Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý nước trước khi nuôi đến hiệu quả của mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 28)

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boon, 1931)

2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu

Các loại hóa chất cải tạo, xử lý ao: - Vôi sống CaO

- Vôi CaCO3 - EM thứ cấp - CLORIN A-70%

Dụng cụ theo dõi các yếu tố môi trường:

Nhiệt kế, test đo pH, test DO, test NH3, test độ kiềm…

Thiết bị xác định tốc độ tăng trưởng: Cân điện tử, cân bàn (loại 2kg, 5kg), thước đo…

Thiết bị khác: Chài, rổ, chậu, thau…

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của hai biện pháp xử lý nước đến diễn biến chất lượng nước ao nuôi. Đánh giá qua một số chỉ tiêu: pH, DO, NH3, độ kiềm.

- Nghiên cứu so sánh tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng giữa hai biện pháp xử lý nước khác nhau.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi với hai biện pháp xử lý nước khác nhau.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm sử dụng hai phương pháp xử lý nước:

+ Phương pháp 1: Xử lý nước từ ao chứa sau đó đưa vào ao nuôi (70%) kết hợp với lấy (30%) nước trực tiếp vào ao nuôi

+ Phương pháp 2: Nước được lấy trực tiếp vào ao nuôi vừa đủ rồi xử lý tại ao nuôi (100% nước xử lý)

+ Bố trí mỗi phương pháp áp dụng cho hai ao. Trong đó, Phương pháp 1 gồm ao A6, A7; phương pháp 2 gồm ao A8, A9; ao chứa có diện tích 12000 m2. Mỗi ao có diện tích 5000m2. Các ao có độ tương đồng các kiểu nền đáy, kiểu nền đáy ở đây được xác định là bùn cát.

- Sơ đồ khối thí nghiệm:

2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý nước trước khi nuôi đến hiệu quả của mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 28)