Tổng thu nhập

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật dộ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ xuân 2008 (Trang 59 - 63)

Tổng thu nhập được tính sau khi bán các sản phẩm thu được ra ngoài thị trường. Đối với sản xuất ngô rau ngoài phần bắp non được thu hoạch thì còn một lượng thân lá lớn trên đồng ruộng và là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho bò sữa, cá…Các công thức thí nghiệm tổng thu nhập dao động kha lớn từ 29.904,8 - 48.250,4 đồng/ha. Trong đó đạt tổng thu nhập cao nhất là nhóm công thức V (12,5 vạn cây/ha) 48.250,4 đồng/ha, công thức VI (13,3 vạn cây/ha) 43.433,7 đ/ha và tổng thu thấp nhất là công thức I (8 vạn cây/ha) 29.904,8 đồng/ha.

- Lãi thuần

Lãi thuần chính là sau khi trừ đi chi phí sản xuất, qua tính toán chúng tôi nhận thấy rằng với các mật độ khác nhau thì lãi thu được ở các công thức sẽ khác nhau và dao động từ 18.261,6 - 36.178,8 đồng/ha. Nhóm công thức I (8 vạn cây/ha), II (8,3 vạn cây/ha) có lãi thuần đạt thấp nhất lần lượt là 22.086,4 đồng/ha, 18.261,6 đồng/ha. Trong thí nghiệm công thức V (12,5 vạn cây/ha) đạt lãi cao nhất là 36.178,8 đồng/ha, các công thức còn lại số tiền lãi dao động từ 25.764,7 - 31.318,9 đồng/ha.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận:

1. Quá trình sinh trưởng và phát triển

- Thời gian sinh trưởng và phát triển: Ở các công thức thí nghiệm có thời gian từ gieo đến giai đoạn thu hoạch bắp lần cuối cùng dao động từ 61,3 - 61,9 ngày. - Chiều cao cây: Mật độ và khoảng cách trồng ảnh hưởng rõ đến chiều cao cây và tốc độ tăng chiều cao cây, công thức có chiều cao cây cao nhất là công thức VI (13,3 vạn cây/ha) với 183,27 cm và thấp nhất là công thức II (8,3 vạn cây/ha) với 171,76 cm.

- Số lá và tốc độ ra lá: Qua theo dõi thí nghiệm tổng số lá/ cây công thức I đạt cao nhất 16,75 lá, công thức V thấp nhất với 16,36 lá.

- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Mật độ và khoảng cách trồng ảnh hưởng rõ rệt đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của cây ngô rau. Các công thức có mật độ dày thì diện tích lá/cây càng nhỏ và với mật độ dày lại có chỉ số diện tích lá cao.

- Sự tích luỹ chất khô: Mật độ thấp trọng lượng chất khô tích luỹ trên cây cao nhất, và giảm dần khi mật độ tăng, trong đó công thức I (8 vạn cây/ha) đạt tích luỹ chất khô cao nhất lần lượt là 115,47 g/cây và công thức VI (13,3 vạn cây/ha) trọng lượng tích luỹ chất khô thấp nhất là 94,13 g/cây.

2. Khả năng chống chịu

Nhìn chung các công thức đều xuất hiện một số loại sâu bệnh chủ yếu như: sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá… nhưng không đáng kể.

3. Năng suất

- Năng suất bắp lý thuyết và năng suất bắp thực thu của các công thức tỷ lệ thuận với mật độ. Năng suất lý thuyết bắp ở các công thức đạt cao nhất là công thức V (12,5 vạn cây/ha) với 102,77 tạ/ha, công thức VI (13,3 vạn cây/ha) đạt

100,89 tạ/ha. Và công thức I (8 vạn cây/ha) có năng suất lý thuyết thấp nhất chỉ đạt 76,31 tạ/ha.

- Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (bao tử): Công thức IV (10 vạn cây/ha) năng suất lõi lý thuyết 17,39 tạ/ha thấp nhất, các công thức I (8 vạn cây/ha), công thức II (8,3 vạn cây/ha) đạt năng suất lý thuyết (bao tử) lần lượt là 18,21 tạ/ha, 18,71 tạ/ha. Nhóm công thức V (12,5 vạn cây/ha), công thức VI (13,3 vạn cây/ha) đạt năng suất lý thuyết (bao tử) cao nhất là 25,86 tạ/ha và 24,09 tạ/ha. Về năng suất lõi thực thu cao nhất là công thức V (12,5 vạn cây/ha) đạt 16,50 tạ/ha, công thức VI (13,3 vạn cây/ha) đạt 14,62 tạ/ha, công thức I (8 vạn cây/ha) đạt 11,53 tạ/ha, công thức II (8,3 vạn cây/ha) đạt năng suất thực thu thấp nhất là 9,19 tạ/ha.

- Năng suất thân lá xanh:

Năng suất thân lá tươi tăng khi mật độ tăng, nhóm công thức VI (13,3 vạn cây/ha), công thức V (12,5 vạn cây/ha) có năng suất chất xanh cao nhất đạt lần lượt là 43,74 tấn/ha và 40.86 tấn/ha.

4. Về phẩm chất giống ngô rau LVN23

Giống ngô rau tham gia ở các công thức thí nghiệm đều đạt chuẩn về chiều dài và kích thước lõi, đồng thời màu sắc và hình dạng lõi đều đạt yêu cầu cho tỷ lệ bắp loại I, II cao, dễ thu hái, khả năng chống đổ tốt.

5. Hiệu quả kinh tế

Qua tính toán chúng tôi nhận thấy rằng với các mật độ khác nhau thì lãi thu được ở các công thức sẽ khác nhau. Công thức I (8 vạn cây/ha) lãi thuần 18.261,6 đồng/ha đạt thấp nhất, nhóm công thức VI (13,3 vạn cây/ha) 31.318,9 đồng/ha, công thức V (12,5 vạn cây/ha) đạt lãi cao nhất là 36.178,8 đồng/ha.

Đề nghị

1. Cần mở rộng diện tích trồng ngô rau ra những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

2. Cần xây dựng mô hình trọng điểm, sau đó tổ chức sản xuất tập trung có quy mô lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

[1] Đặng Thị Dung (2003), Thành phần sâu hại ngô vụ xuân, tại Gia Lâm, Hà Nội và một số đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá ngô,

Mythhimna loreyi (Duponchel) (Noctuidae Lepidoptera), Tạp chí KHKT Nông Nghiệp, Trường ĐH Nông Nghiệp I, tập 1, số 1, tr 20- 23

[2] Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ (1986), Kỹ thuật trồng ngô vụ Đông, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 197tr.

[3] GS.TS. Đường Hồng Dật (2002), Sổ tay nghề trồng rau, tập 2, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, tr 121-139.

[4] PGS. Mai Thị Phương Anh (1999), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr 31- 60.

[5] Ngô Hữu Tình (1997), Cây ngô: Nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 144tr.

[6] Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, Nxb. Nghệ An, 210tr.

[7] Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đức, Nguyễn Thị Lưu, Phạm Thị Hương (1997), Kết quả nghiên cứu về năng suất và chất lượng của một số giống ngô làm rau (Baby corn), Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 1/1997. [8] PGS.TS. Nguyễn Quang Phổ (2001), Sinh lý thực vật - tập bài giảng,

trường Đại học Nông Lâm Huế, 129tr.

[9] TS. Nguyễn Thị Lưu (2002), Báo cáo kết quả nghiên cứu các giống ngô rau vụ thu năm 2002.

[10] ThS.KS. Nguyễn Thị Thanh (2003), Côn trùng học - tập bài giảng, trường Đại học Vinh, tr 176-185.

[11] Phạm Đồng Quảng, Phạm Thị Thái, Lê Quý Tường, Nguyễn Quốc Lý (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, Nxb. Nông Nghiệp, 175tr. [12] Trần Khắc Thi và KS Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng rau

sạch-rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu, Nxb. Thanh Hoá, tr193-195. [13] Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch (rau

[14] PGS.TS. Trần Văn Minh (2003), Giáo trình cây lương thực, Nxb. Nôngnghiệp Hà Nội, 199tr.

[15] PGS.TS. Trần Văn Minh (2004), Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb.Nông nghiệp Hà Nội, 224tr.

[16] Vũ Văn Liết, Phạm Văn Toán (2007), Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng ngô rau trên đất Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp tập V, số 1: 92 /2007, tr 8-12.

[17] Một số kết quả nghiên cứu về cây ngô (1972) tập 1, Nxb. KHKT Hà Nội, 434tr.

[18] Hỏi đáp về kỹ thuật trồng rau (2002), Nxb. Văn hoá Dân Tộc, tr 44-50. [19] Trồng cây rau ở Việt nam, Nxb. Văn hoá Dân tộc, tr 167-172.

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

[20] C. Epinat – Le Signor, S. Dousse, J.Lorgeou, J.B.Dinis, R. Bonhomme, P.carolo and A.Charcosset (2001). Interpretation of Genotype X

Environment Interpractions for Early Maize Hybrids over 12 Years, crop Science 41: 663 – 669.

[21] Chamnan Chhutkaev, Baby corn production in Thailand - A suces story.p.20. 1994.

[22] Galinat, W.C. (1985), Whole earay corn, a new way to eat corn, proc. Northeast Corn Impro vement conf, 22 – 27.

[23] Kotcl, R.S, J. H. Murphy, M. D. Orzollech, and P. A. Ferrtti (1995). Factors affecting the production of baby corn .J. of vef.Corpod, vol 1(1): 19-20.

[24] Kỹ thuật trồng bắp non (2003) (http//www.caycanhvietnam.com.vn). [25] Ngô rau- hướng chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở Song Phượng, Hà Tây

(2003) (http//www.nhanong.net.vn).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật dộ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ xuân 2008 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w