Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật dộ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ xuân 2008 (Trang 27 - 32)

2.5.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối bậc thang với 6 công thức và 3 lần nhắc lại.

Tổng số ô thí nghiệm: 18 ô, diện tích mỗi ô 5 x 2,8 = 14 m2. Dải bảo vệ

Dải bảo

vệ

Ia Iia IIIa IVa Va VIa Dải bảo

vệ VIb Ib IIb IIIb IVb Vb

Vc Vic Ic IIc IIIc IVc Dải bảo vệ

Trong đó: I, II, III, IV, V, VI lá các công thức thí nghiệm a, b, c là các lần lặp lại

- Công thức I: 50 x 25 x 1 hạt (8 vạn cây/ha) - Công thức II: 40 x 30 x 1 hạt (8,3 vạn cây/ha) - Công thức III: 40 x 25 x 1 hạt (10 vạn cây/ha) - Công thức IV: 50 x 20 x 1 hạt (10 vạn cây/ha) - Công thức V: 40 x 20 x 1 hạt (12,5 vạn cây/ha) - Công thức VI: 50 x 15 x 1 hạt (13,3 vạn cây/ha) 2.5.2. Quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân, gieo ngày 23/3/2008.

2.5.2.2.Làm đất

Sau khi thu hoạch hết tàn dư cây trồng của vụ trước để lại thì tiến hành làm đất ngay. Đất được cày sâu, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, nhặt sạch cỏ dại. Dùng cày chia luống và theo các công thức thí nghiệm.

2.5.2.3.Bón phân

Lượng phân bón tính cho 1ha: 10 tấn phân chuồng + 350 kg Đạm ure + 400 kg Supe Lân +80 kg Kaliclorua + 500 kg Vôi (tương ứng với 140 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O).

Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi, phân lân bón đều vào rãnh và lấp trước lúc gieo hạt.

- Bón thúc lần 1: Khi cây ngô 3 - 5 lá thì bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali, kết hợp với xới xáo làm cỏ,vun gốc nhẹ.

- Bón thúc lần 2: Khi cây ngô 7 - 9 lá bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali, kết hợp với xới xáo làm cỏ, vun gốc cao.

- Bón thúc lần 3: 1/3 lượng đạm còn lại chia ra 2 lần bón sau khi thu hái bắp non lần 1 và thu hái bắp non lần 3.

2.5.2.4.Chăm sóc

Khi cây ngô đạt 3 - 5 lá: Nếu mặt ruộng xuất hiện cỏ và đóng váng thì tiến hành phá váng, xới xáo và diệt cỏ, kết hợp với bón thúc đợt 1 và đồng thời tỉa dặm để đảm bảo đúng mật độ.

Khi cây ngô đạt 7 - 9 lá: Xới xáo, diệt cỏ, bón thúc đợt 2, đồng thời vun cao và tưới nước khi cần thiết.

Khi bông nhú cờ phải rút toàn bộ cờ trên ruộng.

Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình hình phát triển sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Thu hoạch: Bắt đầu thu hoạch khi bắp phun râu 0,5 – 1,5 cm tuỳ từng giống có thể thu hái bắp ngay, nếu để râu dài bắp non kém chất lượng. Kích thước đạt tiêu chuẩn dài tử 6,5 – 8 cm, đường kính: 1,0 – 1,4 cm. Ngô rau nên thu hoạch 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và vào buổi chiều tránh sự sót bắp trong quá trình thu hái.

2.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi

2.5.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển - Ngày gieo

- Ngày mọc mầm (50% số cây mọc mầm trên ruộng) - Ngày 3 lá: (50% số cây có 3 lá)

- Ngày 7 lá: (50% số cây có 7 lá)

- Ngày xoắn ngọn: (50% số cây xoắn ngọn) - Ngày nhú cờ (50% số cây nhú cờ)

- Ngày thu hái bắp lần 1 (30% số cây phun râu 3 - 5 cm) - Ngày thu bắp cuối cùng.

2.5.3.2.Các chỉ tiêu về hình thái của giống ngô rau

- Số lá trên cây: Dùng sơn đánh đấu lá thứ 5 (kể cả lá mầm) và lá thứ 10 để đế số lá chính xác. Mỗi ô theo dõi 10 cây, theo dõi 10 ngày/1 lần đến khi số lá đạt tối đa.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mút lá cao nhất để đo chiều cao của cây qua các thời kỳ theo dõi. Nếu vun cao gốc thì dùng que đánh dấu độ vun cao gốc thêm bao nhiêu để từ đó xác định chiều cao cây chính xác. Đo chiều cao lần đầu tiên sau mọc 20 ngày, sau đó cứ 10 ngày đo 1 lần.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng (bắp thu hoạch đợt 1).

- Diện tích lá đóng bắp: Diện tích lá (m2) được tính theo công thức: S = (D1 x R1 +……+ Dn x Rn) x 0,75

Trong đó: D1, R1 là chiều dài và chiều rộng của lá thứ nhất Dn, Rn là chiều dài và chiều rộng của lá thứ n 0,75 là hệ số diện tích lá

- Chỉ số diện tích lá:

LAI = Diện tích lá trung bình của 1 cây x Số cây/m2 (m2lá/m2đất) - Đường kính lóng gốc (cm): Đo đường kính lóng gốc của 10 cây theo dõi ở các công thức thí nghiệm

2.5.3.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và tính chống chịu của ngô rau LVN23 ở các công thức thí nghiệm

- Sâu hại: Xác định tỉ lệ cây bị hại: Số cây bị hại

Tổng số cây theo dõi

Sâu xám: Theo dõi lúc cây ngô mọc mầm và lúc cây có đến 2- 3 lá thật.

Sâu đục thân: Theo dõi những cây có lỗ đục và phân cử của sâu tiết ra trên thân và bẹ lá.

Sâu cắn lá: Theo dõi lúc ngô có 3 – 5 lá đến khi thu hoạch bắp. - Bệnh hại: Xác định tỉ lệ bệnh (%)

Số lá bị bệnh

x 100% Tổng số lá theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2. Tính tỷ lệ % số lá bị bệnh trên tổng số lá theo dõi.

Bệnh đốm lá (lớn và nhỏ): cho điểm từ 1- 5 điểm Điểm 1: 0 - 5% số lá bị bệnh

Điểm 2: 5 - 15% số lá bị bệnh Điểm 3: 15 - 30% số lá bị bệnh Điểm 4: 30 - 50% số lá bị bệnh Điểm 5: > 50% số lá bị bệnh

- Đổ rễ: Tính % số cây bị nghiêng một góc 300 so với chiều thẳng đứng của cây sau khi có mưa to, gió lớn.

- Đổ gãy thân: Tính % số cây bị gãy ở đoạn thân dưới bắp trên số cây có trong ô thí nghiệm.

2.5.3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Xác định số bắp hữu hiệu/cây

- Xác định số cây/m2

- Xác định KLB cả lá bi bình quân và KLB bao tử trung bình - Xác định năng suất lý thuyết bắp cả lá bi (tạ/ha):

NSLT bắp cả lá bi = KLB cả lá bi x Số bắp hữu hiệu/cây x Số cây/ha x 10.000 - Xác định năng suất thực thu: Cân toàn bộ các lần thu hoạch ở các ô thí nghiệm, từ đó tính được NSTT của các công thức.

- Xác định năng suất lý thuyết bao tử (tạ/ha):

NSLT bao tử = KLB bao tử x Số bắp hữu hiệu/cây x Số cây/ha x 10.000

- Xác định năng suất thực thu lõi: Cân toàn bộ lõi thực thu của các công thức thí nghiệm.

2.5.3.5. Đánh giá chỉ tiêu khối lượng, kích thước và chất lượng lõi của giống ngô LVN23

- Đường kính lõi (cm) - Khối lượng lõi/bắp (g) - Chiều dài lõi (cm) - Phân loại lõi:

Cấp loại Dài lõi (cm) ĐK lõi (cm) Dạng lõi I 4 – 7,0 0,8 - 1,2 Thon đẹp, không gãy II 7,1 – 9,0 0,8 - 1,2 Thon đep, không gãy

III 9,1 - 10,5 0,8 - 1,4 Thon đẹp, không gãy hoặc loại I, II bị gãy

- Các chỉ tiêu về chất lượng lõi của giống ngô rau LVN23 Chỉ tiêu Yêu cầu chất lượng sản phẩm

Hình thức Nguyên quả, không dị dạng, không mất đỉnh ngọn, hàng hạt thẳng, đều, nhát cắt ở cuống phẳng, không gãy vỡ Khuyết tật Quả khuyết tật không quá 5%

Trạng thái Dòn

Màu sắc Vàng nhạt đến vàng bóng, không có ánh nâu Mùi vị Mùi vị tự nhiên của ngô bao tử, không có mùi vị lạ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật dộ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau LVN23 vụ xuân 2008 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w