Cái chết trong văn học Nhật Bản

Một phần của tài liệu Cái chết trong tiểu thuyết rừng na uy của h murakami (Trang 33 - 49)

Trong các tài liệu về văn học Nhật Bản, chúng ta thờng bắt gặp một thời điểm rất muộn đơc coi là mốc đầu tiên của văn học Nhật từ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII. Từ đó đến nay văn học Nhật Bản đã trở thành một nền văn học đa dạng và độc đáo của thế giới.

Vấn đề cái chết đợc nói đến rất nhiều trong văn học Nhật Bản và đợc nói đến trong nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Phải kể đến tác phẩm: Những câu chuyện dòng họ Haike (Haike Monogatari) hoàn thành vào giữa thế kỷ XIII, có âm hởng tơng tự nh bản hùng ca Hy Lạp Iliat và Ôđixe của Homere. Tác phẩm này kể về bớc thăng trầm của dòng họ Tctaira tranh hùng với dòng họ Minamoto. Hai dòng họ này gây chiến với nhau khiến cho dân chúng lầm than vào cuối thế kỷ XII. Những nỗi đau khổ đợc khắc hoạ đậm nét trên nền t tởng Phật giáo về cái phù du của trần thế. Nỗi chán chờng của kiếp ngời từng thấm nhuần các chủ đề sáng tác của thời đại Hêian ( Tk VIII - XI) nhng đó chỉ là nỗi buồn bàng bạc của giới quý tộc có tâm hồn nghệ sỹ. Tác phẩm Những câu chuyện dòng họ Haike mang nỗi sinh ly tử biệt thực sự. Các truyện kể về chiến công oanh liệt, miêu tả những tớng lĩnh mặc áo giáp công phá trận mạc. Nhng ấn tợng mạnh mẽ nhất đối với ngời đọc lại là những nỗi cô đơn đau khổ cái chết anh dũng.

"Nếu phải chết, chết do tay ta còn hơn, ta sẽ để ngời cầu Phật mà tái sinh ở thiên đờng.

- Đúng vậy. Tớng trẻ đáp. Chặt đầu ta ngay đi.

Kuragai thơng cảm quá khua gơm lúng túng, mắt ông mờ lệ. Ông không biết nên xử trí thế nào nhng không còn cách nào khác. Ông khóc thảm thơng và chặt đầu tớng trẻ. Ông kêu lên: Trời ơi. Đau đớn thay là phận dũng sĩ. Chỉ vì ta sinh ra trong gia đình võ sĩ nên phải chịu những nông nỗi này" (Cái chết của Atxmori ).

Truyện Narayama xuất bản năm 1956 của tác giả Shichiro Fukurama. Dựa vào truyền thuyết địa phơng ông đã miêu tả cái đói truyền kiếp của một làng miền núi. Ngôi lang ở khu vực rừng núi khắc nghiệt, cằn cỗi, mùa đông có tuyết phủ trắng xoá, nó mang một tính chất biểu tợng cho một thế giới riêng biệt luôn

bị ám ảnh bởi cái đói. Tác phẩm toát lên một ý nghĩa sâu sắc về con ngời và cuộc sống. Con ngời cũng là một sinh vật mà nhu cầu cơ bản là ăn để tồn tại. Cái ăn chi phối luật pháp và luân lý xã hội, cái đẹp, cái xấu, cái đau khổ, cao th- ợng...Thức ăn hiếm đến nỗi một gia đình đào trộm khoai lang bị cả làng chôn sống. Nhng dù cho cuộc sống có khắc nghiệt nh thế nào ngời ta vẫn tin vào cái "nghiệp" và chữ "từ bi" của nhà Phật. Hai nhân vật chính là bà lão Ôrin và con trai Tapêi. Bà cụ đã 90 tuổi đi hành hơng vào núi cấm "Narayama" (Núi sồi). Đi hành hơng tức là dũng cảm ở lại chết ở nơi hoang vu để đỡ một miệng ăn cho gia đình, cho cộng đồng. Phong tục là nh vậy. Ngời con trai cõng mẹ trên lng, đem đi, để bà ngồi lên một tấm ván buộc vào thân mình. Dọc đờng biết bao nhiêu xơng trắng và đầu lâu phơi trắng, có những ngời còn cha chết. Khi đi cấm nói; ngời trở về cấm quay đầu lại. Nớc Nhật một thời đói nghèo con ngời phải tự chết đi để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Còn gì đau đớn hơn là phải chết khi còn muốn sống. Ngời Nhật hiện đại sẽ không bao giờ có thể tởng tợng đợc rằng ông cha họ có thời phải tự chết đi để cho con cháu đợc sống.

Tác phẩm của Shichi Fukuzawa đã tái hiện một lại một nớc Nhật buồn thảm, đau khổ. Ngời già tự chết đi để cho con trẻ đợc sống phải chăng là một triết lý sống - chết của ngời Nhật?

Đến những tác phẩm của Y.Kawabata, ông cũng miêu tả nhiều cái chết. Tiểu thuyết Xứ tuyết đợc viết và chỉnh sửa trong vòng 12 năm (1934- 1947). Cốt truyện của nó vừa đơn giản lại vừa khó nắm bắt. Shimamura, một tay chơi tài tử, đã có vợ con ở Tokyo. Vào mùa thu, anh trở lại thăm xứ tuyết để ngắm cảnh và tắm suối nớc nóng- nơi mà anh đã đến 6 tháng trớc, để ngắm cảnh và tắm suối nớc nóng. Sau khi chạy xuyên qua một đờng hầm dài vào trong xứ tuyết, con tàu dừng lại ở một sân ga. Một hành khách trên tàu là Yoko có vẻ đẹp trong sáng và tinh khiết cuốn hút anh sau tấm gơng. Anh bị ám ảnh bởi cô gái này. Đến suối nớc nóng anh lại gặp Komako, một cô gái xinh đẹp, quyến rũ, tràn đầy sức sống. Đắm mình trong tình yêu của Komako, Shimamura băn khoăn day dứt vì không làm gì đáng để nàng yêu nh thế. Anh cũng bị hấp dẫn bởi

Yoko cô gái mà anh nhìn thấy trên tàu. Tình yêu anh dành cho Komako đầy cảm xúc trần thế, còn đối với Yoko thì Thánh thiện thanh cao. Kết thúc tiểu thuyết là một vụ hoả hoạn và Yoko đang ở trong toà nhà bị bốc cháy lao ra từ tầng hai. Komako gần nh hoá điên ôm xác nàng trong tay. Shimamura đứng cách xa lảo đảo nhng khi anh nhìn lên trên bầu trời dờng nh giải ngân hà đang chảy tuột vào anh với tiếng gầm dằn dữ. Cái chết của Yoko trong ánh lửa rực rỡ nh sự hoá thân cuối cùng của những giá trị truyền thống. Yoko chết vẻ đẹp cổ xa cũng chết theo - vẻ đẹp mà ngời lữ khách buồn mãi kiếm tìm.

Cái chết của Yoko gia tăng tính bi thơng cho cuốn tiểu thuyết, gia tăng cả sự hoài nghi về cuộc đời. Yoko - vẻ đẹp truyền thống, đẹp nh trong thần thoại liệu còn còn có thể tồn tại trong xã hội hiện đại? Còn Komako rực rỡ nồng nàn, sống một cách mãnh liệt không còn biết đến ngày mai đã phải là vẻ đẹp đích thực của Nhật Bản? Chính hai nhân vật này mang đến cho ngời đọc cảm giác hoài nghi về cái giá trị truyền thống và hiện đại. Còn Shimamura chàng trai vừ yêu thích các vũ điệu truyền thống vừa muốn dịch Valery liệu có giữ đựơc vẻ đẹp này không? Đây là vấn đề cá nhân nhng cũng là vấn đề thời đại. Và Xứ

tuyết chính là nơi con ngời ta đi tìm lại cái tôi đích thực của mình trớc thời điểm

mà hoài nghi băn khoăn là âm hởng chính của tâm hồn.

Shimamura nhìn thấy cảnh Yoko chết:"thân ngời giữ t thế nằm ngang khi rơi". Shimamura giật mình lùi lại nhng thật ra không cảm thấy ghê sợ, anh nhìn cảnh ấy nh một cảnh huyền hoặc. Thân ngời cứng đờ trên không, nhng tự nó đã trở nên mềm mại, dịu dàng đến lạ thờng đến mức do thiếu sự chống lại của cơ thể con ngời biến thành con rối. Shimamura cảm thấy nh có sự khác nhau giữa sự sống và cái chết. Nhng không hiểu tại sao cảnh bất động ấy không gây cho anh cảm giác về cái chết. Anh cảm thấy đó là một sự biến thái, một giai đoạn chuyển tiếp, một hình thức khác của sự sống.

Đến H.Murakami ông cũng miêu tả cái chết trong rất nhiều tác phẩm nh

Rừng Nauy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển...Những cái chết này đều có tính biểu tợng cao và có ý nghĩa sâu sắc.

2.1.3 Cái chết trong thời đại của H.Murakami

Thời hiện đại, nớc Nhật trải qua những thăng trầm của lịch sử, biến động mà cả xã hội phải chịu đựng để "lột xác"và vấn đề tự tử có từ lâu trong xã hội đó. Thời đại này nhiều nhà văn - nhiều con ngời tài năng đã tự tử.

Năm 1927, R.Akutagava(1892- 1929) nhà viết truyện ngắn hiện thực tự tử khi mới 37 tuổi. Ông là nhà viêt truyện nổi tiếng từ sau khi bộ phim Rasômôn

chuyển thể từ truyện ngắn của ông đạt giải thởng quốc tế. Tác phẩm của ông đã mang lại một tiếng chuông độc đáo: Trở về gốc chuyện truyền thống, phân tích tâm lý miêu tả khách quan chứ không đi sâu vào cái tôi, pha trộn hiện thực và huyền ảo văn chơng hoa mỹ nhng súc tích, bố cục chặt chẽ...Những năm cuối cùng tác phẩm của ông phản ánh sự sợ hãi điều bất trắc. Điều này có nguyên nhân từ nhỏ ông luôn bị ám ảnh bởi bệnh điên của mẹ. Ông mất dần khả năng sáng tác mặt khác lại có thêm khủng hoảng của trí thức t sản trớc thế đi lên của chủ nghĩa quân phiệt phát xít. Ông rơi vào khủng hoảng nặng nề. Ông uống uống thuốc ngủ tự tử để lại vợ và ba con.

Năm 1948, Đazai Osamu, tiêu biểu cho thế hệ Nhật hoang mang vì bại trận, ông tự tử lần thứ t khi mới 39 tuổi.

Đazai Osamu (1909 - 1948) xuất thân trong một gia đình địa chủ. Ông là ngời có tâm hồn nhạy cảm nhng có lối sống cực đoan, quá khích. Ông tự huỷ hoại những tác phẩm thiêng liêng, đánh vào lòng yêu thơng của những ngời thân, ông chán sống đám, mình trong thuốc phiện, moocphin, rợu và gái, tìm tội lỗi để tự khích lệ mình. Ông hoang mang đi từ cộng sản đến h vô chính phủ. Ông để lại nhiều truyện và đặc biệt tiểu thuyết Mặt trời lặn miêu tả những gia đình quý tộc bị suy sụp trớc và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Mishima Yukio (1925-1970) là nhà văn đặc biệt nổi tiếng ở nớc ngoài. Ông viết khoảng 1001 truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và một số kịch nô. Ông trở thành nhà văn có tiền, hiểu biết uyên bác về Phơng Đông và Phơng Tây. Ông miêu tả tâm trạng bệnh hoạn của thanh niên thời hậu chiến, hoang mang tr- ớc cuộc đời ít gắn bó với dĩ vãng. Ông là ngời bảo thủ bi quan không thích đời sống hiện đại tôn trọng truyền thống tôn quân, đề cao võ sĩ đạo năm 45 tuổi tự

tử. Lầu vàng là kiệt tác của ông viết về một đạo sĩ trẻ đốt một ngôi đền vì hoang mang không giải quyết đợc mâu thuẫn giữa cuộc đời và nghệ thuật.

Năm 1927 khi Akutaga tự tử, Kawabata không tán thành:"Dù cuộc đời này có nặng nề đến đâu tự tử cũng không làm cho con ngời trong sáng. Ngời tự tử dù có cao thợng đến đâu cũng không phải là ngời hoàn hảo. Đối với Akutawa cũng nh Đazai Tramu tự tử hay bất cứ ai tự tử tôi cũng không thông cảm và đồng tình".

Đặc biệt cái chết của Misima Yukio làm cho Kawabata đau đớn tột cùng. Đó là kết quả nhãn tiền của thân phận ngời Nhật Bản. Suốt cuộc đời mình Kawabata đã nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp của con ngời Nhật Bản, dù trong tận đáy lòng ông biết đó là vẻ đẹp của ngàn xa, vẻ đẹp của dĩ vãng. Suốt nhiều năm ông ca ngợi lòng yêu nớc lòng sùng bái Nhật hoàng của Misima. Ông tuyên bố :"Một văn tài cỡ Mishima hai ba thể kỷ mới có một " sau cái chết của Mishima ông trở thành ngời cô đơn tuyệt vọng. Dù ông là một phật tử say mê thiền tông, nhiều lần tuyên bố tự tử là sai lầm vậy mà ông đã tự tử bằng hơi đốt tại Zuchi (1972) - Nơi ông chọn để kết thúc cuộc đời thành công nhng mang dấu ấn bất hạnh của tuổi thơ. Có lẽ rằng lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp ấy muốn có một chuyến khởi hành đến một vùng đất mới nơi mà ông cha từng đặt chân tới.

Kawabata (1899-1972) là nhân vật nổi tiếng của Nhật Bản và thế giới. Bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Cố đô, Tiếng rền của núi đã đem lại giải Noben văn chuơng cho ông vào năm 1968. Những tác phẩm của ông giúp chúng ta trở về với vẻ đẹp của nớc Nhật xa. Không phải ngẫu nhiên mà có ngời nói tác phẩm của ông giúp chúng ta cân bằng tâm lý trong cuộc sống gấp gáp bộn bề này.

Những nhà văn lớn (tầm cỡ thế giới) của Nhật Bản đã tự tử. Điều này phải chăng khẳng định một lần nữa " văn hoá chết " tồn tại trong đời sống ngời dân Nhật?

2.2 Cái chết trong" Rừng Nauy" từ góc nhìn triết học:

Từ khi sinh ra cho đến khi trở thành ngời " gần đất xa trời" là cả một quá trình dài. Theo bản năng con ngời thờng ý thức đựợc cái chết của mình. Đôi lúc,

khi con ngời ý thức đợc cái chết của mình thì sự ra đi của học thực sự thanh thản.

Đạo Phật đợc tôn thờ tại Nhật Bản và nhiều các nớc khác, các nhà s đôi khi biết trớc đợc thời điểm họ chết. Đó là trờng hợp của nhà s Hotaku của đạo Phật Mahayana. "Một lần ông gọi các chú tiểu lại và nói: Sức khoẻ của ta đang suy yếu dần, nhng không việc gì phải lo lắng. Đây chỉ là dấu hiệu cho biết cái chết đang tới gần.

Các chú tiểu vội hỏi: Thầy sắp chết à? Chết có nghĩa là gì? Chúng ta phải tiếp tục sống. Điều đó có nghĩa là gì?

Nhà s trả lời: Đó chính là hai mặt của một vấn đề, là câu hỏi mà tất cả chúng ta đang tìm kiếm câu trả lời.

Các chú tiểu lại hỏi: Làm sao chúng ta có thể nhận biết đợc hai trạng thái khác nhau nh vậy?

Nhà s trả lời: Khi ma thì nớc trên trời đổ xuống và sau đó trời sẽ quang, mây sẽ tạnh trở lại."

Nhà tâm thần học Elisabeth Kubbler - Ross ( Thụy Điển) tác giả của cuốn sách Sự sống và cái chết cũng chia sẻ quan điểm trên. Bà cho rằng:" Đối với

những ai đang muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa sự sống và cái chết thì sẽ thấy cái chết là một động lực sáng tạo. Giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩa nghiên cứu về cái chết".

Rừng Nauy là một tác phẩm văn học giàu ý nghĩa biểu trng. Ngời đọc với

"Tầm đón nhận" khác nhau sẽ khai thác tác phẩm này ở những chiều kích khác nhau. Nhng có lẽ vấn đề bạn đọc dễ đồng cảm với nhau là: Tác phẩm thực sự xúc động vì nó giúp cho mỗi ngời nhận thức rõ hơn về bản thân và cuộc đời, biết trân trọng hơn những khoảnh khắc đang sống.

Rừng Nauy đề cập nhiều đến cái chết. Cái chết của những nhân vật trong

tác phẩm đều thể hiện một cảm thc thẩm mỹ và hơn nữa nó rất giàu ý nghĩa. Cái chết thể hiện một bi kịch về thân phận con ngời, cái chết thể hiện một phản ứng trớc cuộc đời, và hơn nữa nó còn thể hiện một quan niệm sống.

2.2.1 Các dạng thức chết trong "Rừng Nauy"

Trong Rừng Nauy có nhiều nhân vật đã tự sát

Kizuki tự sát năm 17 tuổi trong nhà để xe. Cậu đã đa một miệng ống cao

su từ một ống xả chiếc N-360 của mình vào cửa sổ của chiếc xe, lấy băng dán bịt kín các ô cửa, rồi nổ máy...Cha mẹ cậu đang đi thăm một ngời họ hàng bị ốm, khi họ mở cửa thì cậu đã chết rồi. Rađio vẫn kêu, và một hoá đơn mua xăng thi kẹp dới một cần gạt nớc của xe. Kizuki không để lại một dòng tuyệt mệnh nào và không ai biết lí do tự tử của cậu là gì.

Naoko chết khi nàng mới 20 tuổi. Cái chết của Naoko đợc kể lại qua lời

của Reiko, ngời cùng ở với Naoko trong dỡng đờng: Naoko bỏ đi vào rừng trong đêm và treo cổ tự tử. Cô mang theo đèn pin và cả sợi dây thừng của chính mình. Naoko chỉ viết lại vài dòng : Xin hãy để tất cả quần áo của tôi cho Raiko. Năm tiếng sau khi cô chết mọi ngời mới tìm ra cô. Xe cứu thơng đến mang Naoko đi và hỏi chuyện Reiko. Họ cũng chẳng nghi ngờ gì nhiều. Đã có một thứ nh là bức th tuyệt mệnh và rõ ràng họ cho rằng đây là một vụ tự tử và họ cho tự tử là việc mà những ngời tâm thần vẫn thờng làm. Nên mọi việc chỉ là thủ tục thôi...buổi tang lễ mới thật là buồn. Gia đình Naoko rõ ràng là khó chịu khi thấy

Một phần của tài liệu Cái chết trong tiểu thuyết rừng na uy của h murakami (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w