Chỉ tiêu sinh lí về hô hấp (tần số hô hấp)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 39 - 43)

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

3.4.1.2. Chỉ tiêu sinh lí về hô hấp (tần số hô hấp)

Quá trình hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Nhiệm vụ của quá trình hô hấp là cung cấp oxi thường xuyên cho cơ thể thực hiện phản ứng oxi hoá giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chức năng hô hấp là tần số hô hấp hay còn gọi là nhịp thở, đó là số lần thở trong một phút (một lần hít vào và một lần thở ra được gọi là một nhịp). Nhịp thở có thể thay đổi theo độ tuổi, trạng thái lao động [3]; [6]; [7].

Bảng 3.10. Sự thay đổi TSHH trước và sau khi sử dụng caffeine

Thời gian Tổng (n=26) TSHH (Lần/phút) Trước 30 (XSD)(1) 18.50 ± 1.35 Sau 30 (XSD)(2) 20.33 ± 1.95 <0.001 Sau 60 (XSD)(3) 21.37 ± 2.04 <0.001 Sau 90 (XSD)(4) 19.90 ± 1.48 <0.001 Sau 120 (XSD)(5) 19.20 ± 1.61 <0.05

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:

Caffeine làm tăng TSHH và có ý nghĩa thống kê với P <0.001 và p <0.05. Mức tăng TSHH cao nhất là 2.87 lần/phút ở thời điểm sau khi sử dụng cà phê 60 phút.

+So sánh sự thay đổi TSHH của nam và nữ

Bảng 3.11. So sánh sự thay đổi TSHH của nam và nữ

Thời gian Nam (n=13) Nữ (n=13) Pc-e

TSMĐ (Lần/phút) (b) (i) – (1) (Lần/phút) (c) TSMĐ (Lần/phút) (d) (i) – (1) (Lần/phút) (e) Trước 30 ( 0 X ±SD)(1) 18.31 ± 1.33 0.00 18.69 ±1.40 0.00 Sau 30 ( 1 X ±SD)(2) 19.28 ± 1.32 0.98 ± 0.51 21.38 ± 1.95 2.69 ± 0.97 <0.001 Sau 60 ( 2 X ±SD)(3) 20.18± 1.25 1.87 ± 0.43 22.56 ± 2.01 3.87 ± 1.04 <0.001 Sau 90 ( 3 X ±SD)(4) 19.15 ± 1.09 0.85 ± 0.66 20.66 ± 1.46 1.97 ± 0.79 <0.001 Sau 120 ( 4 X ±SD)(5) 18.42 ± 1.40 0.12 ±0.67 19.97 ± 1.46 1.28 ± 1.33 <0.05

Biểu đồ 3.4. So sánh sự biến đổi TSHH của nam và nữ

Qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.4 cho thấy: TSHH ở nữ tăng cao hơn nam giới và có ý nghĩa thống kê với p <0.001 và p <0.05.

3.4.2. Bàn luận

Theo kết quả nghiên cứu trên caffeine làm tăng HATĐ, HATT, TSMĐ và TSHH. Các mức tăng này vẫn nằm trong dưới hạn sinh lí bình thường.

-Khi nồng độ caffeine trong máu tăng lên sẽ làm tăng chuyển hóa cơ bản, tăng nồng độ adrenaline và làm co cơ trong thành động mạch. Những sự thay đổi đó làm TSMĐ tăng lên. Khi TSMĐ tăng kết hợp với tác dụng co mạch và tăng hàm lượng FFA trong máu (tăng độ quánh của máu) sẽ làm tăng HATĐ và HATT. Khi co mạch và huyết áp tăng có thể gây đau đầu run cơ và buồn nôn ở những người quá mẫn cảm với caffeine [19]; [28]. Mặt khác caffeine còn có tác dụng kích thích trung khu hô hấp ở hành não làm tăng TSHH [4]; [9]. Chính vì vậy caffeine được dùng làm thuốc trợ tim, điều trị chứng suy hô hấp và là cứu cánh cho những người bị huyết áp thấp [2]; [4]; [9].

-Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả điều tra ở phần 3.3 và cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Denaro (1991) [22], Keijzeis (2002) [28] và của Vlachopoulos (2002) ( Theo[18])

-Nghiên cứu của Keijzers cho thấy: Sau 90 phút sử dụng caffeine, HHTĐ tăng từ 126 mmHg lên 131 mmHg; HATT tăng từ 66 mmHg lên 68 mmHg; TSMĐ tăng từ 61 nhip/phút lên 65 nhịp/phút [28].

Theo bác sĩ Vlachopoulos, khi dùng lượng caffein tương đương 1 cốc cà phê, HATĐ tăng 3 mmHg và HATT tăng 6,5 mmHg ( Theo [18]).

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Sau 90 phút sử dụng caffeine, HHTĐ tăng 2.41mmHg; HATT tăng 1.96mmHg; TSMĐ tăng 2.69 nhịp/phút.

Sở dĩ có sự khác nhau đó có lẽ là do:

+ Sự khác nhau về liều lượng caffeine: lượng caffeine của thí nghiệm Vlachopoulos sử dụng tương đương với 1 cốc cà phê (sử dụng caffeine dưới dạng viên nang); của Keijzers lại là 3mg caffeine/ kg trọng lượng cơ thể. Hàm lượng caffeine của chúng tôi sử dụng là 206mg/ người tương đương với 20 g cà phê/người.

+ Loại cà phê sử dụng: Thí nghiệm Vlachopoulos, Keijzers đều sử dụng caffeine dưới dạng viên năng, chúng tôi sử dụng loại cà phê pha phin Culi Robusta do công ty cổ phần Trung Nguyên sản xuất.

+Có sự khác nhau về độ tuổi, trọng lượng cơ thể, mức mẫn cảm về caffeine của các đối tượng nghiên cứu.

- Theo kết quả nghiên cứu, các chỉ tiêu sinh lí tăng cao nhất sau khi sử dụng cà phê 60 phút. Kết quả này phù hợp với nhân định của Pakes (1979) (Theo [19]) và của Battram (2007) khi đưa ra kết luận nồng độ caffeine trong máu tăng cao nhất ở phút thứ 60 sau khi dùng caffeine viên nang [16].

-Các chỉ tiêu sinh lí ở nữ tăng cao hơn so với nam giới. Kết luận này phù hợp với kết quả điều tra ở bảng 3.3. Sự khác nhau này có lẽ là do:

+ Trọng lượng cơ thể của nam lớn hơn nữ, bởi người có trọng lượng bé

hơn thường mẫn cảm cao hơn với caffeine [19]. +Nữ mẫn cảm với caffeine hơn nam giới.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w