Công thức thức ăn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp trong nuôi thương phẩm cá chình hoa (anguilla marmorata) luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 27)

Xây dựng 02 công thức thức ăn

Thức ăn hỗn hợp được thiết lập trên cơ sở cân bằng nhu cầu dinh dưỡng và chuẩn hoá dinh dưỡng chứa > 45 % protein.

+ CT 2 (Công thức 2): Sử dụng 50 % thức ăn hỗn hợp ( lấy từ CT 3)

và 50 % thức ăn là Cá tạp

+ CT 3 (Công thức 3): Sử dụng thức ăn hỗn hợp, gồm các thành phần: Bột cá (65% Pr): 47%, bột đậu nành 22%, bột mỳ 14%, bột cám gạo 8%, dầu

cá 5%, premix vitamin 2% và khoáng premix 2%

Quy trình sản xuất thức ăn thí nghiệm được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 2.5. Sơ đồ sản xuất thức ăn thí nghiệm 2.3.3. Phương pháp chế biến thức ăn hỗn hợp

- Nguyên liệu được sử dụng để đưa vào làm thức ăn hỗn hợp được phân tích hàm lượng Protein, Lipit, xơ, tro,…

- Cân đối hàm lượng trên cơ sở cân bằng nhu cầu dinh dưỡng và chuẩn hoá dinh dưỡng.

- Hỗn hợp nguyên liệu bột cá, bột đậu nành, bột cám gạo, bột mỳ được nấu chín để nguội sau đó trộn thêm dầu cá 5%, vitamin và khoáng premix 4%

- Hỗn hợp trên được đưa vào máy chế biến thức ăn để đùn tạo thành viên

Nguyên liệu

Cân nguyên liệu Phối trộn

Gia nhiệt

Tạo viên Bảo quản

Bảng 2.1. Công thức chế biến thức ăn hỗn hợp Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bột cá 47 Bột đậu nành 22 Bột mỳ 14 Bột cám gạo 8 Dầu cá 5 Premix khoáng 2 Premix vitamin 2 Tổng 100 %

2.3.4. Phân tích dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn hỗn hợp

Thành phần thức ăn Chất khô protein (%) lipid % Tro (%) Nước (%) Bột cá 88 56,68 4,5 13,00 2,22 12 Bột đậu nành 92 30,00 5,0 3,00 5 8 Bột mỳ 93 17,20 3,0 9,20 7 7 Bột cám gạo 94 14,72 14,9 11,84 2 6

Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của Cá tạp

TT Thành phần Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

1 Protein (%) 55,60 56,80 56,14

2 Lipid (%) 16,30 16,43 16,46

3 Tro (%) 11,30 11,40 10,98

2.2.5. Dụng cụ thí nghiệm

+ Máy đùn thức ăn của Công ty TNHH Tân Thiên Phú -Nam Định

+ 6 ao thí nghiệm , diện tích 50m2/ao

+ Sàng cho cá ăn

* Máy đo pH hiệu metrohm

* Test kit DO, Test kit NH3

* Nhiệt kế bách phân ( độ chính xác 10C )

+ Cân điện tử Model AND Gx - 600 ( với độ chính xác 0,01g ) + Giấy kẻ ô ly với mỗi vạch trên giấy cách nhau 1mm

+ Thước đo dây ( cm )

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Sơ đồ khối nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn trong 6

ao, mỗi ao có diện tích 50 m2, gồm 3 công thức, mỗi công thức lặp lại 2 lần

theo bảng 2.4 + Mật độ thả: 1con/m2 CT3 CT2 CT1 Các chỉ tiêu đánh giá

Tăng trưởng khối lượng và chiều dài toàn thân Tỷ lệ sống

FCR

Kết luận và Đề xuất Cá Chình hoa giống

Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm

AO 4 - CÔNG THỨC 1 AO 1 - CÔNG THỨC 3 AO 5 - CÔNG THỨC 2 AO 2 - CÔNG THỨC 2

AO 6 - CÔNG THỨC 3 AO 3 - CÔNG THỨC 1

Hình 2.5. Ao thực nghiệm

* Chế độ chăm sóc quản lý ( theo quy trình kỹ thuật nuôi cá Chình )

- Quản lý hàng ngày

Thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kip thời khi tình huống xấu xảy ra: (Hiện tượng cá nổi đầu, Trong quá trình

nuôi ở tháng thứ 2 do mưa lớn kéo dài nhiều ngày dẫn đến hiện tượng cá Chình hoạt động mạnh, tìm cách thoát ra ngoài ....)

Quản lý tốt lượng thức ăn: Loại bỏ thức ăn dư thừa của lần cho ăn trước, đặc biệt là theo dõi và quản lý các yếu tố môi trường pH, khí độc ... để đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời

- Quản lý thức ăn

+ Cho cá ăn một lần trong ngày vào chiều mát; thức ăn của cá được cho vào sàng ăn ( sàng cho cá ăn là khung hình vuông làm bằng sắt, kích cỡ dài x rộng x cao là 1m x 1m x 0,2m, căng bằng lưới cước mắt nhỏ )

+ Căn lượng thức ăn không để quá dư. Ở nhiệt độ nước khoảnh 250C

lượng thức ăn cho ăn một ngày đêm từ 5 ÷ 10% tổng trọng lượng cá trong ao.

Nếu nhiệt độ thấp hơn 250C hoặc cao hơn 340C thì phải giảm bớt lượng thức

ăn trong ngày. Lấy thời gian cho cá ăn trong 1giờ làm chuẩn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho cá ăn hết trong 1giờ, cách 10 ngày phải tăng lượng thức ăn lên 1 lần. Tùy vào thời tiết, giai đoạn cụ thể mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Qua theo dõi cho thấy Cá thường ăn mạnh vào những ngày nắng ấm, có gió và ngược lại giảm ăn vào những ngày âm u có mưa, lặng gió.

+ Khẩu phần cho ăn theo ngày được tính theo bảng 2.2

Bảng 2.5. Khẩu phần ăn của cá theo khối lượng

Ngày nuôi 1 - 15 16 - 30 31 - 45 46 - 60

Tỷ lệ thức ăn (%P)

10 7 5 5

- Quản lý môi trường nuôi:

Môi trường được theo dõi hàng ngày vào lúc 6h sáng và 14h chiều, Các yếu tố được quả lý là: Chỉ số pH, hàm lượng Oxy hòa tan, nhiệt độ nước, khí độc NH3.

Định kì 15 ngày tiến hành bắt cá để cân khối lượng và đo chiều dài toàn thân. Số cá lấy mẫu ở mỗi lần trong mỗi ao là 15 con, lấy ngẫu nhiên.

2.4.4. Phương pháp phân tích dinh dưỡng

Mẫu cá tạp, nguyên liệu thức ăn và thức ăn thí nghiệm được phân tích dinh dưỡng tại Trung Tâm phân tích môi trường và thực phẩm - Trường Đại học Vinh. Các chỉ tiêu phân tích gồm có vật chất khô, Protein thô, Lipid thô và khoáng tổng số theo các phương pháp sau:

- Vật chất khô: Xác định theo phương pháp sấy khô, TCVN 4328 - 2001.

- Protein thô: Xác định theo phương pháp Kjeldahl, TCVN 4331 - 2001.

- Lipid thô: Xác định theo phương pháp phân đoạn ete, TCVN 4331 - 2001.

2.5. Phương pháp xác định các thông số sinh học

- Đo chiều dài toàn thân Cá: Bằng thước có chia vạch, độ chính xác đến mm. - Cân khối lượng Cá : Bằng cân điện tử (hiệu CAS), độ chính xác 0,001g.

- Xác định tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Absolute growth rate - AGR) về khối lượng và chiều dài cá theo công thức:

• AGRw = (W2-W1)/ t

• AGRL = (L2-L1)/ t Trong đó:

 W1 là khối lượng ban đầu (g)

 W2 là khối lượng ở thời điểm đo (g)

 t : thời gian nuôi giữa hai lần đo (ngày)

- Xác định tốc độ tăng trưởng tương đối ngày (Specific growth rate)- SGR (%/ngày) về khối lượng và chiều dài cá theo công thức:

• SGRw (%/ ngày) = (Ln(W2) – Ln(W1)) x 100/ t

• SGRL (%/ ngày) = (Ln(L2) – Ln(L1)) x 100/ t

 W1 là khối lượng ban đầu (g)

 W2 à khối lượng ở thời điểm đo (g)

 t : thời gian nuôi giữa hai lần đo (ngày)

- Xác định tỷ lệ sống (TLS) : Số cá thu hoạch

TLS (%) = --- x 100 Số cá thí nghiệm

- Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed Conversion Rate):

FCR =

2.6. Phương pháp xác định các thông số môi trường nước

- Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế bách phân. - Xác định pH bằng máy đo pH meter.

- Xác định oxy hoà tan bằng máy đo DO meter.

- Xác định hàm lượng NH3 bằng Kit so màu

2.7. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Số liệu thu được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS for Windows 16.0. Phân tích ANOVA và dùng tiêu chuẩn Duncan để xác định sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) về các chỉ tiêu đánh giá giữa các nghiệm thức thức ăn thí nghiệm. Dùng Microsoft Excel 2007 để vẽ đồ thị.

Chương 3.

Khối lượng thức ăn đã sử dụng (kg) Khối lượng Cá tăng trưởng (kg)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Biến động của một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Biến động của một số yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau

Bảng 3.1. Biến động của một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Ngày nuôi Nhiệt độ

(0C) pH DO (mg/L) NH3 (mg/L) 1 ÷ 15 28,80 ± 3,24 6,5 ÷ 8,0 5,73 ± 0,78 0,01÷0,02 15 ÷ 30 29,67± 1,92 6,5 ÷ 7,5 5,67± 0,96 0,01÷0,02 30 ÷ 45 30,98 ± 2,99 6,8 ÷ 8,4 5,80 ± 0,85 0,01÷0,02 45 ÷ 60 31,05 ± 1,93 6,8 ÷ 8,2 5,63 ± 0,85 0,01÷0,02

- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn tới cường độ bắt mồi, lượng

thức ăn cá Chình sử dụng. Nhìn chung trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ nước trong ao dao động không lớn. Trừ những ngày nuôi đầu tiên (tháng 3

dương lịch), có giao động về nhiệt độ trong khoảng 25 0C ÷ 320C do giai đoạn

này đang lạnh, có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng của cá thí nghiệm. Tuy nhiên càng về cuối thời gian thí nghiệm khoảng giao động của nhiệt độ thấp và đều nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cá

Chình 23 ÷ 270C (Nguyễn Đình Trung, 2004).

- Biến động của yếu tố pH môi trường nước trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng 7,0 ÷ 8,4 đây là chỉ số pH nằm trong giới hạn thích nghi của cá Chình hoa. Giá trị pH thích hợp nhất cho cá phát triển là từ 7,0 ÷ 8,0 (Boestius, 1980; dẫn theo Chu Văn Công, 2006 ).

- Sự biến động của hàm lượng oxy hoà tan trung bình theo ngày nuôi của môi trường nước trong suốt thời gian thí nghiệm là không lớn (5,63÷5,80 mg/L) và nằm trong khoảng thích hợp cho cá tăng trưởng bình thường.

- Biến động của yếu tố NH3 trong suốt thời gian thí nghiệm trong khoảng 0,01 ÷ 0,02 mg/L, nằm trong phạm vi an toàn cho cá thí nghiệm.

Tóm lại, các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm nhìn chung đều nằm trong khoảng phù hợp cho tăng trưởng và sống bình thường của cá Chình hoa.

3.2. Ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm đến tăng trưởng của cá Chình hoa

3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm đến tăng trưởng về khối lượng thân

3.3.1.1. Tăng trưởng về khối lượng của cá theo thời gian

Tăng trưởng về khối lượng cá theo thời gian ở các loại thức ăn được thể hiện ở Bảng 3.2 và Hình 3.1

Bảng 3.2. Tăng trưởng về khối lượng cá theo thời gian nuôi

Ngày nuôi Khối lượng cá (g)

CT1 CT2 CT3 0 22,36±0,42 a 21,93±0,19 a 22,23±1,42 a 15 27,73±0,47 a 30,30±1,55 b 27,73±1,04 a 30 42,73±0,09a 43,56±0,42a 41,97±0,61a 45 54,27±0,28a 56,07±0,09b 53,13±0,09c 60 65,83±0,33a 67,50±0,99b 64,70±0,05a

Khối lượng cá là giá trị TB ± SD. Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu chữ mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng trưởng về khối lượng của cá Chình theo thời gian ở cả 3 nghiệm thức đều tăng theo xu hướng tăng giống nhau. Sự khác biệt về khối lượng Cá ở 3 nghiệm thức chỉ bắt đầu thể hiện sau 45 ngày nuôi. Trong đó, Cá sử dụng thức ăn CT2 (50% thức ăn hỗn hợp và 50 % Cá tạp) có khối lượng trung bình cao hơn cá sử dụng thức ăn CT1 (Cá tạp) và

hiện tại thời điểm kết thúc thí nghiệm: Cá sử dụng thức ăn CT2 đạt khối

lượng trung bình 67,50±0,99 (g/ con), cao hơn cá sử dụng thức ăn CT1

(65,83±0,33 g/con) và cá sử dụng thức ăn CT3 (64,70±0,05 g/con) (p <

0,05). Tuy nhiên không có sự sai khác nhau về khối lượng của cá ăn CT1 (cá

tạp) với cá sử dụng thức ăn hỗn hợp (CT3) (p > 0,05).

Hình 3.1. Tăng trưởng khối lượng trung bình cá theo ngày

3.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (AGRw)

Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Chình hoa ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.3 và Hình 3.2. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối vê khối lượng của cá sử dụng thức ăn CT2 (50% thức ăn hỗn hợp và 50%) cao hơn cá sử dụng thức ăn CT1 (Cá tạp) và cá sử dụng thức ăn CT3 (thức ăn hỗn hợp) ở gian đoạn nuôi 30÷45 ngày và 45÷60 ngày. Tuy nhiên không có sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trưởng giữa cá sử dụng các loại thức ăn khác

nhau trong toàn bộ các giai đoạn nuôi thí nghiệm (p> 0,05). Khi giai đoạn kết

thúc thí nghiệm (40 ÷ 60 ngày), cá sử dụng thức ăn CT2, CT1 và CT3 có AGRw lần lượt là 0,80±0,01g/ngày, 0,77±0,04 g/ngày và 0,76±0,01 g/ngày.

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng - AGRw

Giai đoạn nuôi (ngày) AGRw (g/ngày) CT1 CT2 CT3 0÷15 0,36±0,11 a 0,59±0,14 a 0,37±0,09 a 15÷30 1,00±0,03 a 0,88±0,13 a 0,95±0,11 a 30÷45 0,77±0,03 a 0,83±0,08 a 0,74±0,03 a 45÷60 0,77±0,04 a 0,80±0,01 a 0,76±0,01 a

Khối lượng cá là giá trị TB ± SD . Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá Chình hoa ở 3 loại thức ăn

3.3.1.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (SGRw %/ngày) của Cá

Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của Cá ở 3 loại thức ăn thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.3 và Hình 3.2

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng

Giai đoạn nuôi (ngày) SGRw (%/ngày) CT1 CT2 CT3 0÷15 1,58±0,46 a 2,30±0,49 a 1,49±0,38 a 15÷30 2,88±0,10 a 2,43±0,41a 2,76±0,38 a 30÷45 1,59±0,49a 1,67±0,076a 1,57±0,09a 45÷60 1,29±0,07a 1,50±0,03b 1,31±0,14a

Khối lượng cá là giá trị TB ± SD . Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng Cá (SGRw)

Kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá sử dụng các loại thức ăn khác nhau chỉ sai khác nhau có

ý nghĩa thống kê (p< 0,05) ở giai đoạn cuối thí nghiệm (45 ÷ 60 ngày). Ở giai đoạn này, SGRw của Cá sử dụng thức ăn CT2 (50% thức ăn hỗn hợp + 50 %

Cá tạp) là 1,50±0,03 (%/ngày), cao hơn SGRw của cá sử dụng thức ăn CT1

(1,29±0,07 %/ngày) và cá sử dụng thức ăn CT3 (1,31±0,14 %/ngày). Cá sử

dụng CT3 (thức ăn hỗn hợp) có SGRw cao hơn Cá sử dụng thức ăn CT1 (cá

tạp) nhưng không sai khác có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

3.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng về chiều dài của cá Chình hoa

3.3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài theo thời gian

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng về chiều dài toàn thân của cá Chình hoa ở 3 công thức thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.5

Bảng 3.5. Tăng trưởng chiều dài toàn thân của cá theo thời gian

Ngày nuôi Chiều dài cá (cm)

CT1 CT2 CT3 0 23,12±0,86 a 21,68±0,12 a 22,2±0,90 a 15 25,95±0,21 a 26,20±0,00 a 25,50±0,42 a 30 33,35±0,21a 34,05±0,07a 33,00±0,42a 45 37,10±0,28a 38,10±0,00b 36,80±0,14a 60 43,50±0,00a 44,80±0,42b 43,35±0,21a

Chiều dài cá là giá trị TB ± SD . Số liệu trong cùng 1 hàng có kí hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Tăng trưởng chiều dài toàn thân của cá Chình theo thời gian ở cả 3 nghiệm thức theo xu hướng tăng giống nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của cá ở 3 nghiệm thức chỉ bắt đầu thể hiện sau 45 ngày nuôi với sự vượt trội về chiều dài của Cá sử dụng thức ăn CT2 (50% thức ăn hỗn hợp và 50 % Cá tạp) so với cá sử dụng thức ăn hai loại còn lại. Khi kết thúc thí nghiệm, cá sử dụng thức ăn CT2 đạt chiều dài 44,80 ±0,42 cm, lớn hơn chiều dài của cá sử dụng thức ăn CT1 (43,50±0,00 cm) và cá sử dụng thức ăn CT3 (43,35±0,21

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn hỗn hợp trong nuôi thương phẩm cá chình hoa (anguilla marmorata) luận văn thạc sĩ nông lâm ngư (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w