0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều cao của ốc nhồ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỨC ĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) THƯƠNG PHẨM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 41 -46 )

- Biến động môi trường Tốc độ tăng trưởng

Kết luận và kiến nghị

3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều cao của ốc nhồ

Sự tăng trưởng về chiều cao có mối quan hệ mật thiết với sự tăng trưởng về chiều dài của ốc. Nhìn chung, chiều cao của ốc tăng dần theo ngày nuôi, độ tuổi và có sự khác nhau về chiều cao ở những mật độ nuôi.

Bảng 3.11. Tăng trưởng chiều cao của ốc theo các mật độ thí nghiệm

Lần đo Chiều cao (mm/con) n = 30

MĐ1 MĐ2 MĐ3

2 13,189 ± 1,65 a 12,702 ± 2,17 a 12,636 ± 01,83 a

3 15,583 ± 2,18 a 15,35±0,305 b 13,37±0,208 c

4 16,855 ± 2,15 a 15,824 ± 2,18 b 14,619 ± 2,41 c

5 18,742 ± 2,90 a 17,926 ± 2,92 b 16,559 ± 1,64 b

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ mũ

khác nhau trên giá trị cùng hàng là khác nhau với P <0,05.

Hình 3.10. Tăng trưởng chiều cao của ốc ở các giai thí nghiệm

Qua các số liệu trên Bảng 3.11 thì chiều cao của ốc trong các mật độ thí nghiệm tăng dần theo thời gian nuôi, ở những ngày đầu làm thí nghiệm ốc tăng trưởng về chiều rộng tương đối nhanh nhưng càng về sau thì chiều dài tăng chậm chủ yếu là do ốc lớn, mật độ trong giai nuôi cao nên ốc phát triển chậm. Sau khi kết thúc thí nghiệm mật độ 1 đạt khối lượng trung bình cao nhất là 18,742 mm/con, mật độ 2 là 17,926 mm/con và nhỏ nhất là mật độ 3 đạt 16,559 mm/con. Điều này chứng tỏ rằng mật độ nuôi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về chiều cao trong đó mật độ 1 có sự tăng trưởng về chiều cao nhanh hơn mật độ 2 và mật độ 3. Qua phân tích ANOVA thì ở lần đo thứ 1 và 2 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05), lần đo thứ 3 và thứ 4 ở các mật độ ương có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05) còn ở lần đo thứ 5 mật độ 2 so với mật độ 3 có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >0,05) còn mật độ 1 so với mật độ 2 và mật độ 1 so với mật độ 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Diễn biến

tăng trưởng về chiều cao của ốc Nhồi khi ương nuôi ốc ở mật độ 1, mật độ 2 và mật độ 3 qua hình 3.10 cho thấy chiều cao trung bình ở các mật độ ban đầu đến lần đo thứ 2 thì tốc đô tăng trưởng của 3 mật độ chưa có gì thay đổi. Qua quá trình thực hiện thí nghiệm xác định được lý do ban đầu ốc còn nhỏ, môi trường còn rộng nên mật độ chưa ảnh hưởng đến chiều cao của ốc. Từ lần đo thứ 3 trở đi mật độ 1 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mật độ 2 và mật độ 3.

Qua đó cũng cho thấy mật độ 1 luôn cao hơn các mật độ khác ở các lần đo ( lần 3 là 15,583 mm/con, lần 4 đạt 16,855 mm/con và lần 5 đạt 18,742 mm/con). Sau đó đến mật độ 2 ( lần 3 đạt 15,35 mm/con, lần 4 đạt 15,824 mm/con, lần 5 đạt 17,926 mm/con) và nhỏ nhất là mật độ 3 ( lần 3 đạt 13,37 mm/con, lần 4 đạt 14,619 mm/con, lần 5 đạt 16,559 mm/con)

* Tăng trưởng tuyệt đối chiều cao của ốc nhồi ở các mật độ khác nhau

Qua Bảng 3.12 và Hình 3.11 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tuyệt đối về chiều cao của ốc Nhồi khác nhau rất ít ở các nghiệm thức và khác nhau ở các giai đoạn phát triển. Ở lần đo thứ 3 trở đi đã thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05) ở các mật độ thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tuyệt đối lớn nhất là mật độ 1 (0,16 mm/ngày) sau đó là mật độ 2 (0,077 mm/ngày) và mật độ 3 (0,083 mm/ngày). Đến lần đo thứ 5 thì các mật độ có tốc độ tăng trưởng tương đối đều mật độ 1 (0,19 mm/ngày), mật độ 2 (0,210 mm/ngày) và mật độ 3 (0,196 mm/ngày).

Bảng 3.12. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều cao ở các mật độ thí nghiệm

Lần đo Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) n = 30

MĐ1 MĐ2 MĐ3

2-3 0,240±0,085 a 0,162±0,064 ab 0,105±0,055 b

3-4 0,127±0,055 a 0,135±0,048 ab 0,082±0,05 b

4-5 0,19 ±0,068 a 0,210±0,063 a 0,196±0,029 a

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ mũ

khác nhau trên giá trị cùng hàng là khác nhau với P <0,05.

Hình 3.11. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao ở các mật độ thí nghiệm

Khi phân tích thống kê ở lần đo thứ 2 và thứ 5 tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao của ốc có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05) các lần đo còn lại mật độ 1 so với mật độ 3 đã có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05), mật độ 1 so với 2 và 2 so với 3 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Từ đó ta thấy sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao trong các mật độ thí nghiệm.

* Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều cao của ốc nhồi ở các mật độ nuôi thí nghiệm khác nhau

Kết quả theo dõi SGR về chiều cao được trình bày ở Bảng 3.13. cho thấy tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều cao của ốc có sự khác nhau. Tốc độ tăng trưởng về chiều cao ở mật độ 1 dao động là 0,785–1,679 %/ngày, mật độ 2 (0,621–1,248 %/ngày) và mật độ 3 (0,577–1,26 %/ngày). Như vậy mật độ ương nuôi khác nhau có tác động khác nhau đến tốc độ tăng trưởng về chiều cao của ốc.

nuôi thí nghiệm khác nhau

Lần đo Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) n = 30

MĐ1 MĐ2 MĐ3

2 1,295±0,611 a 0,621±0,147 a 0,677±0,269 a

3 1,679±0,292 a 1,187±0,157 a 0,792±0,169 a

4 0,785±0,271 a 0,889±0,155 a 0,577±0,101 a

5 1,067±0,505 a 1,248±0,127 a 1,26±0,052 a

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ mũ

khác nhau trên giá trị cùng hàng là khác nhau với P <0,05.

Hình 3.12. Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều cao của ốc nhồi ở các mật độ nuôi thí nghiệm khác nhau

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của ốc qua các giai đoạn ương khá đồng đều và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các mật độ (P >0,05). Ở lần đo thứ 3 tốc độ tăng trưởng đặc trưng cao hơn các lần đo khác, cao nhất là mật độ 1 (1,679 %/ngày) sau đó đến mật độ 2 (1,187 %/ngày) và nhỏ nhất mật độ 3 (0,792 %/ngày). Cũng như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối mật độ thấp

nhất ở lần đo thứ 4, mật độ 1 là 0,785 %/ngày, mật độ 2 là 0,889 %/ngày, mật độ 3 là 0,577 %/ngày. Tốc độ tăng trưởng tương đối giữa các mật độ có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỨC ĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) THƯƠNG PHẨM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 41 -46 )

×