NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành (Trang 59)

5.2.1 Những kết quả đạt đƣợc của đề tài

Trong đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả đã mô tả chi tiết cách chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, giúp sinh viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chấm điểm tín dụng cũng nhƣ nhận thức một cách khách quan về tầm quan trọng của việc chấm điểm tín dụng, là công cụ lõi trong việc quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Ngoài ra, khi đứng góc độ là một nhà quản lý tƣơng lai, giúp sinh viên nhận ra rằng: “Việc xây dựng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp còn giúp các ngân hàng chuẩn hóa quá trình quản lý khách hàng”.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể hiểu sự khác nhau giữa mô hình xếp hạng tín dụng Việt Nam và Thế giới là do mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới đƣợc xây dựng trong giai đoạn đầu và phân tích dựa trên chỉ tiêu tài chính - phi tài chính. Mặt khác chuẩn mực Việt Nam có nhiều điểm khác so với chuẩn mực thế giới.

Tuy nhiên, chỉ hiểu đƣợc chức năng và vai trò của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vẫn chƣa đủ mà đề tài còn giúp sinh viên có thể tiếp cận với mô hình logit, mô hình giúp tính xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp trong tƣơng lai, nhằm mục đích lập dự phòng rủi ro đƣợc giới hạn hơn.

Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng là một phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm, vì mô hình gồm các iến độc lập đƣợc xây dựng dựa trên hệ thống số liệu các chỉ tiêu trong ảng áo cáo tài chính, điều đó cho thấy đây là phƣơng pháp có tính khoa học cao hơn phƣơng pháp điểm số (dựa trên các qui ƣớc về điểm ), ngoài việc đƣa ra đƣợc hạng tín nhiệm thì mô hình Logit cũng cho thấy sự ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đến tình hình nợ khó đòi của doanh nghiệp, điều này cho phép đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp nghiên cứu. Có thể nói ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng

tín nhiệm doanh nghiệp rõ ràng là một phƣơng án mang lại hiệu quả cao cho hệ thống quản trị rủi ro tín dụng.

5.2.2 Những mặt hạn chế của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ mô phỏng cho sinh viên về mặt lý thuyết, chƣa đƣa ra đƣợc tình huống giúp sinh viên có thể nâng cao khả năng phản xạ và xử lý tình huống nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thuộc quá trình thẩm định hồ sơ vay của khách hàng doanh nghiệp.

Số lƣợng báo cáo tài chính thu thập đƣợc chƣa đủ lớn, chính vì vậy đây chỉ là mô hình cho sinh viên tham khảo và hình dung rõ hơn về tính ứng dụng của việc tính xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp

5.3 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÒNG THỰC HÀNH NGÂN HÀNG

Với mục đích hoàn thiện mô hình phòng ngân hàng thực hành, nhóm tác giả xin đề xuất mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp kết hợp với công nghệ thông tin để đƣa ra sản phẩm phần mềm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Mục tiêu giúp sinh viên đƣợc tiếp cận với những hình ảnh sinh động và giảm bớt học phần lý thuyết, nâng cao khả năng xử lý thông tin dựa trên phần mềm này. Sau đây là quy trình hƣớng dẫn chi tiết, bao gồm 2 giai đoạn:

Sinh viên thu thập thông tin của doanh nghiệp tập trung vào việc xác định các chỉ tiêu quy mô và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó sinh viên căn cứ vào quyết định số 57/QĐ/NHNN-năm 2005 để chấm điểm loại quy mô và lĩnh vực hoạt của doanh nghiệp. Trong phần này, sinh viên chấm điểm tín dụng dựa vào.

+ Trình độ quản lý và kinh nghiệm.

+ Tình hình giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác dựa vào thông tin của trung tâm CIC cung cấp.

+ Đánh giá môi trƣờng kinh doanh và các hoạt động khác (nếu có)

+ Sinh viên thu thập báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần xếp hạng tín dụng. + Sinh viên nhập liệu số liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp vào phần mềm excel do nhóm tác giả tự nghiên cứu và tham khảo của ngân hàng TMCP X. Mục đích là tính các chỉ số tài chính tƣơng ứng với báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã cung cấp. + Sau khi đã tính toán đƣợc các chỉ số, sinh viên tiếp tục tiến hành thao tác tổng hợp các chỉ số tài chính đƣa vào phần mềm để rút ra đƣợc số điểm tổng hợp từ việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu tài chính

+ Đối với tổng số điểm đã tính đƣợc phần mềm có thể hỗ trợ xếp hạng tín dụng của khách hàng thuộc loại AA+, BB+, CC+,v.v….

Sau đây, nhóm tác giả xin đề xuất mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP X và nhóm tác giả sẽ kết hợp với Khoa Công nghệ - Thông tin để thiết kế phần mềm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hàng.

Bảng 5.5: Thông tin về quy mô doanh nghiệp

Bảng 5.6: Thông tin về chỉ tiêu phi tài chính

Bảng 5.7a: Thông tin bảng cân đối kế toán

Bảng 5.7b: Thông tin bảng cân đối kế toán (tiếp theo)

Bảng 5.7c: Thông tin bảng cân đối kế toán (tiếp theo)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Bảng 5.8: Thông tin tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 5.9: Bảng kết quả xếp hạng tín dụng

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

5.4 KIẾN NGHỊ

5.4.1 Kiến nghị với Khoa Tài chính – Ngân hàng

5.4.1.1 Nâng cao trình độ chuyên môn

Với tuổi đời còn trẻ đội ngũ cán ộ nhân viên và trợ giảng Khoa Tài chính- Ngân hàng mặc dù có tâm huyết nhƣng kinh nghiệm và kiến thức chƣa vững. Chính vì vậy có thể nói với lực lƣơng hiện nay tại Khoa là vừa thiếu và vừa yếu. Do đó, nhóm tác giả xin đề nghị Ban Lãnh đạo Khoa tạo điều kiện cho các trợ giảng và cán ộ nhân viên tham gia các lớp nghiệp vụ ngoại khóa chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng nhƣ kiến thức thực tiễn để từ đó vận dụng những kiến thức này vào giảng tại phòng thực hành ngân hàng.

5.4.1.2 Mời giáo viên giảng là chuyên gia có kinh nghiệm

Mặt khác, nhóm tác giả xin đề nghị mời giáo viên giảng tại phòng thực hành là những chuyên gia, trƣởng phòng, cán bộ tín dụng v.v…có thâm niên làm việc lâu năm sẽ có kinh nghiệm thực tế về giảng cho phòng thực hành 1 hoặc 2 học kỳ đầu để đội ngũ cán ộ nhân viên đi theo trợ giảng học hỏi kiến thức.

5.4.2 Kiến nghị với Trƣờng Đại học Lạc Hồng

5.4.2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế phần mềm mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tín dụng doanh nghiệp

Mục đích hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp đƣợc sử dụng tại phòng Thực hành ngân hàng. Nhóm tác giả xin kiến nghị đến Nhà trƣờng về việc xây dựng phần mềm chấm điểm tín dụng doanh nghiêp, phần mềm này sẽ đƣợc

thực hiện trên máy vi tính. Chính vì vậy, nhóm tác giả cần đến sự hỗ trợ của Khoa Công nghệ - Thông tin để thiết kế phần mềm đƣợc sinh động hơn nhằm thu hút đƣợc sinh viên trong việc học tập tại phòng Thực hành ngân hàng, giúp sinh viên nắm cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và nhận ra đƣợc xếp hạng tín dụng là công cụ “lõi” của việc quản trị rủi ro tín dụng.

5.4.2.2 Nâng cao ý thức và tinh thần tự học của sinh viên

Trong học kỳ vừa qua, khoa Tài chính – Ngân hàng đã tiến hành giảng thử tại phòng thực hành ngân hàng cho 5 lớp sinh viên khóa 2009 (ngày). Tuy nhiên, sinh viên chỉ đƣợc thực hành trên những chứng từ mẫu. Kết quả thu đƣợc, không đƣợc khả quan xuất phát từ nguyên nhân ý thức học tập của sinh viên và nội dung giảng vẫn chƣa thu hút đƣợc sinh viên tham gia. Tiết học chƣa thực sự thu hút sinh viên tham và làm cho sinh viên cảm nhận rằng nội dung giảng còn nặng về mặt lý thuyết. Chính vì vậy nhóm tác đề nghị có các iện pháp ràng uộc về điểm số đối với sinh viên tham gia và xây dựng các đoạn video clip, các tình huống gần sát với thực tế để sinh viên dễ dàng nắm ắt và thu hút sinh viên hơn.

Tóm tắt chƣơng 5

Từ những cơ sở lý luận và phân tích số liệu ở 4 chƣơng đã trình ày ở trên, nhóm tác giả đã đƣa ra đƣợc mô hình hồi quy rút gọn với các chỉ tiêu tài chính cơ ản dễ tính toán để sinh viên dễ hiểu và vận dụng một cách dễ dàng. Trong chƣơng 5, nhóm tác giả đã mạnh dạn trong công tác phê và tự phê về những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế của đề tài. Điều quan trọng nhất là đề tài đã đề xuất đƣợc bảng tính toán cách chỉ tiêu tài chính bằng excel, mô hình xếp hạng tín dụng và mô hình tính xác suất vỡ nợ nhằm phục vụ cho việc học tập và thực hành của sinh viên.

KẾT LUẬN

Với mong muốn đƣa phòng thực hành ngân hàng tại trƣờng Đại học Lạc Hồng trong một tƣơng lai không xa để sinh viên có thể tiếp cận với các hoạt động, các nghiệp vụ thực tế tại các ngân hàng trƣớc khi đi thực tập tại các cơ quan, xí nghiệp. Hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là phần trong quy trình của mô hình ngân hàng thực hành. Hoạt động xếp hạng tín dụng và dự báo xác suất khả năng trả nợ là một đề tài rộng, phức tạp cần phải có sự kết hợp nghiên cứu của nhiều Bộ ngành, nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực khác nhau. Nhƣng với sự nỗ lực nghiên cứu sau một thời gian, đề tài đã đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, kết quả nghiên cứu của có tính khả thi cao khi đƣợc triển khai ứng dụng trong thực tế. Kết quả thu đƣợc là tài liệu tham khảo cho sinh viên khi tiến hành XHTD doanh nghiệp tại phòng Thực hành ngân hàng của Trƣờng Đại học Lạc Hồng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và khắc phục những khó khăn trong nghiên cứu, song các kết quả thu đƣợc có thể chƣa thực sự đầy đủ và hoàn chỉnh. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của những ngƣời quan tâm đến XHTD doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong mô hình ngân hàng thực hành (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)