- Công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả với chế độ kiêm nhiệm giữa vị trí quản lý với các tổ trưởng xây dựng Điều này cho phép bộ máy qu ả n
3.2 Kiến nghị và giải pháp
Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như công tác hạch toán doanh thu và chi phí là phát huy những ưu điểm hiện có, tìm cách khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán theo đúng chếđộ tài chính kế toán đồng thời đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng kế toán em đã được tìm hiểu về công tác hạch toán doanh thu và chi phí tại công ty. Qua đó em xin đề xuất một số ý kiến, biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trong quản lý hạch toán doanh thu và chi phí như sau:
3.2.1 Giải pháp
Giải pháp thứ nhất: Về việc trích trước chi phí sửa chữa, bảo hành công trình. Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi:
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các Tài khoản chi phí có liên quan, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338...
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Nếu đã trích trước)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây, lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Giải pháp thứ hai: Theo Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Chính phủ quy định:
Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từđiều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán [3].
Như vậy, tại công ty TNHH TV-TK-XD Bình Doanh đã không thực hiện đúng theo NĐ 123 vì không phát hành hóa đơn cho khách hàng, ngoài ra công ty đã không tuân thủ theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán số 15 do không phát hành hóa đơn đúng tiến độ của hợp đồng xây dựng. Nếu phát hiện hành vi vi phạm này công ty có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt được quy định tại chương 5 “Xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn” của nghị định 151. Vì vậy để tránh trường hợp trên, công ty nên xuất hóa đơn lần cuối cho khách hàng.
Giải pháp thứ ba: Để xác định trị giá nguyên vật liệu thừa sử dụng cho năm tiếp theo kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cách cẩn thận. Từ đó tính toán được tỉ lệ % hoàn thành và ghi nhận doanh thu cách chính xác hơn.
Theo thực tế cho thấy, kế toán tại công ty chưa thực sự tận dụng hết các chức năng của phần mềm kế toán được sử dụng tại công ty – Phần mềm kế toán Keyfa. Phần mềm có chức năng tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo như bảng 3.1 (được kèm số minh hoạ).
Cuối mỗi kỳ kế toán, khi tính giá thành sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự động cho ra một bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán cần tính toán và nhập vào các số liệu cần thiết theo chi tiết như bảng 3.1, sau đó phần mềm sẽ tựđánh giá và cho ra bảng kết quả. Kế toán sẽ dựa căn cứ vào số liệu của bảng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳđã loại bỏđược trị giá nguyên vật liệu thừa được sử dụng cho năm tiếp theo.
BẢNG 3.1