B. NỘI DUNG
3.1.1. Sự du nhập của Phật giáo
Phật giáo đƣợc truyền vào Việt Nam từ rất sớm và bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Theo tài liệu lịch sử thì từ đầu thế kỷ I, Phật giáo đã du nhập vào miền Bắc Việt Nam theo con đƣờng hàng hải và vào phía Nam theo đƣờng bộ. Luy Lâu(thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng.
Do nhiều tài liệu Phật phổ cập đều bằng chữ Hán và những vị tổ sƣ đa số đều ở Trung Quốc sang, nên ta dễ nghĩ rằng đạo Phật ở Việt Nam đƣợc du nhập từ Trung Quốc sang. Thật ra không phải, đầu tiên chính là những nhà thƣơng gia từ Ấn Độ sang, và có cả những tăng sĩ nhƣ Maha kỳ Vực, Khâu Đà La (vị này có quan hệ với bà Man Nƣơng). Những ngƣời Giao Châu hồi đó đã có nhiều ngƣời lỗi lạc, tiếp thu và soạn đƣợc sách về Phật giáo. Từ thế kỷ III, có vị cao tăng là Khƣơng
29http://www.mofa.gov.vn/vi/login_form?came_from=http%3A//www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr 040807105039/ns050803093042&retry=&disable_cookie_login__=1
30Theo số liệu thống kê của Ban Hướng dẫn Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bài phát biểu của HT Thích Thiện Nhơn Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc trong ngày kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 – 07/11/2008) được đăng trên báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
~ 57 ~
TăngHội đã viết sách “ Lục Độ Tập Kinh”. Khƣơng Tăng Hội giỏi cả chữ Phạn và chữ Hán, đã sang ở Kiến nghiệp (nay là Nam Kinh Trung Quốc) truyền bá đạo Phật31.
Việt Nam tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) đƣợc phiên âm trực tiếp thành Bụt32, từ Bụt đƣợc dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt đƣợc coi nhƣ một vị thần chuyên cứu giúp ngƣời tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ IV - V, do ảnh hƣởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và đƣợc thay thế bởi từ Phật. Trong tiêng Hán, từ Buddha đƣợc phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi đƣợc rút gọn thành Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lƣ, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, đƣợc coi là quốc giáo, ảnh hƣởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo đƣợc coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đền đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hƣng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhƣng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ XX, mặc dù ảnh hƣởng mạnh của quá trình Âu hoá, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sƣ Khánh Hoà và Thiện Chiếu33.