Gắn cái chết với tình huống bi kịch 1 Giới thuyết khái niệm

Một phần của tài liệu Cái chết trong tiểu thuyết rừng na uy của h murakami (Trang 69 - 95)

3.1.1 Giới thuyết khái niệm

Tìm hiểu các dạng thức tình huống đặt ra trong sáng tác là một công việc cần thiết của nhà văn. Bởi: " Đôi khi ngời ta nghĩ ra một tình thế xảy ra câu chuyện thật hay và vì thế là coi nh là xong một nửa"( Nguyễn Minh Châu). Và tình huống không cần đến những mâu thuẫn gay gắt nh kịch nhng nó là cái cớ

hết sức chắc chắn hết sức cụ thể và mang tính riêng. ở đó cốt truyện và nhân vật nơng tựa vào nhau vào nhau để thực hiện đặc đắc lực tất cả ý định của tác giả.

Trong tác phẩm Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phơng Lan có định nghĩa: "Tình huống là bối cảnh đặc biệt mà tác giả tạo nên để triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động và suy nghĩ". Đây là một định nghĩa ở nghĩa ở mức độ khái quát nhất. Và chúng tôi coi đây là cơ sở để triển khai luận điểm.

Đối với tác phẩm tự sự tình huống là một yếu tố không thể thiếu. Cùng với sự hiện diện của tình huống đã góp phần xây dựng nên cốt truyện thúc đẩy cốt truyện phát triển. Tình huống trở thành phơng tiện của nhà văn miêu tả chiều sâu của đời sống tâm linh con ngời, để trình bày quan niệm của mình dới dạng thẩm mỹ. Đặc biệt với những tác phẩm thiên về thể hiện tâm lý nhân vật thì d- òng nh yếu tố tình huống không thể vắng mặt. Bởi lúc này hành động của nhân vật không phải là điểm mấu chốt của cốt truyện nữa mà cũng không còn là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Vậy yếu tố nào giúp cốt truyện đợc duy trì nếu không phải là các tình huống truyện.

Trong tiểu thuyết Rừng Nauy, tình huống truyện biểu hiện rất nhiều dạng nh tình huống thắt nút, tình huống cái chết, tình huống sex và trạng thái tâm lý căng thẳng... Và có một dạng tình huống khác là tình huống bi kịch. Vậy tình huống bi kịch là gì? ý nghĩa của nó nh thế nào trong việc thể hiện cái chết?

Cái bi là một phạm trù thẩm mỹ nó đợc đề cập một cách sâu sắc và hệ thống trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca của nhà lý luận cổ Hy Lạp Arixtot. Bản chất của cái bi là sự xung đột nhng không phải xung đột nào cũng mang cái bi. Cái bi không phải là xung đột phổ biến đối với toàn nhân loại nh Căng quan niệm. Thế giới tồn tại trong mâu thuẫn nhng không phải mâu thuẫn nào cũng dẫn đên xung đột mang tính bi. Cơ sở của cái bi chỉ là những xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc không có khả năng thực hiện đợc yêu cầu đó trong thực tế.

Cái bi là sự xung đột giữa tự do và tất yếu nên nó không bị hạn chế trong phạm vi cá nhân có những bi kịch cá nhân nh tình yêu, gia đình, và có cả những

bi kịch lịch sử nh thoái trào cách mạng. Trong lịch sử nghệ thuật thế giới có những tác phẩm miêu tả bi kịch cá nhân nhng cũng có những tác phẩm khác dành cho những bi kịch lịch sử ( Mac, Angghen gọi đó là bi kịch cách mạng và khuyến khích sáng tác loại bi kịch này). Đồng thời có những tác phẩm mà trong đó đằng sau những bi kịch cá nhân hiện ra những xung đột to lớn mang tầm vóc lịch sử.

Cái bi thờng gắn với cái mất mát đau thơng. Nhà thơ Anh thế kỷ XIX, Jonh Rexkin có nói rằng thơ ca chỉ lên tiếng về nỗi buồn của một cô gái khóc thơng cho tình yêu trong trắng bị tan vỡ chứ không thể viết về giọt nớc mắt của kẻ hà tiện đánh mất tiền. Cũng nh vậy, nhân vật và lực lợng bi kịch phải có sức mạnh lớn lao, phẩm chất cao cả, đại diện cho sự tiến bộ của lịch sử mang trong mình những lý tởng đẹp đẽ và những khát vọng chân chính. Tính cách nhân vật bi kịch càng không thể yếu đuối càng không thể tiêu cực hoặc phản động. Cái bi là sự mất mát nhng là sự mất mát của cái cao cả, cái đẹp.

Việc thể hiện trong nghệ thuật có tính bi có ý nghĩa giáo dục và nhận thức sâu sắc. Nó giúp chúng ta lĩnh hội cuộc sống trong sự phong phú phức tạp của nó đồng thời khơi dậy đợc những tình cảm lành mạnh, kích thích những hành động mãnh liệt và sự tham gia tích cực vào cuộc sống.

Tình huống bi kịch là tình huống đặt nhân vật trong những sự chọn lựa giữa cái sống và cái chết, giữa việc sống một cách tầm thờng ích kỷ và bế tắc và băng hoại với việc chọn lựa cái chết nh là việc phát biểu quan niệm sống của từng nhân vật.

Trong Rừng Nauy cái chết gắn với những số phận riêng rẽ. Có cái chết tự nhiên sinh học ( nhng cũng rất đau đớn) vì bệnh tật ( bệnh ung thu) của bố mẹ Midori nhng cũng có cái chết là sự tự chấm dứt cuộc đời nh: Kizuki, Naoko, Hatsumi. Cái chết của những ngời trẻ tuổi trong tiểu thuyết này thể hiện một bi kịch tình yêu và lý tởng. Họ thấy bi quan bế tắc trớc cuộc đời, họ không chấp nhận sống trong một thế giới bất toàn và thiếu sót đến nh vậy.

Với một cái chết bình thờng dù ngời thân có buồn đau nhng họ cũng dễ chấp nhận vì đó là điều tự nhiên không thể tránh khỏi và chúng không mang bi

kịch. Nhng cũng có cái chết mang ý nghĩa đã để lại nỗi đau đớn xót xa không nguôi trong lòng ngời ở lại. Đó là những cái chết của những con ngời đang muốn sống, đáng đợc hởng hạnh phúc.

Bi kịch trong Rừng Nauy thờng gắn với tình huống cái chết bởi cái cái chết sẽ soi sáng phẩm giá nhân vật.

3.1.2 Tình huống bi kịch trong "Rừng Nauy"

Rừng Nauy là một cuốn tiểu thuyết tâm lý, cuốn tiểu thuyết dành riêng cho

giới trẻ. Bởi vậy thật không khó hiểu khi tác phẩm mới đợc ra đời đã đợc độc giả trẻ khắp nơi đón nhận. Cuốn sách đã nói đợc những tâm t sâu kín của lớp trẻ hôm nay. Họ yêu, họ sống và hớng tới lý tởng gì? Họ tìm thấy gì ở xã hội hiện đại? Rừng Nauy là một câu chuyện buồn. Truyện đợc phủ bởi một màn sơng khói ảm đạm của quá khứ. Các nhân vật trong truyện đa phần đều còn rất trẻ nhng đều đã phải chứng kiến sự ra đi của những ngời thân yêu và mỗi nhân vật lại có cách để đối diện với nó khác nhau. Ba cái chết trong truyện đã tạo ra một kiểu tình huống trên: Tình huống cái chết. Xây dựng tình huống này, H.Murakami nhằm thể hiện một nét tâm lý phổ biến trong xã hội hiện đại: Bế tắc, tuyệt vọng, mất phơng hớng trong cuộc đời của ngời Nhật thập niên 60 của thế kỷ trớc. Nớc Nhật nổi tiếng trên rất nhiều phơng diện, một trong những ph- ơng diện đó là số ngời tự sát cao nhất thế giới. Ngời ta đã liên tiếp đa ra những thống kê về số ngời tự sát trên thế giới qua mỗi năm, và Nhật vẫn là quốc gia đứng đầu. Không ở đâu xa, ngay trong thế giới nhà văn, một loạt các tác giả nổi tiếng sau khi đạt đến đỉnh vinh quang, đã tự kết liễu mình khi tuổi đời còn trẻ tài năng đang độ chín muồi. Tiêu biểu nh: Akutagawa Ryunosuke tự sát năm 35 tuổi, Dazai Osamu tự sát năm 39 tuổi, Yasunari Kawabata tự sát năm 72 tuổi, Misima Yakio… Dờng nh, tự sát đã trở thành một truyền thống của ngời Nhật. Tự sát là cách để khẳng định sự tồn tại của sự sống cá nhân, khẳng định giá trị của bản thân. Đồng thời đó cũng là cách ngời ta trốn chạy thực tại đen tối, là con đờng cho những tâm hồn bế tắc không tìm thấy mình giữa chốn phù hoa. Hay nói cách khác đi chết với ngời Nhật là một cách phát biểu quan niệm sống tinh thần Samurai (Võ sĩ đạo).

Trong Rừng Nauy, H.Murakami đã tạo dựng ba cái chết, mỗi cái chết đợc thực hiện bằng những cách thức khác nhau, Kizuki 17 tuổi tự sát bằng khí ga trong ô tô, Naoko 20 tuổi treo cổ tự tử, Hatsumi cắt tay tự tử…. Những ngời này đều xuất sắc thông minh, học giỏi đợc rất nhiều bạn bề thầy cô yêu quý, là niềm kỳ vọng của gia đình, ngời thân. Nhng họ là những ngời cô đơn nhất. Cô đơn bởi họ nhìn rõ hơn ai hết xã hội mà họ đang sống là một xã hội đen tối, một xã hội kim tiền, chạy theo những giá trị vật chất, lối sống thực dụng để đánh rơi mình trong vòng xoáy nhân sinh mãi mê với những cám dỗ hoan lạc để rồi không biết mình đi về đâu, sống để làm gì, sống vì cái gì… Một khi đã thấy rõ thế giới xung quanh họ lại càng rơi vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng. Bế tắc trong mớ bòng bong không lối thoát, và tìm đến cái chết là điều tất yếu. Đấy là cách để họ khẳng định bản ngã cá nhân, một bản ngã riêng không lẫn lộn. Họ thực hiện cái chết đó dờng nh rất nhẹ nhàng. Kizuki sau buổi chiều đi chơi với Toru đã không hề để lại một dòng tin, tự khoá chặt mình trong xe ôtô, mở van ống xả và chết. Ngạo nghễ và bình tâm. Naoko thì mê loạn, bế tắc bị giằng co bởi quá khứ đau thơng. Hằng đêm, cô nghe tiếng ngời chết gọi cô theo. Naoko thắt cổ tự tử một đêm trong rừng sâu. Hatsumi thất vọng với mối tình Nagasawa cũng tìm đến với cái chết bằng cách tự cắt tay mình…Chết đã trở thành điều gì đấy gần gũi. Nó không đối lập với sự sống. Nó ở đó, tồn tại bên cạnh sự sống, và ở thời điểm thích hợp nhất nó thay thế cho sự sống. Truyện có 6 nhân vật chính, 3 ng- ời sống và 3 ngời chết.

Những cái chết trong truyện đã đợc H.Murakami thể hiện gián tiếp qua từng bớc chuyển tâm lý của ngời chứng kiến nó mãi mãi hằn sâu trong tâm trí ngời sống, nh một vết thơng không bao giờ lành. Trở thành một nỗi ám ảnh, một cục khí vón lại, đậm đặc, đen ngòm ăn sâu vào cuộc sống của ngời ở lại. Mỗi ngời chứng kiến cái chết của ngời thân lại tự tìm cách riêng để đối diện với nó, chấp nhận nó, thích nghi với nó. Wantanabe trớc cái chết của ngời bạn thân Kizuki đã nhận thấy “ cái chết là có thực, nó không phải là cái đối nghịch với cuộc sống mà là một phần của cuộc sống” [ 14, 62 ]. Suốt cuộc đời còn lại anh luôn thấy nó hiện diện bên cạnh mình, nó có thực hiển hiện qua những hình ảnh

những cái chặn giấy trong phòng hỏi cung, những bàn bi a, những làn khói trắng ở nhà thiêu xác... Anh hoàn toàn mất khả năng nhìn nhận sự sống và cái chết “Đêm hôm Kizuki chết, tôi đã mất khả năng nhìn nhận sự chết và sự sống một cách giản dị nh vậy. Chết không phải là đối nghịch với sự sống. Nó đang ở đây rồi ngay bên trong tôi, nó luôn luôn ở đấy, và chẳng có gì có thể cho phép tôi quên đợc điều đó. Khi nó lấy đi Kizuki mới 17 tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sự chết đã túm đợc cả tôi” [ 14, 65 ]. Toru tìm cách đối diện với nó bằng cách bắt đầu ngủ với bạn gái, bằng cách tạo cho mình một thái độ không coi trọng mọi thứ xung quanh. Với anh không có điều gì là quan trọng. Anh luôn tự xác định cho mình một tấm rào chắn kiên cố, cách biệt với thế giới xung quanh. Rời bỏ quê hơng lên sống tại Tokyo, ở trong một ký túc xá chật chội, u ám, ăn một mình, sống một mình. Thả mình trong nỗi đau của qúa khứ, sống không hiện tại, không tơng lai.

Cái chết của Kizuki là gây lên những chấn động tâm lý hoàn toàn khác ở Naoko. Naoko và Kizuki từ nhỏ đã vô cùng thân thiết, gần gũi với nhau. Giữa họ không có khoảng cách về giới tính. Họ nh hai đứa trẻ lớn lên từ một hòn đảo hoang. Nếu thấy đói chỉ việc nhặt chuối ăn, nếu thấy cô đơn chỉ việc tìm đến vòng tay của nhau. Với Naoko, Kizuki là sợi dây gắn kết cô với xã hội loài ngời và ngợc lại. Bởi vậy, sau cái chết của bạn trai, sợi dây đó cũng đồng nghĩa bị chặt đứt. Naoko rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng hụt hững. Cô bị mắc chứng bệnh về tâm lý không kiểm soát đợc ngôn ngữ. Đấy là một dạng của căn bệnh tâm thần. Từ một cô gái quý tộc có nhiều bạn bè vây quanh, cô chạy trốn gia đình, bạn bè, đến sống trong một căn gác xép tối tăm, không giao du với thế giới bên ngoài. Cô không còn nhận rõ sự tồn tại của mình, không biết cái gì đang phải đến với mình. Hoang mang, sợ hãi luôn cảm thấy hố sâu đen ngòm đang rình rập mình ở khắp nơi. Bớc đi trong cuộc đời nhng chân không chạm đất. Các cảm giác gần nh bị tê liệt. Gặp lại Toru hai năm sau cái chết của Kizuki, nỗi đau trong quá khứ đã gắn kết hai tâm hồn tha phơng lại với nhau. Họ tìm đến nhau trong cô đơn, trong tuyệt vọng, sởi ấm cho nhau. Nhng cuối cùng, quá khứ nặng nề đã không để Naoko quay trở lại với cuộc sống bệnh trở

nên ngày càng trầm trọng, cô bắt đầu có triệu chứng hoang tởng, nghĩ ra những chuyện không có trong thực tế. Cô kể cho Toru nghe về cái giếng đồng một cách say sa đến mức khiến cho anh cảm thấy nó đang tồn tại thật ở đâu đấy trong khu rừng. Toru hoàn toàn không thể nắm bắt đợc cái gì diễn ra trong ngời cô. Dù cố gắng nỗ lực để kéo cô trở lại với thực tại nhng anh đã không thể làm đợc. Có lúc anh thấy cô hoàn toàn bình thờng, tỉnh táo. Có lúc bí hiểm, khó hiểu. Đêm sinh nhật Naoko tròn hai mơi tuổi, một đêm tháng t ma sụt sùi, tâm lý của Naoko hoàn toàn không bình thờng. Đó chính là quá khứ đang dồn về trong cô. Naoko nói nhiều một cách khác thờng, cô say sa tỉ mỉ về những chuyện đã qua từ lâu. Trong buổi tối đó cô cảm nhận rõ nhất nỗi đau mà mình đang gánh chịu, sự mất mát, nỗi cô đơn trống trải. Những cố gắng của Toru cũng không làm tình hình khá hơn. Cô đơn, tuyệt vọng, Naoko cuối cùng đã tìm đến cái chết nh một sự giải thoát. Đó là cách cô trở về với Kizuki.

Đến lợt mình, Toru lại một lần nữa đối diện với cái chết, lần này là Naoko. Đây là cú sốc tinh thần thứ hai mà anh phải gánh chịu. Sau cái chết của cô, Wantanabe đi lang thang khắp nớc Nhật. Anh cứ đi, đi và không biết mình đi dâu “không thể nhớ là tôi đã đi đâu. Tôi chỉ còn nhớ đợc những cảnh trí, âm thanh và mùi vị nhng những nơi tôi đã đi qua thì chẳng còn dấu vết gì trong ký ức, kể cả cảm thức thời gian trong chuyển đã đi đến chỗ nào trớc, chỗ nào sau. Tôi đã đi từ chỗ này sang chỗ kia bằng tàu hoả, xe buýt hoặc xin ngồi nhờ trên thùng xe tải, trải túi ngủ qua đêm trong những bãi đỗ xe, nhà ga, công viên, bên bờ sông hoặc bờ biển…”. Toru hoàn toàn không ý thức đợc cuộc sống thật của mình. Chìm đắm trong quá khứ, trong ảo giác. Những cảm giác về Naoko vẫn còn hiện hiện trớc mắt anh nh tất cả chỉ mới ngày hôm qua. Hình ảnh cô tràn ngập trong anh:" Những đêm không ngủ đợc, hình ảnh Naoko lại hiện về trong tôi. Không có cái gì ngăn lại đợc. Kí ức về nàng đầy ứ trong tôi, và khi một trong số chúng đã tìm đợc kẽ hở để lọt ra, tất cả những cái khác cũng chen nhau ùa ra nh nớc lũ không thể ngăn lại đợc ( )… Naoko sống ở đó, và tôi có thể nói với nàng và ôm nàng trong tay. ở nơi ấy sự chết không phải là yếu tố quyết

định làm chấm dứt sự sống. ở nơi ấy sự chết chỉ là yếu tố cấu thành nên sự

Một phần của tài liệu Cái chết trong tiểu thuyết rừng na uy của h murakami (Trang 69 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w