B. NỘI DUNG
3.2.4.1 Trang trí và điêu khắc
Đã từ lâu nghệ thuật trang trí và điêu khắc là những bộ môn tạo hình nghệ thuật gắn bó khăn khít và không thể thiếu đƣợc trong các công trình kiến trúc cổ Việt Nam để điểm xuyết, trang trí nội và ngoại thất công trình kiến trúc, đƣa tác phẩm lên một tầm giá trị nghệ thuật cao, có bản sắc dân tộc và tính thời đại rõ nét.
Đề tài và nội dung trang trí trong các công trình kiến trúc tôn giáo thƣờng là
“tứ linh”: long (rồng), lân (kỳ lân), quy (rùa), phƣợng (chim phƣợng); ngoài “tứ
linh” còn có thêm cá, dơi, hạc, hổ và những động vật khác nhƣ voi, ngựa, chó v.v…và hình ngƣời Tiên nữ cƣỡi phƣợng, vũ nữ và tấu nhạc… Về thảo mộc có bát bảo: quả bầu, bút lông, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, cái khánh và phất trần là những vật quý tƣợng trƣng cho sƣ phong lƣu, học thức và dũng khí đạo đức của con ngƣời trong xã hội phong kiến; “tứ quý” hoặc “tứ thời” nhƣ Mai hoặc Lan (mùa xuân), Sen (mùa hạ), Cúc (mùa thu) và Trúc hay Tùng (mùa đông). Những hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ mặt trời, mây, sông nƣớc, ngọn lửa v.v… cũng là những đề tài phổ biến và quen thuộc trong trang trí kiến trúc hoặc tách riêng hoặc kết hợp nhƣ rồng với mây, cá với nƣớc, long mã phụ đồ (con long mã mang cuộn giấy trên lƣng) v.v…Trong sáng tác nghệ thuật, ngƣời thợ thủ công Việt Nam còn biết cách điệu, biến hình các đề tài nói trên cùng những chữ Nho (tƣợng hình) dùng làm văn tự trong xã hội xƣa đƣợc thể hiện theo lối viết chữ “Triện” để sử dụng làm họa tiết trang trí kiến trúc nhƣ các chữ: Phúc (福), Lộc (禄), Thọ (寿), Hỉ(喜)…trong các công trình cổ và chữ “ Vạn” của Phật giáo (卐) trong chùa chiền v.v…cùng với hình ngọn lửa, hoa văn cánh sen uốn lƣợn…hình tƣợng đẹp mắt, tiết tấu nhịp nhàng35.