tương ứng với điểm rẽ nhánh, 0 tương ứng với lớp minutiae sai).
- Đầu ra: Gồm 3 nơron tương ứng với 3 lớp phân chia (1: ending; 2: bifurcation; 0: minutiae sai).
2.3 Phương pháp rút trích minutiae từ ảnh xám
2.3.1 Phương pháp rút trích đặc trưng từ ảnh xám bằng thuật toán “dò theo đường vân” [2] vân” [2]
Ý tưởng của phương pháp này là dựa vào thuật toán “Dò theo đường vân” (rigde line following) [7]. Từ ảnh vân tay đã được tăng cường, thuật toán sẽ dò các đường vân để tìm ra các đặc trưng rẽ nhánh và các đặc trưng kết thúc. Mặc dù độ phức tạp khái niệm của phương pháp này nhiều hơn, nhưng phương pháp này có độ tính toán ít phức tạp hơn so với phương pháp rút trích các đặc trưng từ ảnh đã được nhị phân hóa.
* Dò theo đường vân
Giả sử I là một ảnh xám có kích thước là a×b, và z là giá trị mức xám tại điểm (i,j) thì bề mặt của ảnh vân tay I , với ảnh I có kích thước i=1, …a; j=1, ..b; có dạng như trong hình 2-16.
Hình 2-16: Các đường vân (ridge) và rãnh (ravine) trên bề mặt vân tay
Về mặt toán học, đường vân là tập hợp các điểm cực đại dọc theo cùng một hướng xác định. Việc rút trích các đặc trưng trực tiếp từ ảnh xám dựa vào thuật toán “Dò theo đường vân”. Trong đó, thuật toán này dựa vào việc xác định các điểm cực đại trục giao với hướng của đường vân, bằng cách kết nối các điểm cực đại ta thu được đường vân trên ảnh vân tay.
Các bước chính rút trích đặc trưng bằng thuật toán “Dò theo đường vân” được thực hiện như sau:
• Lấy một điểm bất kỳ (is,js) trên ảnh I. • Xác định hướng φs tại điểm (is,js).
• Tìm điểm cực đại (ic,jc) mà gần với (is,js) nhất (hình 2-19). • Xác định hướng φc tại điểm (ic,jc).
• Dịch chuyển một đoạn μ theo hướng φc (hình 2.20). • Điều chỉnh lại điểm cực đại (ic,jc) và hướng φc.
• Tiếp tục dò theo đường vân cho đến khi không phát hiện được điểm cực đại (ic,jc) thì đó là điểm đặc trưng (có thể là điểm kết thúc hay điểm rẽ nhánh).
• Tiếp theo chọn một điểm (is,js) khác và thực hiện lại quá trình trên cho đến khi dò hết tất cả các đường vân.
Hình 2-17: Điểm cực đại (ic,jc) tương ứng với (is,,js)
Hình
2-18: Dịch chuyển một đoạn theo đường vân [7]
Thuật toán xác định điểm cực đại:
Giả sử (Ω (it,jt),φ, σ) là thiết diện của đường vân có điểm chính giữa là (it, jt), hướng của thiết diện φ = φt +π / 2 (φt là hướng của đường vân tại (it, jt) và
bề rộng của thiết diện m = 2σ +1 điểm ảnh (hình 3-4). Khi đó, Ω được xác định như sau:
={(i,j) | (i,j) I,(i,j) segment((istart, jstrart), (iend, jend))} (istart, jstrart)= (round(it - σ), round(jt - σsin))
(iend, jend)= (round(it + σ), round(jt + σsin))
Điểm cực đại được xác định bằng cách so sánh mức xám giữa các điểm trong Ω.
Hình 2-19: Thiết diện của đường vân [7]