Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập đại số luận văn thạc sỹ toán học (Trang 132 - 133)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.4.2. Đánh giá định lượng

Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và lớp kiểm chứng được thống kê thông qua bảng sau:

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số HS TN 0 0 0 0 1 10 12 11 2 2 1 39 ĐC 0 0 1 2 4 11 13 5 2 0 0 38

Lớp thực nghiệm: Yếu (2,6%); Trung bình (56,4%); Khá (33,3%); Giỏi (7,7%)

Lớp đối chứng: Kém ( 2,6%); Yếu (15,8%); Trung bình (63,2%); Khá (18,4%); Giỏi (0%)

Nhận xét: Kết quả thống kê ở bảng cho thấy số học sinh lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn hẳn học sinh lớp đối chứng. Sự hơn hẳn đó là hợp lý vì những lý do sau:

Thứ nhất: Nội dung bài kiểm tra phản ánh đầy đủ các yêu cầu dạy học theo quy định của chương trình.

Thứ hai: Các bài toán được ra theo hướng bồi dưỡng tư duy

Thứ ba: Học sinh đã được làm quen với các dạng bài tập nêu trong các đề kiểm tra. Việc làm quen với các dạng bài tập mới không làm giảm kỹ năng giải toán mà củng cố phát triển kỹ năng với các thành tố của tư duy sáng tạo

Thứ tư: Bên cạnh thực hiện các yêu cầu toán học, học sinh lớp thực nghiệm còn khuyến khích phát triển các yếu tố của tư duy, học sinh được học giải toán theo một quy trình hợp lý…

Do vậy, nếu giáo viên có phương pháp dạy học thích hợp và học sinh có kiến thức cơ bản, vững chắc, khả năng huy động kiến thức cơ bản cao thì thuận lợi hơn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Nhờ đó học sinh nắm vững chắc và hiểu sâu các kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập đại số luận văn thạc sỹ toán học (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w