- Địa điểm: Khu nuôi tôm công nghiệp Minh Thành thuộc tập đoàn BIM, Quảng Ninh.
a) Tăng trưởng về khối lượng tôm nuô
Kết quả theo dõi tăng trưởng trọng lượng thân ở các ao nuôi thực nghiệm được biểu diễn qua bảng 3.5 và đồ thị 3.6 bên dưới:
Bảng 3.5: Khối lượng trung bình của tôm nuôi ở 2 nghiệm thức
Ngày nuôi PP1 PP2 X ± δ X ± δ (g) (g) 30 2,38a±0,05 2,13a±0,05 37 3,26a±0,28 3,23a±0,28 44 4,50a±0,02 4,51a±0,11 51 6,15a±0,05 6,19a±0,07 58 7,78a±0,23 7,80a±0,04 65 9,20a±0,04 9,23a±0,1 72 10,46a±0,04 10,96b±0,03 79 13,02a±0,16 13,68a±0,22
Trong đó: X là giá trị trung bình về khối lượng (g). δ là độ lệch chuẩn, đặt sau dấu±
Hình 3.6: Đồ thị tăng trưởng về khối lượng tôm nuôi
Qua bảng 3.5 và hình 3.6 ta có thể thấy: tôm tăng trưởng khá tốt ở cả hai nghiệm thức trong quá trình nuôi. Tuy vậy, vẩn có sự chênh lệch nhất định ở các nghiệm thức. Tại thời điểm ngày nuôi thứ 30, 37, 44, chỉ số khối lượng thân ở các ao sử dụng PP1 là lớn hơn chỉ số ở PP2; Ở ngày nuôi thứ 30, tôm ở ao áp dụng PP1 là 2,38g/con cao hơn so với các ao áp dụng PP2 là 2,13g/con. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05). Còn ở thời điểm ngày nuôi thứ 72, 79 thì chỉ số khối lượng thân trung bình ở các ao sử dụng PP2 là lớn hơn chỉ số ở PP1, cụ thể là PP2 ở ngày nuôi thứ 79 là 13,78g/con, PP1 là 13,02g/con. Riêng ở ngày nuôi thứ 72, khi tiến hành kiểm định t- Test sự sai khác thì cho thấy mức tăng trưởng khối lượng trung bình các ao ở hai nghiệm thức là có sự sai khác có ý nghĩa (p< 0,05).
Như vậy, giai đoạn đầu tôm nuôi áp dụng biện pháp xử lý nước theo PP1 tôm lớn nhanh hơn, thời gian đầu môi trường, chất lượng nước ở các ao này tốt hơn, màu nước bền và ổn định, do vậy tôm ở giai đoạn phát triển tốt. Còn ở giai đoạn cuối môi trường ở các PP1 do tích tụ nhiều chất thải, lượng bùn bẩn dưới đáy ao nhiều đã làm cho tôm tăng trưởng chậm lại, thấp hơn so với tôm nuôi ở các ao áp dụng PP2.