Biến động của một số yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3.1. Biến động của một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Ngày nuôi Nhiệt độ
(0C) pH DO (mg/L) NH3 (mg/L) 1 ÷ 15 28,80 ± 3,24 6,5 ÷ 8,0 5,73 ± 0,78 0,01÷0,02 15 ÷ 30 29,67± 1,92 6,5 ÷ 7,5 5,67± 0,96 0,01÷0,02 30 ÷ 45 30,98 ± 2,99 6,8 ÷ 8,4 5,80 ± 0,85 0,01÷0,02 45 ÷ 60 31,05 ± 1,93 6,8 ÷ 8,2 5,63 ± 0,85 0,01÷0,02
- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn tới cường độ bắt mồi, lượng
thức ăn cá Chình sử dụng. Nhìn chung trong suốt thời gian thí nghiệm nhiệt độ nước trong ao dao động không lớn. Trừ những ngày nuôi đầu tiên (tháng 3
dương lịch), có giao động về nhiệt độ trong khoảng 25 0C ÷ 320C do giai đoạn
này đang lạnh, có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng của cá thí nghiệm. Tuy nhiên càng về cuối thời gian thí nghiệm khoảng giao động của nhiệt độ thấp và đều nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cá
Chình 23 ÷ 270C (Nguyễn Đình Trung, 2004).
- Biến động của yếu tố pH môi trường nước trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng 7,0 ÷ 8,4 đây là chỉ số pH nằm trong giới hạn thích nghi của cá Chình hoa. Giá trị pH thích hợp nhất cho cá phát triển là từ 7,0 ÷ 8,0 (Boestius, 1980; dẫn theo Chu Văn Công, 2006 ).
- Sự biến động của hàm lượng oxy hoà tan trung bình theo ngày nuôi của môi trường nước trong suốt thời gian thí nghiệm là không lớn (5,63÷5,80 mg/L) và nằm trong khoảng thích hợp cho cá tăng trưởng bình thường.
- Biến động của yếu tố NH3 trong suốt thời gian thí nghiệm trong khoảng 0,01 ÷ 0,02 mg/L, nằm trong phạm vi an toàn cho cá thí nghiệm.
Tóm lại, các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm nhìn chung đều nằm trong khoảng phù hợp cho tăng trưởng và sống bình thường của cá Chình hoa.