II. Cái tôi trữ tình trong thơ Tế Hanh trớc cách mạng tháng 8/1945 đến 1975.
Phần kết luận
Cái tôi trữ tình là một khái niệm cơ bản của việc nghiên cứu đặc tr- ng thể loại trữ tình - nó là một khái niệm có ý nghĩa then chốt, quan trọng trong cấu trúc thể loại.
Cái tôi trữ tình là một phạm trù nghệ thuật đợc thể hiện bằng các phơng tiện nghệ thuật và tồn tại trong thơ. Nội dung khái niệm không chỉ bao gồm cái riêng t, cái cá nhân, cái độc đáo mà còn bao gồm nhiều cung bậc đa dạng khác. Đó là bình diện xã hội, công dân, cộng đồng, thẩm mỹ, lịch sử... Nếu chúng ta vẫn giữ một quan niệm hẹp về cái tôi trữ tình sẽ không có một cái nhìn nhất quán, tổng thể để giải thích sự phong phú vô hạn của nội dung thi ca.
Cái tôi trữ tình còn là một thế giới nghệ thuật đặc thù, những đặc trng và quy luật tồn tại, phụ thuộc vào lịch sử thời đại và lịch sử cá nhân, chiếm lĩnh thế giới thơ trữ tình là chiếm lĩnh thế giới này.
Thơ Tế Hanh trong suốt 50 năm sáng tạo đã trải qua nhiều chặng diễn biến phát triển mạnh mẽ song song với hiện thực lịch sử đầy chấn động và thử thách để hình thành nên những kiểu cái tôi khác nhau: từ cái tôi hiện thực đến cái tôi lãng mạn ở giai đoạn trớc cách mạng; cái tôi cảm quan hiện thực mới ở giai đoạn sau cách mạng.
Nh vậy nhìn lại chặng đờng mà Tế Hanh đã đi qua, dù với một đời thơ của mình, con đờng đi cha kết thúc. Song ta thấy Tế Hanh đã góp vào thơ ca Việt Nam một tiếng nói riêng hết sức trữ tình, đằm thắm của một thi sĩ yêu tha thiết cuộc sống và chế độ. Tế Hanh đã khẳng định vị trí xứng đáng của mình: nhà thơ của non sông đất nớc và biển cả, nhà thơ của đấu tranh thống nhất nớc nhà.
Trớc cách mạng, ông đã có nhiều vần thơ đầy ấn tợng, nhng phải nói rằng những vần thơ sau cách mạng vẫn là phần mạnh nhất và có sức thu hút nhiều độc giả hơn cả.
Nói đến thơ tức là nói đến tình cảm, tình cảm là "cái nôi" của thơ ca, nhng thực ra, không phải ai làm thơ cũng đầy đủ tình cảm, có đợc tình cảm chân thành hay không cần phải tuỳ thuộc vào thái độ, trách nhiệm của ngời viết đối với cuộc sống. Và ở Tế Hanh của chúng ts, tình cảm đã tạo nên sức mạnh cho thơ ông, với chất trữ tình đậm đặc trong tâm hồn một thi sĩ yêu cuộc sống nên ngòi bút của nhà thơ cũng di chuyển trên chất trữ tình đó. Đúng nh một nhà nghiên cứu nào đó đã nói: Thơ Tế
Hanh là tiếng thơ rất giàu tình cảm là bởi tấm lòng chân thành, cảm xúc dồi dào vốn là đặc điểm trong phong cách thơ Tế Hanh.
Chặng đờng sáng tác khá dài của Tế Hanh tuy thành công rất nhiều nhng bên cạnh đó còn có một vài vấp váp và hạn chế nhỏ, chẳng hạn nh có lần Tố Hữu đã nói: "Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy" và chính Tế Hanh cũng nhận: "cái chính là có bột mới khuấy nên hồ, có sống, có cảm xúc thực tế mới sáng tác tốt, nhiều bột, nhiều hồ, nhiều vốn sống, nhiều cảm xúc sẽ có nhiều sáng tác". Tế Hanh cũng đã sẵn lòng đem hết những lời thơ đẹp đẽ để ca ngợi cuộc sống. Song trong thơ Tế Hanh cha có cái day dứt, nung nấu của những ngời phải vật lộn, đấu tranh để xây dựng cuộc sống mà ông mới lớt qua bên ngoài cha đi sâu vào bản chất của cuộc sống.
Tế Hanh trong quá trình sáng tạo nghệ thuật không phải là một sự phẳng lặng mà đã phải trải qua bao nhiêu nỗi khó khăn. Song với ý thức trách nhiệm, với sự nổ lực hết mình cộng với lòng yêu nghề, yêu cuộc sống ông đã để lại cho bạn đọc những sáng tác thật đáng tự hào và mang giá trị nghệ thuật khá cao.
Cuộc đời thơ của Tế Hanh sinh ra chỉ để làm thơ trữ tình, đây là sở trờng chính của ông. Do vậy đã góp phần trong bầu trời thơ Việt Nam nói chung, thể loại trữ tình nói riêng một tiếng nói trữ tình hết sức độc đáo và khác biệt. Đó là một điều rất đáng ghi nhận và tự hào.
---