỏng được khoe sắc toả hương bên người chồng yêu thương của mình.

Bên cạnh nhan sắc kiều diễm, người đọc còn dễ dàng thấy được những thú vui tao nhã của chinh phụ:

Gõ sênh ngọc mấy hồi không tiếng Ôm đàn tranh mấy phím rời tay

Hay: Đọc thơ sầu chàng thấm từng câu Câu vui đối với câu sầu

Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời… Liên ngâm đối ẩm đòi phen

Trong cảnh huống vắng chồng, sống cô đơn lẻ loi, chinh phụ chỉ biết tìm đến những thú vui tao nhã này như một cứu cánh để giải toả nỗi cô đơn sầu tủi và như thế cũng đã đủ để người đọc phần nào đó cản nhận được cốt cách thanh tao của người phụ nữ quý tộc này.

Xưa nay vẫn có câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vẻ đẹp của con người không chỉ được nhìn nhận qua dung nhan bề ngoài mà quan trọng hơn chính là những phẩm chất tốt đẹp bên trong tâm hồn. Với chinh phụ, đó trước hết là tình yêu thuỷ chung son sắt đối với chồng đang ở phương xa:

Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời… Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Quả đúng như nhận định của Tạ Văn Ru: "Khúc ngâm giãi bày một tình yêu thiết tha của người chinh phụ, một tình yêu sâu xa bền chặt đầy hi sinh, tượng trưng cho tấm lòng của tất cả những người thiếu phụ biết thủ tiết" [31; 10]. Yêu chồng tha thiết, lại phải sống trong cảnh vắng chồng triền miên, nàng cảm nhận rõ hơn ai hết nỗi đau của sự chia li, vị mặn của giọt nước mắt nhớ thương. Nhưng vượt lên trên cảnh huống bất hạnh,"chinh phụ đại diện cho một hạng phụ nữ bậc trung, không đủ cương nghị để chịu đựng âm thầm mà có đủ can đảm để lo tròn gia đạo, treo cao cái gương hiếu- hạnh, trung- trinh của người dân yêu nước, người vợ thờ chồng, người con thờ mẹ, người mẹ nuôi con" [29; 98]. Sự đảm đang của người phụ nữ Việt Nam bao đời, nay được kết tinh và toả sáng trong con người chinh phụ:

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân

Nay một thân nuôi già dạy trẻ

Nhận thức sâu sắc sự thiệt thòi của mình khi không có chồng cùng chăm lo cho gia đình nhưng trên hết người phụ nữ đáng trọng này đã không những lo tròn gia đạo mà còn có tinh thần mong vẹn toàn trách nhiệm của một người vợ phò trợ chồng lập công, một người dân yêu nước:

Xin làm bóng theo cùng chàng vậy Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên Chàng nương vầng nguyệt phỉ nguyền

Mọi bề trung hiếu thiếp xin vẹn tròn Lòng hứa quốc tựa son ngăn ngắt

Sức tý dân dường sắt tri tri… Mũi đòng vác đôi lần hăm hở

Đã lòng trời gìn giữ người trung Hộ chàng trăm trận nên công Buông tên ải Bắc, treo cung non Đoài

Cảm thông cho tình cảnh lẻ loi và nỗi lòng của chinh phụ, Đặng Trần Côn đã không chỉ khám phá sâu sắc những biến thái tinh vi trrong tâm hồn người vợ trẻ vắng chồng mà còn vượt qua những rào cản của quan niệm chính thống để nói lên tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp của chinh phụ nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 3

THÁI ĐỘ PHÊ PHÁN CHIẾN TRANH PHONG KIẾN PHI NGHĨA

3.1. Thực chất cuô ̣c chiến tranh

Chiến tranh và hoà bình là hai mă ̣t của cuô ̣c sống. Đó cũng chính là đề tài trung tâm trong thời đa ̣i Đă ̣ng Trần Côn. Điều này được thể hiê ̣n phần nào ngay trên tên go ̣i tác phẩm. Chinh phụ ngâm là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến ở xa. Vâ ̣y, phải có chiến tranh thì mới có cảnh người chồng phải ra trâ ̣n, bỏ la ̣i người vợ ở nhà với nỗi lo sợ tuổi xuân tàn phai, ha ̣nh phúc tan vỡ. Chiến tranh là mô ̣t hiê ̣n thực phổ biến trong lúc bấy giờ. Tuy nhiên, khi nói đến mô ̣t cuô ̣c chiến tranh, người ta không thể chỉ đưa ra những nhâ ̣n xét chung chung về sự đau thương mất mát mà phải tìm ra thực chất của cuô ̣c chiến tranh. Nghĩa là phải có mô ̣t điểm nhìn, cách nhìn đúng đắn, khách quan để thấy được rằng cuô ̣c chiến đang được nói tới là chính nghĩa hay phi nghĩa. Như Nguyễn Lô ̣c đã nói: “Xoá nhoà ranh giới giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, khách quan chỉ có lợi cho những kẻ gây ra chiến tranh phi nghĩa, và có ha ̣i đối với lực lượng tiến bô ̣, cách ma ̣ng ” [20; 171]. Viê ̣c xác đi ̣nh thực chất cuô ̣c chiến tranh là mô ̣t viê ̣c làm cần thiết. Nó giúp cho chúng ta xác đi ̣nh được điểm nhìn và cách đánh giá về cuô ̣c chiến. Đă ̣c biê ̣t, trong mô ̣t tác phẩm văn ho ̣c viết về chiến tranh, viê ̣c làm đó sẽ góp phần lí giải thái đô ̣ của tác giả, tâm tra ̣ng của nhân vâ ̣t… từ đó có thể kết luâ ̣n được tác phẩm đó là tiến bô ̣ hay bảo thủ, phản đô ̣ng. Với Chinh phụ ngâm, trong toàn bô ̣ tác phẩm không có mô ̣t câu nào nói rõ thực chất cuô ̣c chiến tranh đươ ̣c phản ánh, song ta có thể đối chiếu tác phẩm với hoàn cảnh li ̣ch sử lúc bấy giờ để làm rõ vấn đề này.

Theo Nguyễn Lô ̣c: “ Trong li ̣ch sử xã hô ̣i phong kiến nước ta, những cuô ̣c chiến tranh do nhà nước phát đô ̣ng có những hình thái sau đây: 1. Chiến tranh chống ngoa ̣i xâm để bảo vê ̣ tổ quốc; 2. Chiến tranh giữa các tâ ̣p đoàn phong kiến để tranh giành quyền lợi; 3. Chiến tranh chống la ̣i các phong trào nông dân khởi nghĩa” [20; 172]. Đă ̣ng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII. Trong khoảng thời gian này, nước ta không hề có giă ̣c ngoa ̣i xâm và lẽ dĩ nhiên, không thể có

cuô ̣c chiến tranh chống giă ̣c ngoa ̣i xâm bảo vê ̣ tổ quốc. Theo sử sách chép la ̣i, những cuô ̣c chiến tranh mang bản chất này chỉ xuất hiê ̣n rất lâu sau đó: cuô ̣c can thiê ̣p của quân Xiêm năm 1784, cuô ̣c xâm lăng lớn nhất của quân Thanh năm 1789… Như vâ ̣y trong giai đoa ̣n li ̣ch sử này, giai cấp phong kiến Viê ̣t Nam chỉ tiến hành hai loa ̣i hình chiến tranh: nô ̣i chiến phong kiến và chiến tranh đàn áp phong trào nông dân khởi nghĩa. Nguyễn Lô ̣c còn khẳng đi ̣nh rõ hơn: “cuô ̣c chiến tranh phản ánh trong Chinh phụ ngâm cũng không phải cuô ̣c chiến tranh giữa các tâ ̣p đoàn phong kiến… chỉ có những cuô ̣c chiến tranh do nhà nước phong kiến phát đô ̣ng chống la ̣i những phong trào nông dân khởi nghĩa hết sức rầm rô ̣ lúc bấy giờ” [20; 172, 173]. Đă ̣t vào hoàn cảnh li ̣ch sử lúc này, ta sẽ thấy rõ hơn. Nhà nước phong kiến bô ̣c lô ̣ bô ̣ mă ̣t phản đô ̣ng mô ̣t cách trắng trợn và kết quả tất yếu chính là ba ̣o đô ̣ng chống la ̣i của nông dân nổ ra như vũ bão. Khắp các ma ̣n đông bắc, tây bắc, không đâu không có khởi nghĩa nông dân nổ ra. Thành Thăng Long lâm vào tình thế “tứ diê ̣n thu ̣ đi ̣ch” buô ̣c triều đình phải xoay xở mo ̣i cách để đối phó. Các tướng lĩnh được huy đô ̣ng đi khắp nơi để “de ̣p loa ̣n” nhưng kinh thành vẫn luôn trong tình tra ̣ng náo đô ̣ng. Rất có thể, cảm hứng của tác giả đã bắt nguồn từ những cuô ̣c chiến tranh chống la ̣i phong trào nông dân của triều đình phong kiến thời gian này. Và dù chúng ta không thể kết luâ ̣n đây là cuô ̣c chiến tranh chống ai, diễn ra vào năm nào nhưng chắc chắn đây là cuô ̣c chiến thuô ̣c mô ̣t trong hai loa ̣i: nô ̣i chiến và chiến tranh đàn áp khởi nghĩa nông dân. Bởi thế, tính chất phi nghĩa của cuô ̣c chiến này là điều hiển nhiên, không phải bàn cãi nữa.

Ta cũng có thể căn cứ vào thái đô ̣ phổ biến của con người thời đa ̣i đối với chiến tranh để hiểu được phần nào tính chất của cuô ̣c chiến. Chiến tranh chính nghĩa sẽ thu phu ̣c được lòng người còn chiến tranh phi nghĩa thì làm cho con người ta trở nên chán ghét, bất bình. Điều này lí giải tinh thần la ̣c quan, sự đồng lòng trong Bình Ngô đại cáo hay Bạch Đằng giang phú:

Mở tiê ̣c quân, chén rượu ngọt ngào

Một phần của tài liệu Cảm hứng nhân đạo trong chinh phụ ngâm của đặng trần côn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w