Hệ thống tranh ảnh phục vụ dạy học phần Sinh thái học– Sinh học

Một phần của tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 28 - 30)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.Hệ thống tranh ảnh phục vụ dạy học phần Sinh thái học– Sinh học

2.1.1. Cơ sở khoa học của việc xác định tranh ảnh phục vụ dạy học phần

Sinh thái học.

Sinh học là một bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật phong phú, đa dạng, do vậy nguyên tắc trực quan có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là PTTQ có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh, mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh.

Những sự vật, hiện tượng, quá trình…xảy ra trong tự nhiên mà học sinh lĩnh hội không phải khi nào GV và HS cũng trực tiếp tiếp cận được chúng. Tranh dạy học là PTTQ có thể gián tiếp thể hiện cấu trúc các sự vật, hiện tượng, quá trình đó. Do đó, đối với HS, tranh có thể giúp các em tiếp cận các sự vật, hiện tượng, quá trình…để lĩnh hội kiến thức một cách chủ động bằng sự tham gia của nhiều giác quan. Đối với GV, tranh dạy học cho phép GV tiết kiệm công sức, thời gian lên lớp, nhờ đó GV có thể truyền đạt nhanh, dễ hiểu hoặc khi cần có thể bớt những lượng thông tin không cần thiết để nội dung cô đọng hơn. Nhờ tranh, GV có thể giúp HS lĩnh hội được thông tin về những đối tượng hoặc quá trình khó quan sát bằng vật thật hoặc thí nghiệm

Phần lớn học sinh rất thích thú khi trong tiết học GV có sử dụng tranh ảnh để dạy học nhưng lại ít biết cách khai thác, sử dụng tranh ảnh để phục vụ bài học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn học sinh cách khai thác, sử dụng.

Khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên cần giúp học sinh không chỉ biết miêu tả bề ngoài của tranh ảnh mà quan trọng hơn là phải biết khai thác nội dung chứa đựng bên trong tranh ảnh. Thường thì giáo viên giới thiệu tên tranh ảnh sau đó yêu cầu học sinh quan sát vào tranh ảnh để trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên.

Theo Nguyễn Cương (1995) và Lê Thị Thanh Hương (1999) thì PTTQ nói chung tranh ảnh nói riêng trong dạy học được sử dụng theo hai cách thức sau:

* Minh hoạ cho bài giảng: Trong trường hợp các PTDH, đặc biệt là PTDH được sử dụng trong quá trình dạy học theo chức năng minh họa cho bài giảng, có nghĩa là sau khi bài được giảng xong hay một vấn đề nào đó trong tiết học được học xong thì PTTQ được đưa ra để các em nhìn, quan sát để giúp các em có được hình ảnh về các sự vật hiện tượng sinh học mà giáo viên vừa nói, vừa trình bày xong. Giảng dạy theo cách này, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách máy móc, ghi nhớ và học thuộc bài một cách hời hợt. Các em không được động não, không trải qua các thao tác tư duy để hình thành khái niệm, nghĩa là học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình nhận thức cũng như không nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. Như vậy, biểu tượng và khái niệm được hình thành không được chắc chắn và học sinh sẽ rất mau quên.

Như vậy, PTTQ trong dạy học sinh chỉ được sử dụng theo chức năng này thì các hình thức sử dụng chủ yếu là theo phương pháp dạy học theo hướng “thầy giáo là trung tâm”. Với cách giảng dạy theo hướng này, không phát huy được tính tích cực của học sinh, hiệu quả của chất lượng bài giảng sẽ không cao. Quá trình sử dụng các phương tiện như vậy sẽ không rèn luyện được các kỹ năng kỹ xảo cho học sinh.

* Nguồn dẫn đến tri thức mới: Dùng để HS khai thác tri thức, các PTTQ trong dạy học được sử dụng theo chức năng nguồn tri thức, được sử dụng trong các phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”. Nghĩa là trong giảng dạy, phương pháp dạy của thầy không còn là việc thầy truyền thụ cho học sinh một khối lượng tri thức “đã làm sẵn” mà thầy phải tổ chức cho học sinh làm việc với nguồn tri thức, gợi mở, hướng dẫn, điều khiển cho các em khám phá tri thức, kiểm tra, phán xét kết quả nhận thức. Trong quá trình chiếm lĩnh tri thức bằng cách đó học sinh được học và được rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp làm việc độc lập, nói chung là phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Một số hình vẽ và sơ đồ quan trọng trong chương trình đã được đưa vào SGK. Tuy nhiên nhiều hình vẽ và sơ đồ có kích thước nhỏ và thường không có màu sắc nên không làm rõ được một số chi tiết quan trọng. Do đó người GV phải biết lựa chọn sưu tập các hình vẽ và sơ đồ để bổ khuyết những thiếu sót và khó khăn nói trên [7] ,[18].

Như vậy phụ thuộc vào nội dung và mục đích sử dụng mà chúng tôi chắc lọc và thống kê được 42 tranh ảnh để phục vụ giảng dạy phần sinh thái học (bảng 2.1)

Bảng 2.1. Số lượng tranh, ảnh và mục đích sử dụng giảng dạy phần sinh thái học.

Nội dung Số lượng Mục đích sử dụng Dạy kiến thức mới Củng cố Kiểm tra Cá thể và quần thể sinh vật

Môi trường sống và các nhân

tố sinh thái. 4 + + +

Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

4 + + +

Các đặc trưng cơ bản của

quần thể sinh vật. 7 + + +

Biến động số lượng cá thể

của quần thể sinh vật. 3 + + +

Quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã. 6 + + + Diễn thế sinh vật. 3 + + + Hệ sinh thái, sinh quyển H ệ sinh th ái 4 + + +

Trao đổi vật chất trong hệ

sinh thái 3 + + +

Chu trình sinh địa hoá và

sinh quyển 5 + + +

Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

3 + + +

Tổng 42

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 28 - 30)