Những dấu ấn của kiến trúc cổ Trung Hoa trong xây dựng chùa cổ Việt Nam

Một phần của tài liệu Những dấu ấn của kiến trúc cổ trung hoa trong xây dựng chùa cổ việt nam báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 77 - 78)

B. NỘI DUNG

3.4 Những dấu ấn của kiến trúc cổ Trung Hoa trong xây dựng chùa cổ Việt Nam

Việt Nam

Nhƣ chúng ta đã biết, Trung Quốc là một trong những nƣớc có nền văn minh cổ xƣa rực rỡ, có ảnh hƣởng rộng lớn đến văn hóa của khu vực lân cận. Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng có lịch sử giao lƣu văn hóa hàng trăm năm. Vì vậy nhân dân hai nƣớc hiểu biết khá sâu sắc về nền văn hóa của nhau, đồng thời nền văn hóa của mỗi nƣớc cũng trở nên phong phú và phát triển hơn nhờ quá trình tiếp biến những yếu tố văn hóa giao lƣu. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của dấu ấn tiếp diễn văn hóa là kiến trúc và đặc biệt hơn là kiến trúc Phật giáo. Các công trình kiến trúc Phật giáo ở nƣớc ta thời phong kiến đã kết hợp một cách hết sức khéo léo giữa nghệ thuật kiến trúc bản địa và nghệ thuật kiến trúc của Trung Quốc tạo nên sự phong phú và đa dạng trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Rất dễ nhận thấy kiến trúc chùa cổ mang phong cách Trung Hoa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam có những điểm nổi bật và khác biệt so với chùa Việt nhƣ: kiến trúc chùa Hoa thƣờng dùng nhiều màu đỏ hay màu hồng trong mọi hình thể trang trí; đây là màu của sức sống vƣơn lên, niềm tin, may mắn. Bố cục của quần thể chùa thƣờng theo dạng chữ “ Tam” hay “Nội công ngoại quốc”. Mái và cổng Tam quan của chùa Hoa có dạng cao vút lên, nét cong ở các đầu đao. Mái cổng dựng hai lớp trở lên, một dạng “trùng thiềm điệp ốc” để mở rộng diện tích.Cũng là mái cong nhƣng những viên ngói trong kiến trúc Phật giáo của ngƣời Hoa thƣờng hình trụ và màu sám, còn ngƣời Việt thì sử dụng mái ngói phẳng hình

~ 69 ~

vẩy cá màu đỏ. Cách bài trí bên trong cũng không hề giống với các ngôi chùa của ngƣời Việt xây dựng: trần cao hơn, cột trụ to hơn và sàn và tƣờng đƣợc lát bằng đá. Những mẫu hình trang trí của chùa Hoa khá phức tạp: hình rồng, phƣợng, lƣỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vật là mô hình phổ biến nhất. Hai bên sân chùa có xây la thành, điểm thêm cặp lân trong tƣ thế chầu chực. Tháp chùa ngƣời Hoa chia làm 2 loại: một là để đựng di cốt của các sƣ sãi viên tịch, có nhiều công đức trong chùa; hai là thờ Phật, thờ phƣợng. Cách thiết trí thờ phƣợng trong chùa ngƣời Hoa ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt với chùa ngƣời việt.

Một phần của tài liệu Những dấu ấn của kiến trúc cổ trung hoa trong xây dựng chùa cổ việt nam báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên (Trang 77 - 78)