3.3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài theo thời gian
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng về chiều dài toàn thân của cá Chình hoa ở 3 công thức thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.5
Bảng 3.5. Tăng trưởng chiều dài toàn thân của cá theo thời gian
Ngày nuôi Chiều dài cá (cm)
CT1 CT2 CT3 0 23,12±0,86 a 21,68±0,12 a 22,2±0,90 a 15 25,95±0,21 a 26,20±0,00 a 25,50±0,42 a 30 33,35±0,21a 34,05±0,07a 33,00±0,42a 45 37,10±0,28a 38,10±0,00b 36,80±0,14a 60 43,50±0,00a 44,80±0,42b 43,35±0,21a
Chiều dài cá là giá trị TB ± SD . Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Tăng trưởng chiều dài toàn thân của cá Chình theo thời gian ở cả 3 nghiệm thức theo xu hướng tăng giống nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của cá ở 3 nghiệm thức chỉ bắt đầu thể hiện sau 45 ngày nuôi với sự vượt trội về chiều dài của Cá sử dụng thức ăn CT2 (50% thức ăn hỗn hợp và 50 % Cá tạp) so với cá sử dụng thức ăn hai loại còn lại. Khi kết thúc thí nghiệm, cá sử dụng thức ăn CT2 đạt chiều dài 44,80 ±0,42 cm, lớn hơn chiều dài của cá sử dụng thức ăn CT1 (43,50±0,00 cm) và cá sử dụng thức ăn CT3 (43,35±0,21
cm) (p < 0.05). Không có sự sai khác về chiều dài của cá ăn thức ăn CT1 và CT3 (p > 0,05).
Hình 3.4. Tăng trưởng chiều dài của cá Chình theo thời gian nuôi
3.3.2.2 . Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Chình hoa
Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài toàn thân của cá Chình hoa ở 3 công thức thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.6 và Hình 3.5.
Kết quả thí nghiệm cho thấy AGRL của Cá sử dụng thức ăn CT2 có xu
hướng cao hơn so với AGRL của cá sử dụng thức ăn CT1 và CT3 trong suốt
các giai đoạn nuôi. Tuy nhiên không có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về AGRL trong quá trình thí nghiệm ở 3 nghiệm thức thức ăn. Ở giai
đoạn kết thúc thí nghiệm (45-60 ngày) AGRL của cá sử dụng thức ăn CT2,
CT1 và CT3 tương ứng là 0,45±0,02 cm/ngày, 0,42±0,02 cm/ngày và 0,43
±0,02 cm/ngày.
Giai đoạn nuôi (ngày) AGRL (cm/ngày) CT1 CT2 CT3 0÷15 0,19±0,05 a 0,30±0,01 a 0,22±0,08 a 15÷30 0,49±0,00 a 0,52±0,00 a 0,50±0,05a 30÷45 0,25±0,00 a 0,27±0,00 a 0,25±0,02 a 45÷60 0,42±0,02 a 0,45±0,02 a 0,43±0,02 a
Chiều dài cá là giá trị TB ± SD . Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Hình 3.5. Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (AGRL) của cá sử dụng các loại thức ăn khác nhau
3.3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài toàn thân của cá Chình hoa ở các công thức thức ăn
Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài toàn phần của cá Chình hoa ở 3 công thức thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.6 và Hình 3.6
Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài toàn thân của cá Giai đoạn nuôi (ngày) SGRL (%/ngày) CT1 CT2 CT3 0÷15 0,78±0,26 a 1,26±0,04 a 0,92±0,36 a 15÷30 1,67±0,01 a 1,75±0,01 a 1,72±0,19 a 30÷45 0,71±0,01 a 0,75±0,01 a 0,73±0,06 a 45÷60 1,06±0,04 a 1,08±0,05 a 1,09±0,05 a
Chiều dài cá là giá trị TB ± SD . Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Hình 3.6. Tăng trưởng tương đối về chiều dài thân toàn thân cá (SGRL)
Cũng tương tự như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài, tốc độ
tăng trưởng tương đối ngày SGRL của cá sử dụng thức ăn CT2 có xu hướng
cao hơn SGRL của cá sử dụng thức ăn CT1 và CT3 trong hầu hết các giai
ăn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) trong suốt quá trình thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cá cho thấy, cá sử dụng thức ăn kết hợp (CT2, 50 % Cá tap + 50 % thức ăn hỗn hợp) có kích thước cá và SGRw tại thời điểm kết thúc thí nghiệm cao hơn cá sử dụng thức ăn là Cá tạp (CT1) và Cá sử dụng thức ăn hỗn hợp (CT3). Không có sự khác biệt tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá sử dụng thức ăn CT1 và CT3.
Điều này chứng tỏ rằng cá sử dụng thức ăn kết hợp (50 % Cá tap + 50 % thức ăn hỗn hợp) hoặc chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp có thể dùng thay thế Cá tạp mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng khối lượng cá Chình hoa.
3.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ sống của cá Chình hoa
Tỷ lệ sống của cá Chình tại thời điểm kết thúc thí nghiệm ở các công thức thức ăn được thể hiện ở Bảng 3.8 và Hình 3.7.
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống (%) của cá ở các công thức thí nghiệm
Công thức Tỉ lệ sống (%)
CT 1 92±5,65a
CT 2 94±4,00a
Hình 3.7. Tỷ lệ sống của cá Chình hoa ở các công thức thức ăn khác nhau
Tỷ lệ sống của cá ở giai đoạn thương phẩm là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá kỹ thuật của người nuôi, cũng như đánh giá tính khả thi của quy trình nuôi. Mục đích chính của thí nghiệm này, nhằm tìm ra công thức thức ăn thích hợp cho nuôi thương phẩm và từng bước hoàn thành quy trình nuôi đối tượng cá Chình hoa. Công thức thức ăn thích hợp là mức mà ở đó cá có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng và phát triển tốt.
Qua Bảng 3.8 và Hình 3.7 chúng ta có thể thấy, trong thời gian nuôi thương phẩm 60 ngày tỷ lệ sống của cá sử dụng thức ăn kết hợp (CT2), 50% hỗn hợp và 50% Cá tạp cao nhất (94±4,00 %), tiếp đến là cá sử dụng thức ăn CT1- Cá tạp (92±5,65 %) và thấp nhất ở công thức 100% hỗn hợp - (CT3) với tỷ lệ sống là 86±5,65 %. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) do tỉ lệ sống của cá ở các ao nuôi trong cùng 1 nghiệm thức dao động lớn (SD cao).
Tỷ lệ sống của cá ở cả 3 nghiệm thức đều cao hơn kết quả các mô hình trình diễn của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia xây dựng năm
2010 tại một số tỉnh Nghệ an ( 82 %), Quảng trị (80%), Bà rịa Vũng tàu (86%). Tỷ lệ này là phù hợp với kết quả tỷ lệ sống ở công thức 100% Cá tạp.
Qua đây cho ta nhận định rằng cá được nuôi bằng các công thức thức ăn khác nhau sẽ có tỷ lệ sống khác nhau, việc xác định một công thức thức ăn phù hợp cho cá sinh trưởng phát triển tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi và chúng ta có thể dùng (CT2) 50% thức ăn hỗn hợp và 50% Cá tạp để nuôi cá Chình hoa thương phẩm sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn khi ta nuôi bằng thức ăn CT1 Cá tạp 100% hay CT3 hỗn hợp 100%.