Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tà

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật dộ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ xuân 2008 (Trang 25 - 26)

2.1.1. Cơ sở khoa học

Trong hệ thống cây trồng nói chung, cây ngô rau nói riêng quá trình sinh trưởng phát triển có mối liên hệ với nhau để tạo năng suất. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bị chi phối với nhiều quy luật, trong đó có quy luật canh tranh trong loài. Đó là sự cạnh tranh về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, quá trình hấp thụ nước dinh dưỡng của từng cá thể. Cây trồng sẽ phát triển tốt nếu như đảm bảo tình trạng cân đối và hài hoà các nhu cầu trên đối với từng loại giống, điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, mùa vụ…cụ thể.

Mật độ và khoảng cách gieo trồng cần phải bố trí hợp lý để đảm bảo cấu trúc quần thể ruộng ngô thích hợp khi đó mới phát huy hết khả năng cho năng suất của giống. Đồng thời với mật độ trồng thích hợp tạo điều kiện cho ngô rau sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như sâu bệnh hại là một khâu có ý nghĩa quan trọng, giữ vị trí hàng đầu trong công tác thâm canh tăng năng suất.

Nếu mật độ trồng thưa, cây sinh trưởng mạnh, diện tích lá trên cây lớn, chỉ số diện tích lá thấp do đó hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của cây thấp gây lãng phí các nguồn lực nông nghiệp. Mật độ thưa, số cây trên đơn vị diện tích thấp, tổng số cây trên quần thể ít dẫn đến khả năng cho năng suất không cao. Ngược lại, nếu mật độ trồng dày, thì các cây cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, cây sẽ vươn cao, đường kính thân nhỏ, diện tích lá trên cây thấp nhưng chỉ số diện tích lá lại cao nên các lá phía dưới không nhận được ánh sáng mà chỉ tốn dinh dưỡng hô hấp vô hiệu, đồng thời làm cho lõi nhỏ, trọng lượng lõi thấp.

Mặt khác, mật độ gieo trồng còn ảnh hưởng đến phát sinh gây hại của sâu bệnh. Gieo trồng thưa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh, cỏ dại phát triển cạnh tranh chất dinh dưỡng, nước với cây trồng. Và ngược lại, gieo trồng dày, ruộng không thoáng, độ ẩm cao dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh, cây vươn cao dễ đổ ngã.

Chính vì vậy, việc bố trí mật độ và khoảng cách trồng hợp lý để phát huy hết tiềm năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, hiệu quả kinh tế cao phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm từng giống, từng vùng sinh thái, trong từng mùa vụ cụ thể, ở từng vùng địa phương khác nhau.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, vấn đề an toàn lương thực đang được quan tâm tạo ra sản phẩm sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà năng suất và chất lượng không hề giảm. Trồng cây ngô rau mang lại một giá trị cao và đồng thời thúc đẩy một số mặt hàng khác phát triển như công nghệ xuất khẩu chế biến, đóng hộp… Đồng thời ngô rau có chất lượng dinh dưỡng cao như Vitamin, các khoáng chất và Protêin. Là loại rau an toàn, thu hoạch vào giai đoạn bắp non (bao tử), giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, ít bị sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, phần ăn được bao kín trong lá bi nên tồn dư chất độc do nấm là không có và hàm lượng NO3 trong sản phẩm là rất ít. Ngoài ra phần thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho cho chăn nuôi đại gia súc. Hơn nữa ngô rau là một loại rau cao cấp đang được thị trường ưa chuộng và đặt mua sản phẩm đồ hộp ngô bao tử. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ Xuân 2008”.

Với mục đích tìm ra mật độ trồng thích hợp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật dộ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ xuân 2008 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w