0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về khối lượng của ốc nhồi (Pila polita)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỨC ĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) THƯƠNG PHẨM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 29 -33 )

- Biến động môi trường Tốc độ tăng trưởng

Kết luận và kiến nghị

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về khối lượng của ốc nhồi (Pila polita)

nhồi (Pila polita)

Trong quá trình triển khai thí nghiệm nhìn chung ốc tăng trưởng tương đối tốt. Lúc bắt đầu thả ốc có khối lượng trung bình trong các nghiệm thức tương đối đều cỡ ốc dao động từ 1,83132 đến 1,98231 g/con. Sau 50 ngày nuôi với mật độ khác nhau ốc tăng trọng dao động 3,81858 đến 4,67417 g/con.

Bảng 3.2. Tăng trưởng về khối lượng của ốc nhồi ở các mật độ thí nghiệm

LẦN ĐO ĐO

Khối lượng (g/con) n = 30

MĐ1 MĐ2 MĐ3 1 1,831 ± 0,744a 1,982± 0,824 a 1,818 ± 0,813 a 2 2,596± 0,869 a 2,607 ± 0,791 a 2,494 ± 0,966 a 3 3,450 ± 0,982 a 3,248 ± 0,838 ab 3,039 ± 0,683 b 4 3,997 ± 0,915 a 3,725 ± 0,928 ab 3,530 ± 0,89 b 5 4,674 ± 1,271 a 4,355 ± 1,241 a 3,819 ± 0,987 b

Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ mũ

khác nhau trên giá trị cùng hang thì khác nhau với P <0,05.

Các số liệu trên Bảng 3.2 cho thấy khối lượng trung bình của ốc nhồi khi ương nuôi ở các mật độ khác nhau có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Khối lượng trung bình sau khi kết thúc thí nghiệm ở các mật độ có sự khác biệt, mật độ 1 có khối lượng trung bình lớn nhất (4,674 g/con) sau đó đến mật độ 2 (4,355 g/con), khối lượng trung bình nhỏ nhất là mật độ 3 (3,819 g/con). Khi tiến hành phân tích ANOVA một nhân tố thì ở giai đoạn 0–10 ngày ương sự sai khác về khối lượng ở 3 mật độ không có ý nghĩa thống kê (P >0,05) những lần kiểm tra thứ 3 và thứ 4 mật độ 1 so với mật độ 3 đã có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05), mật độ 1 so với 2 và 2 so với 3 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở lần đo thứ 5 thì mật độ 1 và mật độ 2 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05), mật độ 1 và mật độ 2 so với mật độ 3 có ý nghĩa sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Như vậy, khi ương ốc với mật độ khác nhau thì khối lượng tăng trọng theo thời gian cũng khác nhau.

Hình 3.1. Khối lượng trung bình ở các mật độ thí nghiệm

Nhìn trên Hình 3.1 ta thấy, diễn biến tăng trưởng về khối lượng của các mật độ trong ương nuôi ốc giống. Khối lượng ban đầu khi ương nuôi ốc giống có sự chênh lệch không lớn, ở mật độ 2 khối lượng trung bình ban đầu lớn nhất (1,982 g/con), sau đó đến mật độ 3 (1,818 g/con) và nhỏ nhất là mật độ 3 (1,831 g/con). Khối lượng của cá ở các mật độ thay đổi không nhiều từ 0–10 ngày, chỉ có sự khác biệt là khối lượng trung bình ở mật độ 1(2,596 g/con) lớn hơn so với mật độ 3 (2,494 g/con) còn lớn nhất vẫn là mật độ 2 (2,607 g/con). Qua đây chúng ta thấy rằng thời gian đầu ốc còn nhỏ, môi trường rộng nên mật độ chưa ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng ở mật độ 1 và mật độ 2, do mật độ dày nên bước đầu mật độ 3 đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng của ốc. Từ ngày ốc ương nuôi được hơn 10 ngày cho thấy rõ mật độ 1 có khối lượng tăng trưởng nhanh hơn mật độ 2 và mật độ 3.

* Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG về khối lượng của ốc ở các mật độ thí nghiệm

Qua Bảng 3.3 và Hình 3.2 ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ở các mật độ khác nhau thì có sự khác nhau (P < 0,05), chỉ trừ ở lần đo thứ 2 và 4 thì tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng tương đối đồng đều. Khi kết thúc thí nghiệm ốc đạt tốc độ tăng trưởng đặc trưng dao động ở mật độ 1 (0,055 - 0,086 g/ngày), mật độ 2 (0,047 - 0,067 g/ngày), mật độ 3 (0,029 - 0,068 g/ngày).

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng của ốc ở các mật độ thí nghiệm

Ghi chú:Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ

mũ khác nhau trên giá trị cùng hàng thì khác nhau với P <0,05.

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của ốc Nhồi

Mặt khác, ta thấy mật độ cao nhất thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối bình quân ngày chậm nhất và không ổn định, như mật độ 3 ( lần 1 đạt 0,068 g/ngày, lần 2 là 0,055 g/ngày, lần 3 là 0,0495 g/ngày, lần 4 0,029 g/con). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tuyệt đối ở lần đo thứ 3 mật độ 1 so với mật độ 2 và mật độ 1 so với mật độ 3 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05), mật độ 2 so với mật độ 3 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Các lần đo còn lại sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

* Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của ốc nhồi ở các mật độ thí nghiệm

Lần đo Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (g/ngày) n = 30

MĐ1 MĐ2 MĐ3

1-2 0,077±0,077 a 0,067±0,063 a 0,068±0,068 a

2-3 0,086±0,086 a 0,0646±0,065 b 0,055±0,055 b

3-4 0,055±0,055 a 0,047±0,0478 a 0,0495±0,049 a

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng của ốc nhồi giai đoạn ương nuôi ốc giống ở các mật độ khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.4 và Hình 3.3

Bảng 3.4.Tốc độ tăng trưởngđặc trưng về khối lượng

ở các mật độ thí nghiệm

Lần đo

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày) n = 30 MĐ1 MĐ2 MĐ3

1-2 3,489±0,133

a

2,741±1,292

a

3,160±0,222

a

2-3 2,845±0,171

a

2,1974±0,207

ab

1,979±0,431

b

3-4 1,471±0,201

a

1,371±0,231

a

1,497±0,824

a

4-5 1,565±0,528

a

1,562±0,884

a

0,785±1,078

a

Ghi chú:Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (S.E). Các chữ

mũ khác nhau trên giá trị cùng hàng thì khác nhau với P <0,05.

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởngtương đối về khối lượng ở các mật độ thí nghiệm

Từ kết quả thu được ở trên Bảng 3.4. và Hình 3.3.cho thấy, tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng có sự sai khác giữa các mật độ thí nghiệm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tương đối ở các lần đo đầu tiên tương đối cao, cụ thể ở lần đo thứ 2 mật độ 1 (3,489 %/ngày), mật độ 2 (2,741 %/ngày) và mật độ 3 (3,160 %/ngày). Nguyên nhân chủ yếu do ở giai đoạn đầu ốc còn nhỏ, về sau kích thước tăng lên, mật độ cao hơn, không gian sống bị thu hẹp nên làm cho ốc kém ăn hơn. Ở lần đo thứ 4 cả 3 mật độ tương đối thấp, mật độ 1 là 1,471 %/ngày, mật độ

2 là 1,371 %/ngày, mật độ 3 là 1,497 %/ngày. Sau khi kết thúc thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng tương đối ở các mật độ biên độ dao động tương đối chênh lệch mật độ 1 (1,417-3,489 %/ngày), mật độ 2 (1,371-2,741 %/ngày) và mật độ 3 (0,785- 3,160 %/ngày). Khi phân tích SGR ở lần đo thứ 3 mật độ 1 so với mật độ 3 đã có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05), mật độ 1 so với 2 và 2 so với 3 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Các lần đo còn lại giữa các mật độ có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỨC ĂN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) THƯƠNG PHẨM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 29 -33 )

×