- Biến động môi trường Tốc độ tăng trưởng
Kết luận và kiến nghị
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO được theo dõi thường xuyên và kết quả thể hiện trên Bảng 3.1
Bảng 3.1.Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Yếu tố Min Max TB
Nhiệt độ (oC) Sáng 15 22 19,52 ± 2,08 Chiều 16 28 21,12 ± 3 pH Sáng 6,8 8,2 6,8 – 8,2 Chiều 6,9 8,4 6,9 – 8,4 DO Sáng 4 5 4,22 ± 0,44 Chiều 4 7 5,33 ± 1
* Nhiệt độ: Qua bảng 3.1 ta thấy, nhiệt độ buổi sáng dao động trung bình từ 19,52 ± 2,08 oC, nhiệt độ biến thiên từ 15 oC đến 22 oC. Nhiệt độ buổi chiều dao động trung bình từ 21,12 ± 3 oC, nhiệt độ biến thiên 16 oC đến 28 oC. Nhiệt độ trung bình ở các công thức tương đối ổn định, sự chênh lệch không đáng kể. Điều kiện nhiệt độ trong thời gian bố trí thí nghiệm thích hợp cho việc ương nuôi ốc.
* pH: Giá trị pH trong các giai thí nghiệm biến đổi nhỏ theo thời gian trong ngày và tương đối đều trong thời gian thí nghiệm. Giá trị pH dao động vào buổi sáng là 6,8 – 8,2, buổi chiều pH biến thiên từ 6,8 đến 8,4. Theo Lawson (1995) thì giới hạn pH thích hợp cho nuôi thủy sản trong khoảng 6,5–9. Qua Lawson và kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pH trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của ốc nhồi và không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ốc.
Oxy hòa tan (DO): Ngưỡng DO thích hợp trong nuôi trồng thuỷ sản là 4 đến 8 mg/l, theo Bảng 3.1 thì DO trong quá trình thí nghiệm từ 4–5 mg/l đối với buổi sáng và 4–7 vào buổi chiều. Giá trị DO trung bình trong ngày biến động không lớn và thích hợp với sự phát triển và sinh trưởng của ốc. Điều này thấy kết quả của DO không ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu.