Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 54)

1. Lý do chọn đề tài

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Kết quả định lượng.

3.4.1.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Anh Sơn 1.

Bảng 3.1. Bảng phân phối tần suất

Biện pháp n

% số học sinh đạt điểm Xi

3 4 5 6 7 8 9 10

1 42 4.76 9.52 28.57 16.67 21.42 9.53 7.15 2.38

2 46 2.17 4.36 17.39 26.09 19.56 21.74 6.52 2.17

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất tích lũy

Biện pháp

n Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

3 4 5 6 7 8 9 10

1 42 4.76 14.28 42.85 59.52 80.94 90.47 97.62 100

2 46 2.17 6.53 23.92 50.01 69.57 91.31 97.83 100

3 41 0.00 0.00 4.87 34.14 53.65 78.04 92.67 100

* Chú thích:

Biện pháp : Biện pháp sử dụng tranh để tổ chức hỏi đáp .

Biện pháp 2: Biện pháp sử dụng tranh vẽ kết hợp với công tác độc lập được ghi sẵn trên phiếu học tập.

Biện pháp 3: Biện pháp sử dụng tranh câm

Từ bảng 3.3 chúng tôi vẽ đường tích lũy kết quả của các biện pháp sử dụng tranh (trục tung chỉ số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số)

Đồ thị 3.1. Đường tích lũy – trường THPT Anh Sơn 1.

3.4.1.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Anh Sơn 3.

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất

Biện pháp

n % số học sinh đạt điểm Xi

3 4 5 6 7 8 9 10

1 40 2.50 7.50 20.00 30.00 22.50 7.50 10.00 0.00

2 42 0.00 0.00 7.14 26.19 23.81 28.57 9.52 4.76

3 40 0.00 0.00 5.00 10.00 17.50 17.50 35.00 15.00

Biện n Số% học sinh đạt điểm Xi trở xuống 3 4 5 6 7 8 9 10 1 40 2.50 10.00 30.00 50.00 72.50 90.00 100 2 42 0.00 0.00 7.14 33.33 57.14 85.71 95.23 100 3 40 0.00 0.00 5.00 15.00 32.50 50.00 85.00 100 * Chú thích:

Biện pháp : Biện pháp sử dụng tranh để tổ chức hỏi đáp .

Biện pháp 2: Biện pháp sử dụng tranh vẽ kết hợp với công tác độc lập được ghi sẵn trên phiếu học tập.

Biện pháp 3: Biện pháp sử dụng tranh câm

Từ bảng 3.6 chúng tôi vẽ đường tích lũy kết quả của các biện pháp sử dụng tranh (trục tung chỉ số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số)

Đồ thị 3.2. Đường tích lũy – trường THPT Anh Sơn 3

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng kết quả thực nghiệm ở 2 trường THPT Anh Sơn 1 và Anh Sơn 3

Biện pháp Các tham số đặc trưng

X ±m S Cv%

1 6,17±0,17 1,55 25,12

2 6,89±0,15 1,41 20,46

3 7,74±0,16 1,43 18,47

Sau đó chúng tôi lập bảng tổng hợp các tham số đặc trưng cho từng cặp biện pháp để so sánh:

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

X ±m S Cv% Td

1 6,17±0,17 1,55 25,12

2 6,89±0,15 1,41 20,46

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Biện pháp Các tham số đặc trưng

X ±m S Cv% Td

2 6,89±0,15 1,41 20,46

3 7,74±0,16 1,43 18,47

Qua kết quả thực nghiệm chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Điểm trung bình X ở lớp sử dụng phương án 2 cao hơn so với lớp sử dụng phương án 1, phương án 3 cao hơn so với phương án 2.

- Độ biến thiên của các phương án sau so với phương án trước không lớn, đặc biệt là phương án 2 có độ biến thiên thấp nhất

- Đường tích lũy ứng với các phương án sau nằm bên phải và phía dưới đường tích lũy ừng với các phương án trước ( 2 so với 1, 3 so với 2).

- Để có kết luận rằng kết quả học tập sau khi vận dụng các biện pháp 2 so với 1, 3 so với 2 là do ngẫu nhiên hoặc do áp dụng biện pháp dạy học thích hợp chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết :

* Giả thuyết H0: Sự khác biệt giữa điển trung bình của 2 nhóm biện pháp là không có ý nghĩa thống kê.

* Đối thuyết H1: Sự khác biệt giữa điển trung bình của 2 nhóm biện pháp là có ý nghĩa thống kê.

Để đi đến việc lựa chọn giả thuyết H0 hay bác bỏ giả thuyết H0 chúng tôi tính đại lượng kiểm định Td : Từ bảng 3.5, 3.6, 3.7 cho chúng ta thấy Td lần lượt bằng 3.13, 3.86 đều lớn hơn t = 1.96 (dựa vào bảng phân phối Student); do đó chúng ta bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận đối thuyết H1 tức là sự khác nhau giữa các giá trị trung bình cộng X là có ý nghĩa. Như vậy điểm trung bình của các lớp có sử dụng các biện pháp sử dụng tranh vẽ kết hợp với công tác độc lập được ghi sẵn trên phiếu, và tổ chức dạy học bằng tranh câm cao hơn so với lớp sử dụng các biện pháp sử dụng tranh vẽ để tổ chức hỏi đáp.

3.4.2. Kết quả địnhtính

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, nghiên cứu, và qua quan sát – trao đổi với HS, có thể khái quát như sau:

- Việc đề xuất và thiết kế các hoạt động cho các biện pháp sử dụng tranh trong dạy học Sinh học đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức, tạo được hứng thú cho HS trong học tập.

- Số HS phát biểu góp ý xây dựng bài ở các lớp khi sử dụng biện pháp sử dụng tranh vẽ kết hợp với công tác độc lập được ghi sẵn trên phiếu và tổ chức dạy học bằng tranh câm nhiều hơn so với lớp dạy học bằng biện pháp sử dụng tranh vẽ để tổ chức hỏi đáp.

- Biện pháp sử dụng tranh câm trong ôn tập, củng cố tạo ra hứng khởi cho HS vì đây là một phương pháp có tính mới lạ đối với người học, mặt khác phương pháp này kích thích khả năng tự nghiên cứu tài liệu của HS, khả năng tìm tòi để khẳng định mình thông qua việc hoàn thành bức tranh.

- Học sinh tích cực nghiên cứu SGK để tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao, qua đó rèn luyện được kỹ năng đọc sách và phát huy vai trò của SGK cúng như các kỹ năng phân tích tranh vẽ để phát hiện kiến thức giúp các em nhanh chóng hiểu bài và có thể nhớ được bài lâu và kỹ hơn.

Tóm lại: Việc thiết kế hoạt động để tổ chức cho HS học tập dựa vào các biện pháp sử dụng tranh bước đầu đưa lại hiệu quả. Tuy nhiên, để tổ chức học tập cho HS còn có nhiều phương pháp khác, nhưng có thể khẳng định rằng dạy học Sinh học bằng các biện pháp sử dụng tranh là một hướng tốt, giúp HS tường minh hóa các nội dung trong SGK nên đậy là một hướng đi tốt, có tính khả thi. Do đó nếu được thực hiện một cách hợp lí sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.

1. Kết luận:

Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức học sinh học tập phần sinh thái học – Sinh học 12, cụ thể là:

Xác định được khái niệm, vai trò những nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan – tranh vẽ trong dạy học sinh học. Từ đó, chọn lọc và đề xuất các tiêu chuẩn lựa chọn các biện pháp sử dụng tranh trong giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Những kết quả thu được trong phần này được sử dụng làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động để tổ chức học sinh học tập.

1.2. Trên cơ sở phân tích cấu trúc phần Sinh thái học lớp 12 chúng tôi đã chọn lọc và thiết kế được 42 tranh để tổ chức hoạt động cho học sinh trong quá trình dạy học.

1.3. Đã đề xuất được các biện pháp sử dụng tranh phù hợp cho các khâu khác nhau cho phần Sinh thái học.

1.4. Đã xây dựng 3 giáo án có vận dụng các biện pháp sử dụng tranh đã đề xuất để tổ chức thực nghiệm sư phạm.

1.5. Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh gía được việc vận dụng các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức học sinh học tập trong dạy – học sinh học đã phát huy được tính tích cực của học sinh, đem lại hiệu quả cao, khẳng định tính đúng đắn cuả giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Kiến nghị.

2.1. Các biện pháp sử dụng tranh trong dạy học chỉ đạt hiệu quả khi có các tờ tranh đạt cả nội dung và hình thức. Vì vậy, mỗi giáo viên nên có ý thức sưu tầm và xây dựng kho tư liệu về phương tiện dạy học.

2.2. Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ tập trung áp dụng các biện pháp sử dụng tranh cho HS THPT sinh học 12 ban cơ bản ở phần Sinh thái học và chỉ thực nghiệm trên một phạm vi hẹp. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu để xác định tính khả thi của các biện pháp sử dụng tranh đã đề xuất cho các phần khác của chương trình sinh học bâc THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (2002), NXB Giáo dục. 2. Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.

3. Phan Bá Anh (2007), Phương pháp sử dụng tranh vẽ, mô hình động nhằm pháthuy tính tích cực của học sinh khi dạy phần vi sinh vật – sinh học 10 (cơ bản)THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Vinh.

4. Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (2002), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. (Tái bản lần thứ tư)

5. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trường trung học cơsở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Ngọc Bảo (1983), Một vài suy nghĩ về khả năng tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh, Hội nghị Giáo dục toàn quốc về đổi mới PPDH. 7. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo

dục,NXB Giáo dục Hà Nội.

8. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, dành cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm, NXB Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Dung (1992), Sử dụng tranh phân tích và sơ đồ trong giảng dạy sinhhọc 9, Luận văn thạc sỹ giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

10. Nguyễn Thành Đạt ( tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Đặng Hữu Lanh (2008), Sinh học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thành Đạt ( tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Đặng Hữu Lanh (2008), Sách giáo viên sinh học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB Quốc gia Hà Nội.

13. Trần Quốc Đắc, (2000), Một số nguyên tắc trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục,Trang 11.

14. Tô Xuân Giáp (2000), Phương tiện dạy học, tái bản lần thứ hai, NXB Giáo dục , Hà Nội.

15. Phan Thị Hạnh (2007), Thiết kế và sử dụng bộ tranh để dạy học chương trình sinh học 9 THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục Đại học Vinh.

16. Trần Hoành (Chủ biên), Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Bá Hoành, Bùi Phương Nga, Trần Hồng Tâm, Trịnh Thị Bích Ngọc (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn sinh học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Thu Huyền (2001), Sử dụng phương tiện trực quan và tư liệu để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học 10- THPT, Luận văn thạc sĩ khoahọc giáo dục, Hà Nội.

19. Lê Thị Thanh Hương (1999), Phương pháp sử dụng các PTTQ trong việc hình thành biểu tượng và khái niệm địa lý cho học sinh lớp 6, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học Sư phạm Huế

20. Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo,Hà Nội.

22. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

23. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lí luận dạy học đại cương - Tập 2, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Trung ương I.

25. Nguyễn Văn Sang (2001), Kiến thức kỹ năng sinh học 12, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

26. Phạm Minh Tiến (1997), Vấn đề sử dụng phương tiện dạy học ở trường phổ thông hiện nay, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 10/1997.

27. Phạm Minh Tiến (1999), Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Hà Nội.

28. Đỗ Thiết Thạch (2004), “Giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh trung học trong nền Giáo dục hiện đại - Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Giáo dục, số 10.

29. Lê Cao Thắng (2007), Xây dựng và sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy – học phần Sinh thái học lớp 12 theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Huế.

30. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học sư phạm Huế

31. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 32. Nguyễn Thị Tường Vi (2003), Sử dụng các phương tiện trực quan để tổ

chức hoạt động nhận thức chủ động của học sinh trong dạy học các kiến thức về Sinh học, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Huế.

33. Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách và Trần Bá Hoành (1980), Lý luận dạy học sinh học, Phần Lý luận đại cương – Tập 1, NXB Giáo dục.

34. M.A. Đanilop và M.N Xcatkin (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông- Một số vấn đề của LLDH hiện đại(Trích dịch), NXB Giáo dục.

35. T.A.Ilina (1979), Giáo dục học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Lêônchev A.N. (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội. .

Một phần của tài liệu Các biện pháp sử dụng tranh để tổ chức dạy học phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w