QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP ĐƢỢC ĐỀ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành (Trang 35 - 42)

Thông tin về doanh nghiệp

Xác định quy mô

Chấm điểm phi tài chính Xác định ngành/lĩnh vực

Chấm điểm tài chính

Chỉ tiêu thu nhập Chi tiêu hoạt động

Chỉ tiêu cân nợ Chỉ tiêu thanh khoản

Ảnh hƣởng tới ngành Khả năng trả nợ Trình độ quản lý Quan hệ với khách hàng Ảnh hƣởng tới hoạt động DN Xếp hạng doanh nghiệp Điểm tài chính Điểm phi tài chính

Tổng hợp điểm

(Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietinbank) [12]

Trình tự các ƣớc thực hiện chấm điểm XHTD doanh nghiệp bao gồm [12]

Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu,

ngành nghề kinh doanh chính.

- Dựa theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp đƣợc phân loại theo ba nhóm: Doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp khác. Trong đó, doanh nghiệp nhà nƣớc là tổ chức kinh tế do Nhà nƣớc sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nƣớc ngoài hoặc liên doanh. Doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp không thuộc hai hình thức sở hữu trên.

- Sau khi phân loại theo hình thức sở hữu sẽ tiến hành xác định ngành nghề của doanh nghiệp dựa trên cơ sở đối chiếu ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhất hoặc chiếm từ 40% doanh thu trở lên so với bảng phân ngành đƣợc trình bày trong Bảng 02 của Phụ lục 1 (Đính kèm đề tài nghiên cứu) theo bốn nhóm ngành: Công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và nông lâm thuỷ sản. Các doanh nghiệp còn đƣợc xác định quy mô theo ba nhóm là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu vốn, lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản nhƣ trình ày trong Bảng 01 của Phụ lục I (Đính kèm đề tài nghiên cứu).

Bước 2: Tiến hành chấm điểm tài chính tƣơng ứng với ngành nghề kinh doanh.

Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, sử dụng các Bảng 03, 04, 05, 06 của Phụ lục 1 (Đính kèm đề tài nghiên cứu) tƣơng ứng với ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm điểm tài chính. Cách tính các chỉ tiêu tài chính đƣợc trình bày trong Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính đƣợc đánh giá dựa theo khung hƣớng dẫn của NHNN và có điều chỉnh các hệ số thống kê ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của Vietcombank, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm an đầu). Điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số tƣơng ứng. Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó, nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn (thang điểm thấp hơn).

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp

STT Chi tiêu Đơn vị Công thức tính

I Chi tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh khoản ngắn hạn Lần Tài sản lƣu động/Nợ ngắn hạn

2 Khả năng thanh toán nhanh Lần (Tài sản lƣu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

II Chỉ tiêu hoạt động

3 Vòng quay hàng tồn kho Lần Giá vốn hàng án/Giá trị hàng tồn kho bình quân 4 Kỳ thu tiền ình quân Ngày 360 X Giá trị các khoản phải thu ình quân/Doanh thu thuần 5 Hiệu quả sử dụng tài sản Lần Doanh thu thuần/Tổng tài sản có

III Chỉ tiêu cân nợ

6 Nợ phải trả/ tổng tài sản (Tỷ số

nợ) % Nợ phải trả/ Tổng tài sản

7 Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu % Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu

IV Chỉ tiêu thu nhập

8 Tổng TN trƣớc thuế /Doanh thu % Tổng TN trƣớc thuế/Doanh thu

9 Tổng TN trƣớc thuế /Tổng tài sản % Tổng TN trƣớc thuế/Tổng tài sản ình quân 10 Tổng TN trƣớc thuế /Nguồn vốn

chủ sở hữu % Tổng TN trƣớc thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu ình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Quyết định 57/2005- NHNN) [4]

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lƣu động (tài sản ngắn hạn) thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn.

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính đƣợc đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lƣợng tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạtđộng (Activity ratios): Đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho bình quân.

Vòng quay hàng tồn kho sẽ xem xét hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý và án hàng trong kho. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho. So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể doanh nghiệp đã dự trữ một mức hàng tồn kho quá ít, điều này có thể là không tốt, bởi vì doanh nghiệp sẽ không có đủ hàng hoá hoặc sẽ mất khách hàng vì lƣợng hàng dự trữ không có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì cũng là không tốt, vì có thể là doanh nghiệp đã mua quá mức và bị tồn kho nguyên vật liệu hay hàng hoá sản xuất ra mà không án đƣợc.

Là số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền, giúp đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc thu nợ khách hàng. Nếu kỳ thu tiền bình quân tăng dần hoặc tăng cao so với bình quân ngành chứng tỏ các chính sách tín dụng của doanh nghiệp là quá dễ dãi và các khoản phải thu không đủ tính thanh khoản. Ngƣợc lại, thì doanh nghiệp có thể mất nhiều khách hàng quan trọng.

Vòng quay tổng tài sản là số vòng quay của doanh thu hàng năm trên tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu là nhƣ thế nào. So với chỉ tiêu.

Nhóm chỉ tiêu cân nợ (Leverage ratios):

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong dài hạn.Tỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay càng lớn. Chính vì vậy, khi cho vay, ngân hàng cần phải xem xét thận trọng những doanh nghiệp có tỷ số nợ quá cao so với mức bình quân ngành. Những doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp, phản ánh hoạt động kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn chủ sở hữu, do đó, việc ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay sẽ đảm bảo an toàn hơn. Hệ số này

Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/doanh số bán hàng bình quân hàng ngày

có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tƣởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của doanh nghiệp đƣợc hình thành bằng vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu giúp nhà đầu tƣ có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thƣờng, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu ởi các khoản nợ, còn ngƣợc lại thì tài sản của DN đƣợc tài trợ chủ yếu ởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn.

Nhóm chỉ tiêu thu nhập ( tỷ suất lợi nhuận)

+ Lợi nhuận trƣớc thuế/ Doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu đƣợc ao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Lợi nhuận trƣớc thuế/ Vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu là nhƣ thế nào.

+ Lợi nhuận trƣớc thuế/ Tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp là nhƣ thế nào.

Bƣớc 3: Tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm năm nhóm với hai mƣơi lăm chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng là năm mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 (Điểm an đầu) nhƣ trình ày trong các Bảng 07, 08, 09, 10 và 11 của Phụ lục 1 (Đính kèm đề tài nghiên cứu này). Tổng điểm phi tài chính đƣợc tổng hợp theo

Bảng 3.3

Bảng 3.3: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp

STT Các yếu tố phi tài chính

DNNN Doanh

nghiệp khác ĐTNN

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Lƣu chuyển tiền tệ 25% 24% 30%

2 Trình độ quản lý 27% 30% 27%

3 Quan hệ tín dụng 20% 20% 18%

4 Các yếu tố bên ngoài 13% 13% 15%

5 Các đặc điểm hoạt động khác 15% 13% 10%

(Nguồn: Ngân hàng Vietinbank Việt Nam)[12]

Bước 4: Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp

Trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp, mô hình chấm điểm còn xác định mức độ tin cậy của số liệu theo tiêu chí có hay không có kiểm toán báo cáo tài chính. Những doanh nghiệp nếu có áo cáo tài chính đã kiểm toán thì sẽ đƣợc cộng thêm 6 điểm vào tổng điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đã nhân trọng số. Tổng điểm cuối cùng đƣợc nhân với trọng số theo trình ày nhƣ trong Bảng 3.3.

Bảng 3.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD

STT Chỉ tiêu

DNNN Doanh

nghiệp khác ĐTNN

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

1 Chấm điểm tài chính 50% 40% 60%

2 Chấm điểm phi tài chính 50% 60% 40%

3 Điểm thƣởng áo cáo tài chính đƣợc

kiểm toán + 6 Điểm + 6 Điểm + 6 Điểm

(Nguồn: Ngân hàng VietinbankViệt Nam)[12]

Căn cứ tổng điểm đạt đƣợc cuối cùng đã nhân với trọng số, các doanh nghiệp XHTD theo mƣời loại tƣơng ứng mức độ rủi ro tăng dần từ AA+ (Có mức độ rủi ro thấp nhất) đến C (Có mức độ rủi ro cao nhất) nhƣ trình ày trong Bảng 3.5

Bảng 3.5: Hệ thống ký hiệu XHTD doanh nghiệp

NKH Điểm Mức XH Ý nghĩa

1 >92,3 AA+ Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu, quả triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro thấp nhất. Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ƣu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có TSĐB. Tăng cƣờng MQH với KH.

2

84,8 – 92,3 AA Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro thấp. Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ƣu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không tài sản đảm bảo. Tăng cƣờng MQH với KH.

3 77,2 – 84,7 AA- Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tƣơng đối tốt khả năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí. Rủi ro thấp. Ƣu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng. Không yêu cầu cao về biện pháp đảm bảo tiền vay.

4 69,6 - 77,1 BB+ Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển. Có một số hạn chế về tài chính và quản lý. Rủi ro trung bình. Có thể mở rộng tín dụng. Hạn chế áp dụng các điều kiện ƣu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

5 62,0 - 69,5 BB Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển. Có một số hạn chế về tài chính và quản lý - rủi ro trung bình. Có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế bất lợi kéo dài. Hạn chế mở rộng TD, chỉ tập trung TD ngắn hạn và yêu cầu TSĐB đầy đủ

6

54,4 - 61,9 BB- Hiệu quả không cao và dễ bị biến động. Rủi ro. Tập trung thu hồi nợ vay.

46,8 – 54,3 CC+ Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro có nguy cơ mất vốn. Hạn chế cấp tín dụng. Giãn nợ và gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phƣơng án khắc phục khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39,2 – 46,7 CC Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro cao

7

31,6-39,1 CC- Bị thua lỗ và ít có khả năng hồi phục, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo. Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng không thu hồi đƣợc nợ vay..Tập trung thu hồi nợ, kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét đƣa ra toà kinh tế.

<31,6 C Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, quản lý yếu kém. Đặc biệt rất rủi ro. Có nhiều khả năng không thu hồi đƣợc nợ vay.Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét đƣa ra toà kinh tế

(Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng của Vietinbank Việt Nam )[12]

Bước 5: Đối chiếu kết quả chấm điểm XHTD với thực trạng của doanh nghiệp

để thực hiện điều chỉnh kết quả xếp hạng theo nguyên tắc: + Chỉ có thể hạ bậc, không đƣợc tăng bậc.

+ Đối với những khách hàng có bất kỳ một khoản nợ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm chấm điểm bị quá hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải hạ tối thiểu 1 bậc nhƣng phải đảm bảo khách hàng chỉ thuộc 1 trong 3 nhóm cuối (Từ CC xuống C). + Đối với những trƣờng hợp cán bộ đánh giá kết quả xếp hạng chƣa phù hợp với năng lực/ mức độ rủi ro thực tế của doanh nghiệp (Khả năng tài chính của khách hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ, hệ thống quản lý kém, ngành nghề kinh doanh chính đang gặp nhiều khó khăn, gia hạn nợ nhiều lần và khả năng trả nợ thấp) nhƣng không thuộc loại có nợ quá hạn trên 90 ngày thì có thể hạ tối thiểu 1 bậc, nhƣng phải nêu rõ lý do hạ bậc.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành (Trang 35 - 42)