Nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập đại số luận văn thạc sỹ toán học (Trang 130 - 131)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.Nội dung thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm được tiến hành trong 10 tiết với 2 chương: Chương Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và chương hàm số y = ax2 (a ≠0). Phương

trình bậc hai một ẩn của SGK Đại số 9. Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra. Sau đây là nội dung đề kiểm tra:

Đề kiểm tra : ( Thời gian: 45 phút) Câu 1: Giải hệ phương trình sau

a.  + + − =2((x yx y+ +) 2() 3(x yx y− ) 5) 4= b. 2 2 1 12 xy x y x y xy + + = −   + = − 

Câu 2: Giải phương trình (m là tham số) (m – 3)x2 – (m + 1)x – 2m + 2 = 0

Câu 3: Tìm các giá trị của m để phương trình sau có ít nhất một nghiệm không âm. x2+mx+(2m− =4) 0

Việc ra đề như trên hàm chứa những dụng ý sư phạm, tất nhiên Đề kiểm tra này dành cho học sinh có học lực khá trở lên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Xin được phân tích rõ hơn về điều này và đồng thời đánh giá sơ bộ về chất lượng làm bài của học sinh.

Đề kiểm tra như trên là không quá khó và cũng không quá dễ so với trình độ học sinh. Có thể nói với mức độ đề như trên thì sẽ phân hóa được trình độ của học sinh, đồng thời cũng đưa ra cho giáo viên sự đánh giá chính xác về mức độ nắm kiến thức của học sinh. Cả ba câu trong đề kiểm tra đều không nặng về tính toán, mà chủ yếu là kiểm tra khả năng tư duy.

Câu 1 a. ( 2đ) Dụng ý sư phạm trong câu này là kiểm tra kỹ năng giải hệ phương trình: có thể triển khai từng phương trình của hệ rồi giải hoặc sử dụng đặc điểm ẩn ( x+y) và (x-y) của mỗi phương trình.

Câu 1 b.( 2đ) Vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp để biến đổi bài toán về dạng quen thuộc đó là giải hệ tìm hai số biết tổng và tích của chúng, thực chất muốn thử học sinh khả năng diễn đạt bài toán sang bài toán tương đương.

Câu 2: (3đ) Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức về phương trình bậc hai, khai thác lời giải của bài toán, phân tích đặc điểm hệ số a,b,c của phương trình bậc 2.

Câu 3: (3đ) Thực chất muốn kiểm tra khả năng phân tích, phân chia trường hợp định hướng tìm lời giải bài toán.

Qua phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng, đề kiểm tra thể hiện được dụng ý: đánh giá khả năng vận dụng tư duy của học sinh trong giải toán đại số.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng một số thành tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học giải bài tập đại số luận văn thạc sỹ toán học (Trang 130 - 131)