Phân loại theo sự linh hoạt của tranh

Một phần của tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 36)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.2.3. Phân loại theo sự linh hoạt của tranh

a. Tranh tĩnh.

Các chi tiết của loại tranh này được vẽ cố đinh không thay đổi. Loại tranh này được in sẵn trên giấy khổ lớn A0, A4 tranh trong sách giáo khoa. Giáo viên chỉ việc dùng sẵn những nội dung kiến thức có trong tranh để khai thác và giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức đó. Các tranh được trình bày ở các phần 2.1.2.1 và 2.1.2.2 của đề tài đều thuộc loại tranh này.

b. Tranh động

Loại tranh này thường được giáo viên thiết kế với các chi tiết trong tranh thay đổi được. Có hai loại tranh thuộc nhóm này mà giáo viên đã thiết kế để phục vụ bài dạy của mình một cách khó hiệu quả:

+ Tranh ghép: GV dùng những mảnh bìa rời, phía sau các mảnh bìa đó là từng phần kiến thức kết cấu theo một ý đồ sư phạm của bài học. Tiến trình của bài giảng đến đâu, GV bóc lần lượt các mảnh bìa đó cho đến hết. Hoặc làm theo cách ngược lại, trên các mảnh bìa đó đã có sẵn các chi tiết hoặc các bộ phận rời rạc, dưới sự hướng dẫn của GV, HS lần lượt lên ghép các mảnh bìa đó.

Chất dinh dưỡng trong môi trường tự nhiên

CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA

Phần vật chất trao đổi giữa quần xã và môi trường Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ

Sinh vật phân giải

Phần vật chất lắng đọng

+ Tranh được thiết kế bằng phần mềm tin học: GV có thể sử dụng các phần mềm tin học, như phần mềm Powerpoint,...thiết kế các tranh động. Loại tranh này thiết kế tương đối phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian, yêu cầu GV phải có trình độ tin học. Nhưng loại tranh này rất kích thích sự hứng thú học tập của HS, tuy nhiên đòi hỏi sự công phu khi thực hiện và không phải GV nào cũng có thể thực hiện được.

Trong giới hạn của phạm vi của đề tài này chúng tôi chưa nghiên cứu sâu vào biện pháp sử dụng loại tranh động này mà mới chỉ nêu tên, hi vọng sẽ tiếp tục phát triển đề tài hơn nữa theo hướng này

2.2. Các biện pháp sử dụng tranh trong dạy học phần sinh thái học.

Với hệ thống tranh ảnh được xây dựng có thể sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học và được tổ chức với nhiều biện pháp khác nhau. Trong nghiên cứu của mình, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của HS chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp sử dụng tranh sau đây:

2.2.1. Các biện pháp sử dụng tranh trong khâu giảng bài mới.

a. Biện pháp sử dụng tranh để tổ chức hỏi đáp.

Các hình ảnh trên tranh là nguồn chứa đựng thông tin. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để giúp học sinh khai thác thông tin, các câu trả lời chính là các bộ phận của kiến thức cần lĩnh hội.

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp tranh ảnh cần thiết.

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các câu hỏi khai thác tranh ảnh. Bước 3: Học sinh tự lực làm việc.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

Ví dụ 1:

Kiến thức:Môi trường và các nhân tố sinh thái(bài 35)

1. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:

- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trườn - Nêu được khái niệm về nhân tố sinh thái và các nhóm nhân tố sinh thái

2. Nội dung chính

* Khái niệm môi trường: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng

đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Có 4 loại môi trường chủ yếu là:

- Môi trường cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển

- Môi trường nước bao gồm vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn

- Môi trường đất gồm các loại đất khác nhau, trong đó có sinh vật sinh sống - Môi trường sinh vật bao gồm thực vật, động vật và con người khi chúng là nơi sống của các loài kí sinh, cộng sinh.

* Khái niệm nhân tố sinh thái: là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Nhân tố sinh thái bao gồm:

- Nhóm nhân tố vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

- Nhóm nhân tố hữu sinh bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật, trong đó con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

3. Phương tiện hoạt động:

- Hình 2.16: Các loại môi trường sống của sinh vật (phần phụ lục 4)

4. Hoạt động:

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.16 Các loại môi trường sống của sinh vật

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác tranh vẽ.

- Quan sát hình 2.16 kết hợp nghiên cứu SGK mục I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái, trang 150 và trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy cho biết Cá, Chim, Thỏ sống trong những môi trường nào? - Cá sống trong các ao, hồ chịu tác động của những yếu tố nào?

1. Môi trường nước

2. Môi trường trên cạn

3. Môi trường đất

4. Môi trường sinh vật

- Những nhân tố nào là nhân tố vô sinh, hữu sinh? - Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?

- Thế nào là nhân tố sinh thái? Có mấy loại nhân tố sinh thái? - Vì sao lại tách con người ra khỏi nhóm nhân tố hữu sinh?

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc - Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận

Ví dụ 2: Kiến thức về khái niệm quần xã sinh vật (bài40)

1. Mục tiêu: Sau khi học xong đơn vị kiến thức này HS nắm được - Khái niệm quần xã sinh vật.

- Rèn luyện, phát triển kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ.

2. Phương tiện: Hình 2.19; hình 2.20 và hình 2.21 (phần phụ lục 4)

3. Hoạt động.

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.19, 2.20, 2.21

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để định hướng sự quan sát của học sinh. - Có những quần thể sinh vật nào tồn tại trong hai quần xã trên? - Các quần thể sinh vật này cùng loài hay khác loài?

Quần thể a Quần thểc Quần thểb

Hình 2.19. Quần xã ao hồ Hình 2.20. Quần xã mưa rừng nhiệt đới

Tác động qua lại giữa các quần thể trong quần xã

Tương tác giữa quần thể với các nhân tố sinh thái của môi trường

- Giữa các quần thể có quan hệ với nhau không?

Từ những ý trên kết hợp với nội dung mục I và hình 2.21 - SGK hãy cho biết: Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ?

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận

b. Biện pháp sử dụng tranh kết hợp với công tác độc lập được ghi sẵn trên phiếu học tập.

Quy trình:

Bước 1: Giáo viên cung cấp tranh ảnh cần thiết.

Bước 2: Giáo viên đưa ra hoạt động khai thác tranh ảnh qua việc hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc. Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

Ví dụ: Kiễn thức diễn thế sinh thái (bài 41)

1. Mục tiêu: - Học sinh khắc sâu được khái niệm diễn thế sinh thái - Phân biệt được hai kiểu diễn thế sinh thái.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và khái quát hoá kiến thức.

2. Phương tiện: Hình 2.25 và hình 2.27.

3. Hoạt động

Hình 2.25 : Diễn thế sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn Rừng lim nguyên sinh Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng sinh Cây gỗ nhỏ và cây bụi sinh Cây bụi và cỏ chiêm ưu thế sinh Tràng cỏ

Giai đoạn khởi

đầu Giai đoạn giữa

Giai đoạn cuối Chặt hết các cây lim

Hình 2.27 : Sơ đồ quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.25 và hình 2.27.

Bước 2: Yêucầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau:

Kiểu diễn thế sinh thái

Các giai đoạn của diễn thế sinh thái

GĐ khởi đầu GĐ giữa GĐ cuối

Diễn thế nguyên sinh

Diễn thế thứ sinh

Từ đó hãy:

- Phân biệt sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh? - Thế nào là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

c. Sử dụng tranh để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề.

Ví dụ 1: Kiến thức: Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá. (Mục I bài 44).

1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm chu trình sinh địa hoá.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và khái quát hoá kiến thức.

2. Phương tiện: Hình 2.35 Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên .

3. Hoạt động.

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.35.

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để định hướng sự quan sát của học sinh.

Học sinh quan sát hình 2.35 kết hợp với thông tin mục I bài 44 - SGK trả lời các câu hỏi sau:

- Em hiểu như thế nào về câu nói: “Cát bụi trở về các bụi”

- Theo chiều mũi tên trong sơ đồ hình 2.15, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã. Từ đó hãy cho biết thế nào là chu trình sinh địa.

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

Ví dụ 2: Kiến thức về lưới thức ăn.

1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm lưới thức ăn.

- Phân biệt được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và khái quát hoá kiến thức.

2. Phương tiện. Hình 2.32: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng.

Chất dinh dưỡng trong môi trường tự nhiên

CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA

Phần vật chất trao đổi giữa quần xã và môi trường Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ

Sinh vật phân giải

Phần vật chất lắng đọng

3. Hoạt động.

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.32.

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để định hướng sự quan sát của học sinh. + Yêu cầu học sinh nhận biết các chuỗi thức ăn có trên hình.

+ Hãy chỉ ra những loài sinh vật tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn?

+ Giữa các chuỗi thức ăn có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau như thế nào? + Từ đó hãy nêu khái niệm về lưới thức ăn?

+ Nếu một loài sinh vật trong 1 chuỗi thức ăn bị tuyệt chủng hoặc số lượng giảm sút thì có gây hậu quả gì không? Vì sao?

+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát số lượng, thành phần loài trong 2 quần xã trên và cho biết quần xã nào có lưới thức ăn phức tạp hơn, từ đó rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa độ đa dạng loài trong quần xã với lưới thức ăn?

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

2.2.2. Các biện pháp sử dụng tranh trong khâu củng cố.

a. Biện pháp sử dụng tranh để tổ chức hỏi, đáp

Ví dụ: Kiến thức về khái niệm hệ sinh thái (Mục I bài 42).

1. Mục tiêu: Học sinh nhắc lại được - Khái niệm hệ sinh thái.

- Rèn luyện được kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá kiến thức.

2. Phương tiện: Hình 2.28 và SGK Hình 2.32A. Một lưới thức ăn trong hệ sinh

3. Hoạt động.

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.28.

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để định hướng sự quan sát của học sinh.

- Hệ sinh thái là gì?

- Tại sao nói hệ sinh thái là:

+ 1 hệ thống sinh học hoàn chỉnh( ví dụ minh hoạ) + Tương đối ổn định

+ 1 tổ chức sống( ví dụ minh hoạ) - Kích thước hệ sinh thái như thế nào?

Quan sát hình 2.5 cho biết các thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái ?

Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách hoàn thành sơ đồ sau:

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

b. Biện pháp sử dụng tranh kết hợp với công tác độc lập được ghi sẵn trên phiếu học tập.

Hình 2.28. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái Hệ sinh thái ? ? ? ? ?

Ví dụ: Kiến thức về các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái.

1. Mục tiêu: Học sinh nhắc lại

- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã. Lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó

- Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.

2. Phương tiện hoạt động: Hình 2.23 và hình 2.24 (phụ lục 4) và SGK

a b

c

Hình 2.23. Các quan hệ hỗ trợ

a. Vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần cây họ Đậu

b. Hội sinh giữa cây phong lan bám trên thân cây gỗ

c. Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương

3. Hoạt động.

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.23 và 2.24.

Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi để định hướng sự quan sát của học sinh.

- Giữa các loài khác nhau có những mối quan hệ gì? Thông qua việc hoàn thành bảng sau: Quan hệ Đặc điểm Ví dụ Hỗ trợ Cộng sinh Hội sinh Hợp tác Đối kháng Cạnh tranh Kí sinh Ức chế- cảm nhiễm

Sinh vật này ăn sinh vật khác

Từ đó hãy cho biết sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận

c. Biện pháp sử dụng tranh câm.

Cách này thường sử dụng trong khâu củng cố hoặc kiểm tra bài cũ. Phần chú thích của tranh được che bằng các mảnh bìa, giáo viên yêu cầu học sinh chú thích, sau đó giáo viên cất các mảnh bìa để đánh giá kết quả của học sinh.

Quy trình:

c

Hình 2.24: Các quan hệ đối kháng: a. Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ. b. Hổ ăn thịt ngựa vằn.

Bước 1: Giáo viên cung cấp mà phần chú thích trên tranh đã bị che khuất.

Bước 2: Học sinh vận dụng kiến thức đã học điền các từ thích hợp vào chỗ khuyết để hoàn chỉnh hình ảnh.

Bước 3: Giáo viên sửa chữa, cung cấp bức tranh hoàn thiện.

Ví dụ 1: Củng cố kiến thức về chu trình nước .

1. Mục tiêu:

- Học sinh nhắc lại được vòng tuần hoàn của chu trình nước trong tự nhiên. - Nêu được vai trò của nước trong tự nhiên và đối với sinh vật.

- Nêu được các biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch trong tự nhiên.

2. Phương tiện: Hình 2.38 mà các phần chữ trong tranh đã được che khuất.

Hoạt động.

Bước 1: Giáo viên cung cấp hình 2.38 với các phần chữ có trong tranh đã bị che khuất bằng các mảnh bìa.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào các mảnh bìa đã che phần chữ và trả lời thêm các câu hỏi:

+, Nước có vai trò như thế nào trong tự nhiên và với sinh vật +, Hãy nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước trong tự nhiên.

Bước 3: Học sinh tự lực làm việc- Thảo luận.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận.

Ví dụ 2: Củng cố kiến thức về bậc dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w