- Địa điểm: Khu nuôi tôm công nghiệp Minh Thành thuộc tập đoàn BIM, Quảng Ninh.
b) Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm nuôi Ngày nuôi CT1 CT2 DWG DWG (g/con/ngày) (g/con/ngày) 31-37 0,22 0,2 38-44 0,15 0,16 45-51 0,15 0,16 52-58 0,22 0,25 59-65 0,17 0,16 66-72 0,14 0,2 73-79 0,3 0,33
Hình 3.7: Biểu đồ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng tôm nuôi
Qua bảng 3.6 và hình 3.7 cho chúng ta thấy: tốc độ tăng trưởng bình quân ngày của tôm ở cả hai PP là không có sự đồng đều ở cả hai PP và không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày đạt giá trị lớn nhất ở giai đoạn 73-79 ngày nuôi ở cả hai PP, với PP1 0,3g/con/ngày còn PP2 là 0,33g/con/ngày. Còn tốc độ tăng trưởng đạt giá trị nhỏ nhất ở PP1 vào giai đoạn 72 ngày nuôi là 0,14 g/con/ngày, PP2 là giai đoạn 51 ngày nuôi là 0,16g/con/ngày.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng ngày ở PP2 ở hầu hết các giai đoạn đều tốt hơn và chiếm ưu thế hơn, tôm lớn nhanh hơn hẳn PP1. Chỉ có ở giai đoạn 31-37 và 58-65 ngày nuôi thì tôm nuôi ở cách xử lý nước theo PP1 lớn nhanh hơn.
Từ những kết quả thu được trên, thì trên thực tế chúng ta phải chú trọng đến việc xử lý nước, tạo được môi trường tốt và ổn định ở giai đoạn tôm mới thả giống. Bởi vì giai đoạn này tôm còn nhỏ, sức chống chịu với môi trường kém, tôm nuôi dễ bị sốc dẫn đến tăng trưởng kém.
Ở công ty nuôi tôm theo mô hình thay nước định kỳ nên tốc độ tăng trưởng tương đối theo trọng lượng thân theo từng giai đoạn cũng bị ảnh hưởng. Vào đầu mỗi chu kỳ thay nước thì tôm tăng trưởng nhảy vọt, còn ở cuối chu kỳ thay nước thì chất lượng nước kém nên tôm tăng trưởng kém hơn. Vì thế, nếu ta chủ động được nguồn nước tốt, cải tạo và xử lý an toàn thì hình thức thay nước định kỳ sẽ có tác dụng làm cho tôm lột xác tốt và nhanh lớn.
3.2.3 Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý nước đến tăng trưởng tôm nuôi về chỉ số dài thân chỉ số dài thân