Một số giải pháp tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời (Trang 100 - 110)

cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

2.3.1. Đổi mới quy trình và phương thức tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời

Qua thực tế nghiên cứu các chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động THNT và kết quả tổng hợp từ các phiếu khảo sát, cần phải đổi mới quy trình và phương thức tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời.

Trước khi chấp bút lên kế hoạch tổ chức hoạt động THNT của năm học nên tổ chức tham khảo ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh để rút kinh nghiệm những tồn tại và phát huy những điểm mạnh của năm học trước nhằm giúp cho nhà trường thiết kế kế hoạch hoạt động trên phù hợp hơn với tâm lý của học sinh, đồng thời công tác giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

Nhà trường cần tăng cường tiến hành tập huấn chuyên môn cho các nhân sự phụ trách tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động tại các trạm; nhân sự liên hệ địa điểm, hợp đồng xe di chuyển học sinh; nhân sự chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết, bảng điểm, phiếu thông hành…

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời

Nên thay đổi các địa điểm khác nhau: công viên, công ty, cơ quan nhà nước, nhà sách, di tích lịch sử…, cách thức tổ chức cũng khác nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh và để phù hợp với từng nội dung chuyên đề tổ chức.

Bổ sung thêm các hoạt động hướng thiện cho học sinh nhằm giáo dục lòng thương người, tinh thần biết chia xẻ vì người khác, vì cộng đồng như thăm trại trẻ mồ côi, trường khuyết tật, thăm viện dưỡng lão...

Tiếp tục tổ chức mô hình đi mua sắm tại siêu thị nhằm giúp các em hiểu hơn giá trị của đồng tiền. Để từ đó biết trân trọng sức lao động, thấy được sự vất vả của bố mẹ và yêu thương bố mẹ hơn.

Hình thức tổ chức Hội chợ của một số trường hiện nay cũng rất thu hút học sinh. Hình thức này đề cao tính tự chủ, biết phân biệt để chọn lựa, biết xếp hàng khi phải chờ đợi, biết tham gia tổ chức trò chơi và tập làm nhà kinh doanh nhỏ.

Tăng cường các hình thức thực hành giải quyết tình huống, sắm vai, đố vui để định hướng cho các em tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kỹ năng dựa trên các giá trị này.

- Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời

Thiết kế tổ chức các hoạt động với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi tiểu học nhất là tăng cường sự tương tác giữa học sinh với học sinh nhằm phát huy tối đa vai trò chủ động tích cực của các em.

Chương trình hoạt động cần có sự cân đối giữa học tập và rèn luyện, giữa dạy học và giáo dục, không được quá đặt nặng vấn đề học văn hóa xem nhẹ rèn kỹ năng và ngược lại. Vì thế, nên tăng cường lồng ghép học văn hóa vào trong từng trò chơi để việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn nữa.

Hiện nay, việc ôn tập các môn học chính khóa vẫn chiếm nhiều thời gian trong tổ chức THNT, do đó cần dành thêm thời gian để đúc kết các hoạt động rèn KNS, trong đó có việc giáo dục KNS qua hoạt động THNT.

Các đồ dùng tổ chức có thể tự tạo để tiết kiệm kinh phí nhưng cũng cần tăng cường các đồ dùng có hình thức đẹp mắt để thu hút học sinh tham gia tích cực.

Có thể tổ chức theo chuyên đề phù hợp với nội dung dạy học của từng khối, sau đó có bài thu hoạch trắc nghiệm để thấy hơn tính hiệu quả sau mỗi lần tổ chức.

Để đỡ mất nhiều thời gian và nhẹ nhàng hơn cho việc tổng kết sau mỗi buổi học có thể không xếp hạng trao giải nhất, nhì, ba cho các lớp mà chỉ trao giải tập thể tham gia đạt yêu cầu buổi học. Thay vào đó, cách tính thi đua giữa các lớp có thể chỉ thi đua giữa các nhóm học sinh trong lớp do giáo viên chủ nhiệm tổ chức bình chọn là được, như vậy sẽ làm tăng hiệu quả kích thích học tập đến từng cá nhân.

2.3.2. Tăng cường công tác quản lý và phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường để tổ chức hoạt động tiết học ngoài trờicho học sinh

- Đối với Ban giám hiệu:

THNT là hình thức tổ chức dạy học mới nên bước đầu cũng gặp những khó khăn, vất vả nhất định. Nhà quản lý cần có tâm sáng, luôn hướng hoạt động của nhà trường gắn liền với quyền lợi của học sinh; biết vận dụng sức mạnh của tập thể, kết hợp với những quyết định táo bạo nhưng đúng đắn, hợp lòng tập thể giáo viên, phụ huynh, hợp lòng học sinh, làm cho học sinh thấy thích thú, hạnh phúc. Phát huy động sức mạnh của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt làm cho phụ huynh thấy được quyền lợi của học sinh khi tham gia tiết học ngoài trời.

Việc tổ chức phân công và phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường đã khá hợp lý với năng lực từng người trong nhà trường. Tuy nhiên cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ các kỹ năng, năng lực tổ chức các hoạt động ngoài phạm vi lớp học như: kỹ năng tập hợp, kỹ năng quản lý, kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng hoạt náo,… để nhân sự nhà trường có thể chủ động tổ chức các hoạt động mà không cần phối hợp với nhân sự ngoài trường.

Nhà quản lý cần tăng cường nhiều biện pháp lắng nghe, tạo được mối quan hệ gần gũi tin cậy nơi giáo viên, phụ huynh từ đó chọn lọc những nội dung, hình thức phù hợp để giáo dục học sinh; cần nắm bắt được từng hoàn cảnh, từng sở trường của giáo viên, nhân viên mình để phân công nhiệm vụ mỗi người cho phù hợp hơn.

Cần phát huy tính chủ động và sáng tạo của giáo viên các khối chuyên môn và bộ phận Đoàn - Đội trong nhà trường bằng cách phân công cho Bí thư Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội phối hợp với các khối trưởng xây dựng chương trình tổ chức THNT trên cơ sở tình hình thực tế của khối chuyên môn, theo thời điểm tổ chức và theo hình thức, phương pháp cho hợp lý với yêu cầu về chuyên

môn của mỗi khối mà không cần mất nhiều công sức đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường.

Nghiên cứu sao cho sau mỗi lần tổ chức hoạt động THNT phải nâng cao hơn nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức THNT trong đội ngũ sư phạm và phụ huynh học sinh.

- Đối với Khối chuyên môn và giáo viên:

Các khối trưởng chuyên môn cần phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo của giáo viên trong khối để tham mưu cho khối những nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức THNT thiết thực nhất, giúp học sinh có điều kiện được giáo dục và rèn luyện KNS tốt nhất.

Thiết kế các hoạt động có nội dung bám sát kiến thức, kỹ năng trọng tâm của từng bài học theo hướng nhẹ nhàng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Trong đó chú trọng tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện, trải nghiệm các KNS cơ bản.

Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên theo dõi, nhắc lại, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện KNS tại lớp cùng với bạn bè, thầy cô. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh để phát huy tại gia đình, tại nơi công cộng các KNS mà các em đã được giáo dục tại nhà trường.

Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm xây dựng lực lượng Ban cán sự lớp thực sự chủ động, sáng tạo, biết chỉ huy và có tinh thần tập thể sẽ giúp các em dễ dàng độc lập, tự chủ khi sang một môi trường học tập mới.

Tập thể giáo viên không ngại khó khi thực hiện những hình thức dạy - học mới.

- Đối với Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh...

Tăng cường tập huấn cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội, Ban cán sự lớp đểphát huy hơn vai trò của các em bằng cách có thể phân công các em hỗ trợ

giáo viên chủ nhiệm tham gia tổ chức cho các bạn trong lớp, trong khối lớp các hoạt động của THNT; hoặc các em hướng dẫn cho các bạn luân phiên làm trưởng nhóm ở mỗi trạm, mỗi chủ đề hoạt động.

Thông qua quỹ Nụ cười hồng của Liên đội, tiếp tục vận động học sinh có điều kiện đóng góp giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn được tham gia đầy đủ cáchoạt động THNT, cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.

Phân công và hỗ trợ điều kiện cho Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội tham gia học các lớp quản lý để nâng cao năng lực quản lý, phát huy hơn tính tư duy, sáng tạo trong các hoạt động của nhà trường; đặc biệt là từng bước chuyển sang vai trò chủ động tổ chức và chỉ huy hoạt động THNT.

2.3.3. Kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời

Giữa gia đình, nhà trường và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau trong giáo dục học sinh. Vì vậy, cần thường xuyên lấy thêm ý kiến đóng góp, chia sẻ của cha mẹ học sinh về nhu cầu của gia đình trong việc giáo dục KNS thông qua THNT cho con em họ, để nhà trường có thêm cơ sở đề ra nội dung, phương pháp tổ chức thật hiệu quả.

Nhà trường cần động viên, mời gọi phụ huynh học sinh có điều kiện về thời gian đến xem học sinh học THNT, tạo điều kiện cho nhiều phụ huynh hiểu thêm về hoạt động này để tranh thủ nhiều hơn từ sự ủng hộ và hỗ trợ của phụ huynh. Thậm chí, có thể mời phụ huynh tham gia cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động tại các trạm, như vậy bố mẹ sẽ có dịp tham gia chơi mà học với các con, sẽ có dịp học thêm phương pháp giáo dục KNS của nhà trường cho học sinh.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động, thông tin về hiệu quả của công tác giáo dục KNS cho học sinh qua tổ chức hoạt động THNT cho phụ huynh học sinh bằng cách giới thiệu những hình ảnh, đoạn video clip ghi lại được từ những buổi

học ngoài trời của học sinh, những phát biểu cảm nhận và những thông tin tổng hợp được qua phiếu thu hoạch của các em sau buổi học.

Mạnh dạn tham mưu với các cấp lãnh đạo để tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ, tác động khi khó khăn về địa điểm hoặc thời gian tổ chức...

2.3.4. Nâng cao tính tự giác của học sinh trong thực hành kỹ năng sống

Những KNS được hình thành mô ̣t cách tốt nhất thông qua giao tiếp, học ở môi trường mới lạ học sinh sẽ đặt ra nhiều vấn đề thắc mắc với giáo viên, vì vâ ̣y các thầy cô hướng dẫn cần tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái, tôn trọng và tin tưởng ho ̣c sinh để các em đươ ̣c phép bày tỏ ý kiến của các em, dù cho đúng hay sai; đồng thời thầy cô nên quan tâm giải thích thỏa đáng, không áp đặt ý kiến của mình. Khi đó mối quan hê ̣ giữa giáo viên và ho ̣c sinh trở nên gần gũi, thân thiết hơn.

Khi giáo dục KNS qua tổ chức hoạt động THNT, giáo viên cần có sự hướng dẫn hoă ̣c làm mẫu, trong đó đă ̣c biê ̣t chú ý đến kỹ năng nghe và nói, ho ̣c sinh phải biết tôn tro ̣ng ý kiến của người khác, không ngắt lời người khác, diễn đa ̣t la ̣i ý kiến của người khác và kiểm tra la ̣i viê ̣c hiểu nô ̣i dung đối thoa ̣i thông qua những câu hỏi đơn giản như “Em xin phép đă ̣t câu hỏi”… hoă ̣c biết nói cảm ơn, xin lỗi trong những tình huống cu ̣ thể. Đó là mô ̣t vài trong số những kỹ năng cơ bản mà các ho ̣c sinh phải ho ̣c và có được trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp, hơ ̣p tác.

Tạo nhiều điều kiện cho học sinh hơ ̣p tác trong ho ̣c tâ ̣p để giúp nâng cao mối quan hê ̣ của các em; các em ho ̣c cách chia sẻ và tôn tro ̣ng lẫn nhau, phối hơ ̣p với nhau theo nhóm ta ̣o cơ hô ̣i nhiều hơn cho ho ̣c tâ ̣p có sự phân hóa. Sự phu ̣ thuô ̣c lẫn nhau giữa những học sinh mô ̣t cách tích cực có nghĩa là thành công của cả nhóm sẽ phu ̣ thuô ̣c vào thành công của từng cá nhân. Những đóng góp của cá nhân cần được thể hiê ̣n rõ. Điều này giúp cho mỗi ho ̣c sinh phải chi ̣u

trách nhiê ̣m về đóng góp của mình trong toàn bô ̣ kết quả của cả nhóm. Làm viê ̣c cùng nhau sẽ giúp nỗ lực của từng cá nhân hoàn thiê ̣n hơn. Làm viê ̣c cùng nhau ho ̣c sinh sẽ hiểu người khác theo những cách khác nhau, biết tin tưởng, chấp nhâ ̣n và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời các em biết cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣.

Tạo không khí ho ̣c tập rất vui, tất cả ho ̣c sinh đều được bình đẳng, không có sự phân biê ̣t giữa ba ̣n giàu, ba ̣n nghèo; ba ̣n ho ̣c giỏi hay ho ̣c yếu; các em đều biết giúp đỡ nhau, biết bày tỏ khó khăn của mình với người thân.

Cần tăng cường giáo dục, rèn luyê ̣n cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, ứng xử vì các kỹ năng này rất cần thiết cho cuô ̣c sống thực tiễn của ho ̣c sinh trong thực ta ̣i và tương lai.

Kết luận chương 2

Trường ho ̣c có vai trò và ý nghĩa trong viê ̣c phát triển tình cảm xã hô ̣i của học sinh. Nhấn ma ̣nh vai trò của nhà trường như là mô ̣t cơ sở cốt yếu để thực hiê ̣n quá trình xã hô ̣i hóa, Tổ chức Y tế Thế giới đã khởi xướng sáng kiến “Môi trường ho ̣c thân thiê ̣n với trẻ” với mu ̣c tiêu là đóng góp cho viê ̣c đa ̣t được những điều kiê ̣n lý tưởng đã được mô tả trong Công ước của Liên hợp quốc tế về Quyền trẻ em, đó là trường ho ̣c thúc đẩy hòa bình, nhân phẩm, lòng khoan dung, tự do, công bằng và tinh thần đoàn kết.

Vấn đề cốt lõi của khái niê ̣m trường ho ̣c thân thiê ̣n với trẻ là niềm tin rằng trường ho ̣c có thể và phải mang la ̣i những trải nghiê ̣m tích cực cho tất cả trẻ em; là môi trường giáo du ̣c hiê ̣u quả, ta ̣o điều kiê ̣n cho trẻ phát triển toàn diê ̣n, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành ma ̣nh trên cơ sở các mối quan hê ̣ gần gũi, thân thiê ̣n và hợp tác giáo viên - giáo viên; ho ̣c sinh - ho ̣c sinh, phu ̣ huynh - nhà trường - cô ̣ng đồng; là môi trường ho ̣c thân ái, thương yêu, thu hút trẻ em, thân thiê ̣n với trẻ, ta ̣o điều kiê ̣n cho trẻ được tham gia bày tỏ

ý kiến, ý kiến của trẻ được lắng nghe và tôn tro ̣ng. Từ đó, giúp các em giải quyết những khó khăn vướng mắc cũng như đưa ra những đi ̣nh hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Nếu trường ho ̣c không chú ý đến những vấn đề trên, nó sẽ làm cho trẻ thất ba ̣i và không thể được go ̣i là thân thiê ̣n với trẻ. Với mô ̣t số trẻ em, môi trường trường ho ̣c là mô ̣t môi trường khắc nghiê ̣t, không quan tâm đến trẻ và có thể gây ảnh hưởng không có lợi cho sức khỏe tâm thần của các em. Sự thân thiê ̣n với trẻ của các trường ho ̣c phu ̣ thuô ̣c vào các chủ trương của nhà trường và thái đô ̣ của

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức hoạt động tiết học ngoài trời (Trang 100 - 110)