2.2.1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của nhà trường, gia đình và của toàn xã hội
- Đối với trường tiểu ho ̣c: nhà trường là môi trường giáo du ̣c, rèn luyê ̣n hiê ̣u quả nhất, con đường ngắn nhất để ho ̣c sinh có kỹ năng phù hợp, tự tin bước vào cuô ̣c sống. Lực lượng tham gia giáo du ̣c, rèn luyê ̣n, đánh giá kết quả rèn luyê ̣n KNS cho các em rất đông đảo, bao gồm toàn thể đô ̣i ngũ cán bô ̣, giáo viên, nhân viên, các ba ̣n ho ̣c sinh trong trường, trong lớp và tự bản thân em ho ̣c sinh đó. Môi trường giáo du ̣c KNS cho các em là những giờ ho ̣c trên lớp và những giờ chơi, những hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp.
- Đối với gia đình: môi trường gia đình là nơi mà mo ̣i trẻ em tiếp thu vô vàn ảnh hưởng ma ̣nh mẽ cả tích cực và tiêu cực về mă ̣t giáo du ̣c. Có gia đình muốn ta ̣o bầu không khí vui tươi, ha ̣nh phúc cho trẻ ngay từ lúc ấu thơ theo kiểu chiều chuô ̣ng và thỏa mãn thái quá mo ̣i ý muốn của trẻ, kể cả những ý muốn không phù hợp với xã hô ̣i, dẫn đến hình thành cho trẻ mô ̣t thói quen lười lao đô ̣ng, sống ích kỷ, không có nghĩa vu ̣, trách nhiê ̣m trước những hành đô ̣ng của mình và không quan tâm đến người khác.
Mô ̣t số gia đình khác la ̣i ta ̣o cho trẻ mô ̣t môi trường sống phi đa ̣o đức, phá hủy tâm lý phát triển lành ma ̣nh của trẻ, dẫn đến mô ̣t tâm tra ̣ng luôn muốn nổi loa ̣n hoă ̣c tự ti trước cuô ̣c sống.
Phần lớn các gia đình hiê ̣n nay đã ta ̣o được môi trường sống phù hợp cho con em mình bằng cách chăm sóc con có khoa ho ̣c, có sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, tôn tro ̣ng và đi ̣nh hướng đúng cho trẻ hòa nhâ ̣p vào cuô ̣c sống cô ̣ng đồng mô ̣t cách lành ma ̣nh và tự chủ. Những gia đình như vâ ̣y sẽ đưa vào xã hô ̣i những con người có đức, có tài, có ích.
Như thế, mo ̣i người trong nhà từ ông bà, cha me ̣ đến anh chi ̣ em, con cháu đều có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến viê ̣c hình thành và rèn luyê ̣n KNS cho các em.
- Đối với xã hô ̣i: mo ̣i đoàn thể, mo ̣i cá nhân từ những người cao niên như Hô ̣i Người cao tuổi, Hô ̣i Cựu chiến binh, Hô ̣i Phu ̣ nữ,… đến lực lượng trẻ như Đoàn Thanh niên, Đô ̣i Thiếu niên, các Câu la ̣c bô ̣,… ở đi ̣a phương đều có thể tham gia giáo du ̣c thông qua các hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i hoă ̣c bản thân người lớn nêu tấm gương sáng về phong cách sống, về đa ̣o đức cho các em rèn luyê ̣n noi theo.
Tóm la ̣i, tất cả mo ̣i người từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hô ̣i đều là những nhân tố quan tro ̣ng tham gia giáo du ̣c kỹ năng sống cho ho ̣c sinh ở mo ̣i nơi, mo ̣i lúc, mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng.
2.2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phải gắn với mục đích, yêu cầu và nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông
Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Giáo dục KNS cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phương pháp giáo dục KNS, với các phương pháp và kỹ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏi chuyên gia, viết tích cực,… cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học. Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:
- KNS là một môn học riêng biệt.
- KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.
- KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình. Tuy nhiên, chỉ có một số không đáng kể các nước đưa KNS thành một môn học riêng biệt, ví dụ như: Ma-la-wi, Căm-pu-chia,… Còn đa số các nước, để tránh quá tải trong nhà trường, thường tích hợp KNS vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn khoa học xã hội như: giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, quyền con người, giáo dục môi trường,… Một số nước đã sử dụng tiếp cận “Whole School Approach” trong đó có hình thức xây dựng “Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số: 7312 /BGDĐT-GDTH, ngày 21/6/2009 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 đối với giáo dục tiểu học, trong đó có nêu: Chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo
đức, kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp.
2.2.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phải gắn với đặc điểm, tình hình của nhà trường và của địa phương
Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh về mặt địa lý, được xem là Quận giáp ven ngoại thành nên về quỹ đất để xây dựng trường học đã được lãnh đạo Quận đặc biệt quan tâm, các trường mới được xây dựng sau này đều rộng rãi, khang trang, có đầy đủ phòng chức năng và trang thiết bị đạt chuẩn. Trường TH Kim Đồng được hình thành đã từ rất lâu, quy mô đủ đáp ứng với số lượng học sinh lúc bấy giờ nhưng so với hiện nay thì quy mô của Trường chỉ mang tầm trung bình so với các trường trong quận. Hơn nữa, do yêu cầu hiện đại hóa trường học và để đáp ứng nhu cầu học sinh tăng cơ học ra lớp thì cũng vẫn khuôn viên ấy Trường được xây lên 3 tầng với nhiều lớp hơn, nhận được nhiều học sinh hơn. Chính như vậy, sân trường trở nên chật hẹp trước số lượng học sinh quá đông và cũng không có đủ phòng học năng khiếu. Như đã nghiên cứu về tâm lý học sinh TH, thì việc dạy học ở tại các lớp học hay trên sân trường không giúp cho học sinh bộc lộ hết được sự thoải mái vì tiếng ồn sẽ làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, sĩ số cao làm hạn chế nhiều sự di chuyển trong lớp được của học sinh; còn nếu như đưa các lớp ra học cùng một lúc trên sân trường thì không thể, vì tập trung để sinh hoạt dưới cờ còn chật chội chứ đừng nói đến việc tổ chức các trò chơi có sự vận động trong tiết học.
Trường TH Kim Đồng tọa lạc tại ngã 6, về địa lý là nơi trung tâm của quận Gò Vấp, giáp ranh với nhiều trục đường chính nên rất thuận lợi cho việc đưa - đón học sinh đối với các phụ huynh có con học tại trường, do vậy có rất nhiều phụ huynh muốn cho con vào học tại Trường. Ngoài ra, xung quanh
Trường có rất nhiều cơ quan hành chính, đơn vị kinh tế cùng trú đóng nên số lượng phụ huynh công tác ở những nơi ấy có nhu cầu gởi con vào Trường cũng rất lớn. Do đó, phụ huynh cảm nhận được tầm quan trọng khi con được học Trường TH Kim Đồng nên phần đông rất quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nhà trường.
Hầu hết phụ huynh học sinh của Trường TH Kim Đồng là đối tượng có trình độ, có điều kiện về kinh tế và rất quan tâm đến việc học của con nên rất mong muốn và sẵn sàng ủng hộ cho nhà trường có các phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả tốt, có các hoạt động thiết thực nhằm giúp học sinh nhiều tiến bộ về đạo đức, cũng như trong học tập.
Giáo dục KNS phải gắn liền với hoạt động thực hành, mà với tình hình đặc điểm của nhà trường đã được nêu trên có thể thấy được điều kiện để tổ chức thực hành tại trường thật sự khó khăn. Vì thế, ngoài việc giáo dục tại lớp và trong các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác, thì việc thường xuyên đưa học sinh đến những nơi có điều kiện thuận lợi để tổ chức THNT nhằm giáo dục KNS cho các em là quyết định hợp lý.