Mục đích thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập đại số luận văn thạc sỹ toán học (Trang 129)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo trong dạy học đại số ; kiểm nghiệm tính đúng đắn của Giả thuyết khoa học

3.2. Tổ chức thực nghiệm

3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm

Vì đối tượng thực nghiệm là học sinh khá và giỏi toán nên chúng tôi đã chọn học sinh lớp 9 chọn là lớp thực nghiệm. Việc thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường THCS Nam Thành , Yên Thành, Nghệ An.

Lớp thực nghiệm: Lớp 9A có 39 học sinh Lớp đối chứng: Lớp 9B có 38 học sinh

Hai lớp này học sinh tương đối đều nhau về chất lượng học tập môn toán và có điểm trung bình môn toán học kỳ I tương đối cao.

Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Cô giáo Trần Thị Minh Hạnh. Giáo viên dạy lớp đối chứng: Thầy giáo Vũ Khắc Quang

Cô giáo dạy lớp thực nghiệm là một giáo viên có trên 15 năm tuổi nghề, giàu nhiệt tình, ham học hỏi, có trình độ chuyên môn tốt

3.2.2. Hình thức tổ chức thực nghiệm

Đợt thực nghiệm được tiến hành từ 5/4/2012 14/5/2012

3.2.2.1. Về nội dung

Việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập đại số cho học sinh khối 9 không những cung cấp cho các em những cách giải khác nhau đối với một bài toán mà còn làm cho các em nắm vững kiến thức hơn. Hiểu và vận dụng một cách sáng tạo hơn trong quá trình giải toán.

Hệ thống các ví dụ, bài tập đưa ra phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu của học sinh. Làm học sinh hiểu được bản chất các vấn đề khi học.

Việc đề xuất một số vấn đề để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập tạo điều kiện cho học sinh có thêm những cách giải khác nhau cho một số dạng toán. Đồng thời giúp cho giáo viên có những thuận lợi trong việc giảng dạy giúp học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm về mục đích, nội dung, kế hoạch cụ thể cho giáo viên dạy thực nghiệm,. để đi tới việc thống nhất mục đích, nội dung và phương pháp dạy các tiết thực nghiệm.

Đối với lớp đối chứng vẫn dạy như những giờ bình thường. Việc dạy học thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song theo lịch trình dạy của nhà trường THCS Nam Thành.

Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giảng dạy môn toán và các thầy cô dạy lớp 9A, 9B chấp nhận dề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm.

Kết thúc chương trình dạy thực nghiệm chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra cùng đề bài với lớp đối chứng.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trong 10 tiết với 2 chương: Chương Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và chương hàm số y = ax2 (a ≠0). Phương

trình bậc hai một ẩn của SGK Đại số 9. Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra. Sau đây là nội dung đề kiểm tra:

Đề kiểm tra : ( Thời gian: 45 phút) Câu 1: Giải hệ phương trình sau

a.  + + − =2((x yx y+ +) 2() 3(x yx y− ) 5) 4= b. 2 2 1 12 xy x y x y xy + + = −   + = − 

Câu 2: Giải phương trình (m là tham số) (m – 3)x2 – (m + 1)x – 2m + 2 = 0

Câu 3: Tìm các giá trị của m để phương trình sau có ít nhất một nghiệm không âm. x2+mx+(2m− =4) 0

Việc ra đề như trên hàm chứa những dụng ý sư phạm, tất nhiên Đề kiểm tra này dành cho học sinh có học lực khá trở lên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Xin được phân tích rõ hơn về điều này và đồng thời đánh giá sơ bộ về chất lượng làm bài của học sinh.

Đề kiểm tra như trên là không quá khó và cũng không quá dễ so với trình độ học sinh. Có thể nói với mức độ đề như trên thì sẽ phân hóa được trình độ của học sinh, đồng thời cũng đưa ra cho giáo viên sự đánh giá chính xác về mức độ nắm kiến thức của học sinh. Cả ba câu trong đề kiểm tra đều không nặng về tính toán, mà chủ yếu là kiểm tra khả năng tư duy.

Câu 1 a. ( 2đ) Dụng ý sư phạm trong câu này là kiểm tra kỹ năng giải hệ phương trình: có thể triển khai từng phương trình của hệ rồi giải hoặc sử dụng đặc điểm ẩn ( x+y) và (x-y) của mỗi phương trình.

Câu 1 b.( 2đ) Vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp để biến đổi bài toán về dạng quen thuộc đó là giải hệ tìm hai số biết tổng và tích của chúng, thực chất muốn thử học sinh khả năng diễn đạt bài toán sang bài toán tương đương.

Câu 2: (3đ) Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức về phương trình bậc hai, khai thác lời giải của bài toán, phân tích đặc điểm hệ số a,b,c của phương trình bậc 2.

Câu 3: (3đ) Thực chất muốn kiểm tra khả năng phân tích, phân chia trường hợp định hướng tìm lời giải bài toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng, đề kiểm tra thể hiện được dụng ý: đánh giá khả năng vận dụng tư duy của học sinh trong giải toán đại số.

3.4.1. Đánh giá định tính

Qua quan sát hoạt động dạy, học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi thấy:

- Ở lớp thực nghiệm, học sinh tích cực hoạt động, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi và phát huy tư duy độc lập, sáng tạo hơn ở lớp đối chứng. Hơn nữa, tâm lý học sinh ở lớp thực nghiệm thoải mái, tạo mối quan hệ thân thiết, cởi mở giữa thầy và trò.

- Giáo viên dạy thực nghiệm có ý kiến: không có gì trở ngại về cách đặt câu hỏi và dẫn dắt là hợp lý, vừa sức đối với học sinh; kích thích được tính tích cực, độc lập của học sinh , khả năng tiếp thu kiến thức mới, giải các bài tập toán cao hơn hẳn so với bài đối chứng. Các em có thể vận dụng các quy trình hoặc các phương pháp giải các dạng toán cơ bản của hệ phương trình, phương trình bậc hai. Khả năng tư duy, huy động kiến thức cơ bản, các tri thức liên quan để giải các bài tập toán, kỹ năng lựa chọn của học sinh cao hơn, trình bày lời giải bài toán một cách chặt chẽ, ngắn gọn và rõ ràng hơn

3.4.2. Đánh giá định lượng

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp kiểm chứng được thống kê thông qua bảng sau:

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số HS TN 0 0 0 0 1 10 12 11 2 2 1 39 ĐC 0 0 1 2 4 11 13 5 2 0 0 38

Lớp thực nghiệm: Yếu (2,6%); Trung bình (56,4%); Khá (33,3%); Giỏi (7,7%)

Lớp đối chứng: Kém ( 2,6%); Yếu (15,8%); Trung bình (63,2%); Khá (18,4%); Giỏi (0%)

Nhận xét: Kết quả thống kê ở bảng cho thấy số học sinh lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn hẳn học sinh lớp đối chứng. Sự hơn hẳn đó là hợp lý vì những lý do sau:

Thứ nhất: Nội dung bài kiểm tra phản ánh đầy đủ các yêu cầu dạy học theo quy định của chương trình.

Thứ hai: Các bài toán được ra theo hướng bồi dưỡng tư duy

Thứ ba: Học sinh đã được làm quen với các dạng bài tập nêu trong các đề kiểm tra. Việc làm quen với các dạng bài tập mới không làm giảm kỹ năng giải toán mà củng cố phát triển kỹ năng với các thành tố của tư duy sáng tạo

Thứ tư: Bên cạnh thực hiện các yêu cầu toán học, học sinh lớp thực nghiệm còn khuyến khích phát triển các yếu tố của tư duy, học sinh được học giải toán theo một quy trình hợp lý…

Do vậy, nếu giáo viên có phương pháp dạy học thích hợp và học sinh có kiến thức cơ bản, vững chắc, khả năng huy động kiến thức cơ bản cao thì thuận lợi hơn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Nhờ đó học sinh nắm vững chắc và hiểu sâu các kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán.

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã được khẳng định. Thực hiện các biện pháp đó sẽ góp phần phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan phương trình lượng giác, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán cho học sinh phổ thông. Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sang tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập Đai số” chúng tôi đã thu được kết quả chính sau:

1. Làm sáng tỏ một số khái niệm tư duy, tư duy sáng tạo, chức năng của bài tập toán học, dạy học sinh phương pháp giải bài tập toán

2. Đề xuất được một số quan điểm nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong giải bài tập. Từ đó giúp học sinh biết sử dụng, khai thác và phát triển bài toán trong quá trình học

3. Xây dựng được hệ thống các ví dụ, bài tập minh hoạ và khắc sâu phần lý luận cũng như thực hành giải bài tập theo quan điểm bồi dưỡng tư duy sáng tạo

4. Bước đầu khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của những vấn đề đã đề xuất thông qua việc kiểm nghiệm bằng thực nghiệm sư phạm.

Từ những kết quả thu được cho phép chúng tôi nhận định: Giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được và có tính khả thi, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

Tµi liÖu tham kh¶o

1. M. Alecxêep, V. Onhisuc, M. Crugliăc, V. Zabontin, X. Vecxcle (1976), Phát triển tư duy học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Phan Đức Chính, Tôn Thân (2006), Toán 8 tập một, tập hai, Nxb Giáo dục 3. Phan Đức Chính, Tôn Thân (2009), Toán 9 tập một, tập hai, Nxb Giáo dục 4. Hoàng Chúng, Phương pháp dạy học toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Đễ, Vũ Hoàng Lâm(2001) – Các bài toán Bất đẳng thức hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi toán PTCS-THPT, Nxb Giáo dục

6 . Nguyễn Hữu Điển (2001), Sáng tạo trong giải toán phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Goocki Đ. P. (1974), Lôgic học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Hoàn, Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc (1981), Giáo dục học

môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Thái Hoè (1997), Bồi dưỡng tư duy qua việc giải bài tập toán,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Kim (2002). Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học Sư phạm.

11 Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn Thân (1999), Khuyến khích một số hoạt động trí tuệ của học sinh qua môn toán ở trờng THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ (1996), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Giáo dục.

13 Nguyễn Văn Lộc (1995), Tư duy và hoạt động toán học, Đại học Sư phạm Vinh, Vinh.

14. Trần Luận (1995), Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hệ thống bài tập toán, Nghiên cứu giáo dục.

15 Pôlya G. (1997), Giải một bài toán như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Polya G. (1997), Sáng tạo toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Pôlya G. (1995), Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Tôn Thân (1995), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi ở trường THCS Việt Nam, Viện Khoa học giáo dục.

20. Nguyễn Văn Thuận (2004), “Góp phần phát triển năng lực tư duy lôgic và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho học sinh đầu cấp Trung học phổ thông trong dạy học Đại số”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

21 . Nguyễn Văn Thanh, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán THCS

22. Nguyễn Cảnh Toàn, Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc dạy, học và nghiên cứu toán học, tập 1, 2, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Đào Văn Trung, Làm thế nào để học tốt toán phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Vũ Dương Thuỵ, toán nâng cao và các chuyên đề - Toán 6,7,8,9 Nxb Giáo dục

25. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1997), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Đồng(2008)– 23 chuyên đê giải 1001 bài toán sơ cấp, nxb Giáo dục

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập đại số luận văn thạc sỹ toán học (Trang 129)