Ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm tới hệ số chuyển đổi FCR của Cá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp trong nuôi thương phẩm cá chình hoa (anguilla marmorata) luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 47 - 53)

Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá trong suốt thời gian thí nghiệm được

thể hiện ở bảng 3.9

Bảng 3.9. Hệ số FCR trong quá trình thực nghiệm của các công thức

Công thức FCR

CT 1 4,99±0,48a

CT 2 4,62±0,20a

Hình 3.8. Hệ số FCR trong quá trình thực nghiệm

Từ bảng 3.9 và hình 3.8 chúng ta thấy hệ số thức ăn FCR của cá sử dụng thức ăn kết hợp (CT2) là thấp nhất và cao nhất là cá sử dụng thức ăn hỗn hợp (CT3). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về FCR giữa 3 loại thức ăn cá sử dụng.

FCR của Cá tạp trong thí nghiệm này là xấp xỉ 5, khá thấp so với thực tế nuôi cá Chình thương phẩm bằng thức ăn Cá tạp (FCR từ 8 -10).

So sánh với kết quả của mô hình khuyến ngư “ nuôi cá Chình hoa thương phẩm trong bể xi măng” bằng nguồn thức ăn là Cá tạp tại huyện Anh sơn, có tỷ lệ sống (82%) và FCR (9.0). Kết quả của dự án “ Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi cá Chình” tại Trung Tâm giống Thủy sản Nghệ an bằng thức ăn Cá tạp, có tỷ lệ sống (78%) và FCR (10.0) (Báo cáo thực hiện dự án “ Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi cá Chình”

tại Trung tâm giống thủy sản Nghệ An, 2010) cho thấy: Các kết quả nghiên

cứu về ảnh hưởng của các loại thức ăn trong thí nghiệm đến tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chình hoa là phù hợp. Có thể dùng (CT2) 50% thức ăn Cá tạp + 50% thức ăn hỗn để nuôi cá Chình hoa thương phầm sẽ cho FCR thấp hơn nhất so với việc dùng Cá tạp hay thức ăn hỗn hợp để nuôi.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Kết luận

1. Cá sử dụng thức ăn kết hợp (CT2, 50 % Cá tap + 50 % thức ăn hỗn hợp) có kích thước (chiều dài và khối lượng) và tốc độ tăng trưởng SGRw tại thời điểm kết thúc thí nghiệm cao hơn Cá sử dụng thức ăn Cá tạp (CT1) và cá sự dụng thức ăn 100% hỗn hợp (CT3).

Không có sự khác biệt về tăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá sử dụng thức ăn CT1 và CT3.

2. Tỷ lệ sống của cá trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức thức ăn là cao, dao động trung bình từ 86 - 94% và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa cá sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm.

3. Hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình của cá sử dụng các loại thức ăn thí nghiệm dao động từ 4,6 đến 5,6 nhưng không sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

4. Có thể sử dụng thức ăn kết hợp 50 % Cá tap + 50 % thức ăn hỗn hợp hoặc chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp để thay thế cá tạp mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng về khối lượng và tỉ lệ sống của cá Chình hoa trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Đề xuất

1. Trong nuôi cá Chình hoa thương phẩm nên sử dụng (50% thức ăn cá tạp + 50% thức ăn hỗn hợp ) để đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất.

2. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về dinh dưỡng của cá Chình hoa nuôi thương phẩm

3. Các ban ngành liên quan nên có các chính sách hỗ trợ để xây dựng các mô hình trình diễn về nuôi thương phẩm cá Chình hoa, góp phần nhân rộng đối tượng đặc sản quý này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Thủy sản (1996). Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông

nghiệp.

2. Bộ khoa học công nghệ và môi trường (1992). Sách đỏ Việt Nam.

Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

3. Bùi Thị Thanh (2009). Nghiên cứu điều kiện lưu giữ và lựa chọn

thức ăn phù hợp trong quá trình ương nuôi ban đầu cá Chình hương sau khi thu vớt”. Luận văn cao học.

4. Đinh Văn Trung, Nguyễn Văn Tiến (2010), Tài liệu tập huấn Chế

biến và sử dụng thức ăn trong NTTS quy mô nhỏ, NXB Nông nghiệp.

5. Hội nghề cá Việt Nam (2007). Bách khoa thủy sản. NXB Nông

nghiệp.

6. Lại Văn Hùng (2001), Dinh dưỡng và thức ăn nuôi trồng thủy sản,

NXB Nông nghiệp

7. Nguyễn Chung, (2008) Kỹ Thuật nuôi cá Chình thương phẩm, NXB

Nông nghiệp

8. Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư Loại học tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp

Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Hội (2002), Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng

thủy sản., Viện nghiên cứu NTTS I, Bắc Ninh

10. Mai Đình Yên (1983). Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam, Nhà

11. Phạm Báu và ctv, (2000). Báo cáo tổng kết đề tài: Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

12. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Tháng 12 năm 2010)

Nghiên cứu mùa vụ, thời gian xuất hiện cá chình giống ở các cửa sông tỉnh Quảng Bình.

13. Trần Xuân học (2010), Báo cáo tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm cá

chình hoa (Anguilla marmorata) thương phẩm tại Nghệ An.

14. Võ Thị Cúc Hoa (1997). Chế biến thức ăn tổng hợp cho cá và các

thủy đặc sản khác, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

15. Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An (2010), Báo cáo thực hiện dự

án “ Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi cá chình” tại Trung tâm giống thủy sản Nghệ an.

16. Sở thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu (2007), Kỹ thuật nuôi cá chình.

II. Tiếng Anh

17. Aoyama, J., Watanabe, S., Miyai, T., Sasai, S., Nishida, M. & K.

Tsukamoto - 2000. The European eel, Anguilla anguilla (L.) in Japanese

waters. Dana . 12: 1-5 ..

18. Baker, R.R. - 1978. The evolutionary ecology of animal migration.

Holmes and Meier, New York.

19. Bauchot, M.-L. - 1986. Anguillidae In P.J.P. Whitehead, M.-L.

Bauchot, J.-C. Hureau, J.Nielsen and E. Tortonese (eds.). Fishes of the

north-eastern Atlantic and the Mediterranean. . p. 535-536. volume 2 .. UNESCO, Paris.

20. Bauchot, M.-L., M. Desoutter & P. H. J. Castle - 1993. Catalogue

naturelle.Ordre des Anguilliformes et des Saccopharyngiformes. Cybium . 17 (2): 91-151 ..

21. Deelder, C.L. - 1985. Exposée synoptique des données biologiques sur

l'anguille, Anguilla anguilla (Linnaeus, 1758). FAO Synop. Pêches, (80) Rev.1 . 71 p ..

22. McCleave, J.D., P.J. Brickley, K.M. O'Brien, D.A. Kistner, M.W.

Wong, M. Gallagher & S.M. Watson - 1998. Do leptocephali of the

European eel swim to reach continental waters? Status of the question. J. Mar. Biol. Ass. U.K. . 78(1):285-306 ..

23. McKeown, B.A. - 1984. Fish migration. Croom Helm, London

24. Passakas, T. - 1981. Comparative studies on the chromosomes of the

European eel (Anguilla anguilla L.) and the American eel (Anguilla rostrata Le Sueur). Folia. Biol. . 29(1):41-58 ..

25. Smith, D.G. - 1990. Anguillidae. In Quéro, J.C.; J.C.Hureau,

C.Karrer, A. Post and L.Saldanha (eds). Check-list of the fishes of the eastern tropical Atlantic. . 151-152 .. JNICT-Portugal, SEI and UNESCO

26. Tagliavini, J., I.J. Harrison & G. Gandolfi - 1995. Discrimination between Anguilla anguilla and A.rostrata by polymerase chain reaction- restriction fragment length polymorphism analysis. J. Fish Biol. 47:741-743

27. Tesch, F.W. - 1978. Telemetric observations on the spawning

migration of the eel (Anguilla anguilla) west of the European continental shelf. Environ. Biol. Fish. . 3 (2):203-209 ..

28. Tom Fort. The Book of Eels

Anguilla japonica between freshwater and seawater habitats. Mar. Ecol. Progr. Ser. . 220: 1599-1616

30. Wheeler, A. - 1969. The fishes of British Isles and North-West

Europe. MacMillan

III. Trang web

31. http://tailieu.vn/ 32. http://thuysanvietnam.com.vn/ 33. http://www.fao.org/ 34. http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/chinh.htm 35. http://bannhanong.vn/danhmuc/NQ==/baiviet/Ky-thuat-nuoi-ca- chinh-trong-be-xi-mang-/Nzc0/index.bnn 36. http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp trong nuôi thương phẩm cá chình hoa (anguilla marmorata) luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w