Hàm lượng oxy hoà tan (DO)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý nước trước khi nuôi đến hiệu quả của mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 37)

- Địa điểm: Khu nuôi tôm công nghiệp Minh Thành thuộc tập đoàn BIM, Quảng Ninh.

3.1.4Hàm lượng oxy hoà tan (DO)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Biến động các chỉ số môi trường trong các ao nuôi thực nghiệm

3.1.4Hàm lượng oxy hoà tan (DO)

Hình 3.3: Đồ thị thể hiện sự biến động hàm lượng oxy hòa tan trong các ao thực nghiệm

Sự biến động DO trong suốt quá trình nuôi được thể hiện qua hình 3.3. Theo đó thì DO trong quá trình nuôi dao động trong khoảng 4,2-7,2(mg/l). Theo Nguyễn Trọng Nho (1994) thì DO thích hợp cho tôm he phát triển nằm trong khoảng từ 4-7(mg/l), tối ưu là >5 (mg/l). Theo tiêu chuẩn ngành 28TCN 171 (2001) DO trong nuôi tôm công nghiệp là 5-9 (mg/l).

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy rằng DO trong các nghiệm thức giảm dần theo thời gian nuôi. Sở dĩ như vậy là do giai đoạn cuối thì chất lượng nước sau một thời gian nuôi đã xuống cấp, tảo phát triển mạnh, lượng chất thải nhiều, nhất là thức ăn thừa ở đáy ao. DO trung bình ở các ao nuôi ở cả hai nghiệm thức áp dụng các phương pháp xử lý nước khác nhau ở thời gian đầu là tương đối tương đồng. Tuy nhiên, sau hai tháng nuôi đầu tiên thì DO ở các ao áp dụng PP2 cao hơn so với PP1, khi kiểm định t – Test cho thấy không có sự sai khác giữa hai phương pháp (p <0,05).

Như vậy, tuy các ao ở hai nghiệm thức áp dụng các phương pháp xử lý ao khác nhau nhưng với mô hình nuôi tôm công nghiệp thi DO gần như là được chủ

động bằng các biện pháp như tăng cường hệ thống quạt nước, khi DO giảm dưới mức an toàn thì tạt oxy già (H2O2). Nhờ vậy nên trong suốt quá trình nuôi không có hiện tượng tôm nổi đầu.

3.1.5 Độ kiềm

Bảng 3.3: Độ kiềm ở các ao thực nghiệm (mg/l)

Ngày nuôi Min – maxPP1 Min – maxPP2 X ± δ X ± δ 1-10 100-120 90-120 112,00±4,83 109,00±5,68 10-20 100-120 110-120 113,5±4,2 114,00±3,94 20-30 110-120 90-120 114,5±4,38 101,50±3,37 30-40 90-120 90-120 114,5±12,2 107,2±4,26 40-50 110-130 90-120 118,50±4,22 104,25±4,22 50-60 110-130 90-120 119±3,94 108,4±4,83 60-70 99-130 90-130 115,45±6,08 106,5±4,12 70-79 110-130 90-130 121,67±5,00 111,11±4,17

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy độ kiềm trong suốt quá trình nuôi dao động trong khoảng từ 90-130 mg/l. Theo tiêu chuẩn ngành 28TCN 171, 2001 độ kiềm thích hợp trong nuôi tôm là 80-150 mg/l, theo tài liệu của công ty CP VN là 80- 150 mg/l [3]. Như vậy, độ kiềm ở đây nằm trong khoảng thích hợp cho tôm he chân trắng phát triển tốt.

Độ kiềm thường giảm xuống bất thường khi trời mưa, tuy nhiên người ta đã chủ động bằng sử dụng các loại vôi như Dolomite, Canxi super Max… để ổn định môi trường và tăng độ kiềm.

Càng về cuối vụ thì độ kiềm ở các ao nuôi càng cao, cụ thể ở giai đoạn 70-79 ngày nuôi độ kiềm trung bình 121,67 mg/l ở các ao thuộc PP1, còn PP2 là 111,11 mg/l. Nguyên nhân càng về cuối vụ độ kiềm càng cao là do sự tích luỹ các ion HCO3- , (CO3)2-...trong cả vụ nuôi, lượng vôi đánh xuống nhiều.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý nước trước khi nuôi đến hiệu quả của mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) ở quảng ninh luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 37)