Nồng độ insulin

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 44 - 56)

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

3.5.1.2. Nồng độ insulin

-Insulin là một hormone được tiết ra bởi tế bào beta trong đảo Langerhans của tuyến tụy, đây là hormone quan trọng nhất cho quá trình lưu trữ, sử dụng đường, acid amin và acid béo và là hormone duy nhất có thể làm giảm lượng đường trong máu. Hay nói cách khác, nhiệm vụ của insulin là điều chỉnh sự chuyển hóa hoá carbon hydrat. Tác động tới sự tổng hợp protein

và RNA.. Hình thành và dự trữ mô mỡ. Loại hormon này hoạt động theo cơ chế sau:

+Insulin gắn vào thụ thể bề mặt tế bào hoạt hoá vận chuyển glucose vào tế bào, đặc biệt ở tế bào gan, cơ và mô mỡ. ức chế sản xuất gluocose ở gan, tăng cường tiêu thụ glucose ngoại vi, do vậy, làm giảm mức glucose huyết.

+Ức chế phân huỷ lipid nên tránh được nhiễm ceton.

+Gây tăng sự tổng hợp protein, ức chế dị hoá ở cơ, mô mỡ [5];[8]; [11].

-Sự thay đổi hàm lượng insulin và độ nhảy cảm insulin trước và sau sử dụng caffeine

Bảng 3.14. Sự thay đổi hàm lượng insulin và độ nhảy cảm insulin

Các chỉ tiêu hóa sinh Trạng thái (X ±SD) (n=26) Insulin

(µU/ml)

Trước 30 phút (a) 4.74 ± 0.24 Sau 30 phút (b) 4.68 ± 0.24

X b - X a Giảm 0.06 Pa-b <0.001 Độ nhảy cảm insulin

Trước 30 phút (c) 108.59 ± 2.70 Sau 30 phút (d) 94.97 ± 1.36

X d - X c Giảm 13.62 Pc-d <0.001 Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy:

Caffeine làm giảm độ nhảy cảm insulin và có ý nghĩa thống kê với P <0.001

-So sánh sự thay đổi độ nhảy cảm insulin của nam và nữ

Bảng 3.15. So sánh sự thay đổi độ nhảy cảm insulin của nam và nữ

Chỉ tiêu so sánh (1) Trạng thái (2) Nam (n=13) ( X ±SD) (3) Nữ (n=13) ( X ±SD) (4) Độ nhảy cảm

insulin (%)

Trước 30 phút (a) 107.81 ± 2.18 109.38 ± 3.02 Sau 30 phút (b) 95.37 ± 1.16 94.50 ± 1.50

X b - X a (c) Giảm 12.44 Giảm 15.80 Pa-b <0.001 <0.001 P3c-4c >0.05 >0.05

Qua bảng 3.15 cho thấy: Caffeine làm giảm độ nhảy cảm insulin ở cả nam và nữ, có ý nghĩa thống kê với P < 0.001. Tuy giảm độ nhảy cảm insulin

ở nữ giảm nhiều hơn nam giới nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).

3.5.2. Bàn luận

-Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Caffeine làm tăng đường huyết và giảm độ nhảy cảm isulin. Kết quả này phù hợp với công bố Cheraskin (1967) [20]; Wachman (1970) [44]; Pizziol (1998) [36]; Jankelson (1997) [26]; Keijzeis và (2002) [28]; Arnlov (2004) [14] và của Battram (2007) [16].

-Nguyên nhân của hiên tượng trên là vấn đề phức tạp, còn nhiều tranh cãi. Theo giáo sư Arnlov, có thể giải thích hiện tượng này như sau. Lý do thứ nhất có thể là caffeine ảnh hưởng lên sự chuyển tải glucoz từ máu tới các tế bào của cơ thể làm cho mức đường trong máu tăng. Một lý do khác có thể là caffeine kích thích gan tiết ra glucose khi mà cơ thể không cần tới [14].

Theo Keijzeis và cộng sự (2002), caffeine làm giảm độ nhạy cảm insulin bởi những nguyên nhân sau:

+Thứ nhất, caffeine làm tăng nồng độ adrenaline trong máu. Tác dụng của adrenaline trong sự chuyển hóa glucose bao gồm thúc đẩy sản xuất glucose ở gan và ức chế sự hấp thụ glucose trong cơ, mô mỡ và cơ xương. Qua thí nghiệm cho thấy adrenaline làm giảm độ nhạy cảm với insulin của các mô khoảng 50% .

+Thứ hai, cafein kích thích sản xuất FFA. FFA có thể làm giảm sự hấp thu glucose ngoại vi và gan [28].

Theo Battram(2007). Sử dụng caffeine sẽ làm tăng nồng độ adrenaline trong huyết tương. Adrenaline là chất ức chế mạnh mẽ hoạt động của insulin, làm giảm quá trình hấp thụ glucose ở các mô [16].

Qua nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu trên, chúng tôi cho rằng: caffeine làm tăng nồng độ adrenaline và FFA trong máu [28]. Hai chất này ngoài tác động lên huyết áp và TSMĐ còn có tác dụng làm giảm độ nhảy cảm insulin, tức là làm cho insulin trở nên "trơ" đối với những thay đổi của lượng đường huyết [16]; [28].

Thông thường, khi lượng đường trong máu lên cao, insulin sẽ được phóng ra để bình ổn trở lại. Trong trường hợp độ nhạy của insulin bị giảm, lượng đường huyết phải đạt tới một mức độ cao hơn bình thường mới đủ kích thích sự phân tiết insulin [28]. Khi độ nhảy cảm insulin giảm sẽ làm đường huyết tăng bởi các nguyên nhân sau:

+Trong cơ thể các tế bào mô mỡ , cơ bắp và tế bào cơ xương cần insulin để hấp thụ glucose. Khi các tế bào này không được đáp ứng đầy đủ insulin, glucose sẽ không được các tế bào này hấp thụ để chuyển thành glycogen làm mức độ glucose trong máu tăng.

+Mặt khác, gan cũng cần insulin để ức chế sản xuất glucose và chuyển glucose thành glycogen giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi độ nhảy cảm insulin giảm hoạt động trên bị hạn chế và làm đường huyết tăng lên.

-Theo Arnlov (2004), tiêm một lượng nhỏ caffeine vào tĩnh mạch của những người tham gia thử nghiệm và nhận thấy độ nhạy của insulin trong cơ thể họ giảm 15% [14]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, độ nhảy cảm insulin giảm 13.62%. Sở dĩ có sự khác nhau đó có lẽ là do những nguyên nhân đã đưa ra ở phần 3.4.2.

- Kết qủa của chúng tôi dường như không đúng với sự liên kết ngược giữa tiêu thụ cà phê và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu của Salazar-Martinez (2004) [38], Tuomilehto (2004) [42]. Một số yếu tố có thể góp phần vào sự khác biệt này:

+Đầu tiên, những nghiên cứu trên phản ánh những ảnh hưởng của tiêu thụ cà phê thường xuyên trong hàng chục năm, trong khi nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu thực nghiệm lặp lại 3 lần để lấy kết quả.

+Thứ hai là, một kết luận khá thú vị được đưa ra là tiêu thụ cà phê chứa caffeine và cà phê không chứa caffeine trong thời gian dài đều có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Vì vậy tác dụng trên không phải do caffeine mà có thể do tác dụng lâu dài của các chất chống oxy hóa có trong cà phê [44].

+Thứ ba là, mối quan hệ giữa tiêu thụ cà phê thường xuyên và bệnh tiểu đường loại 2 vẫn còn nhiều tranh cãi [29]; [42].

KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 26 đối tượng (13 nam, 13 nữ), sử dụng cà phê Culi Robusta do công ty cổ phần Trung Nguyên sản xuất với liều dùng 20 g/người/lần tương đương với 206 mg caffeine/người/lần chúng tôi đưa ra các kết luận sau:

1. CÁC BIẾN ĐỔI TÂM, SINH LÍ CƠ BẢN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CAFFEINE

- Ngoài làm tăng sự tỉnh táo (với tỉ lệ 23.10%) caffeine còn có thể gây ra các hiệu ứng tâm lí bất lợi như: nhức đầu: 61.53%, rối loạn giấc ngủ: 57.69%, chóng mặt: 34.61%, thở nhanh:34.61%, đánh trống ngực:30.77%, rung cơ: 15.38%, buồn nôn: 7.69%.

- Các biểu hiện bất lợi ở nữ thường có tỉ lệ cao hơn nam giới: biểu hiện nhức đầu ở nữ nhiều hơn nam 46.15%, rối loạn giấc ngủ: 38.46%, chóng mặt: 23.07%, thở nhanh: 23.07%, đánh trống ngực:15.38%, rung cơ: 15.39%. Triệu chứng buồn nôn chỉ gặp ở nữ với tỉ lệ 15.38%. Ngược lại biểu hiện làm tăng sự tỉnh táo ở nam lại có tỉ lệ cao hơn nữ 15.39%.

-Thời gian kéo dài của các biểu hiện là 2- 4 giờ sau khi sử dụng cà phê. Khoảng thời gian này cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ: kéo dài 2 tiêng ở nữ ít hơn nam 15.39% nhưng trên 4 tiếng ở nữ lại nhiều hơn nam 15.39%.

2. ẢNH HƯỞNG CỦA CAFFEINE ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ

-Caffeine làm tăng HATĐ, HATT, TSHĐ và TSHH với P <0.001 và P<0.05.

- Các chỉ tiêu sinh lí trên tăng cao nhất sau 60 phút sử dụng cà phê với HATĐ tăng 3.64 mmHg, HATT tăng 4.63 mmHg, TSMĐ tăng 4.19 nhịp/phút, TSHH tăng 2.87 lần/phút..

-Các chỉ tiêu sinh lí HATĐ và TSHH ở nữ tăng cao hơn so với nam giới với P <0.001 và P <0.05. Đối với HATT, TSMĐ ở nữ tăng cao hơn so với nam giới với P <0.001 và P <0.05 ở các thời điểm 30 phút, 60 phút và 90 phút sau

khi sử dụng cà phê, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0.05) ở thời điểm 120 phút sau khi sử dụng cà phê.

3. 3.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CAFFEINE ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI VÀ NỒNG ĐỘ INSULIN

Caffeine làm tăng đường huyết và giảm độ nhảy cảm insulin với P <0.001 và P<0.05. Sau khi sử dụng cà phê 30 phút đường huyết tăng 0.56 mmol/l, độ nhảy cảm insulin giảm 13.62%.

KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:

-Những người bi bệnh tim mạch, cao huyết áp và bệnh tiểu đường không nên sử dụng các đồ uống và thực phẩm chứa caffeine.

-Cần có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của caffeine và cơ chế tác động của nó đến các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa ở người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNGVIỆT

1. Nguyễn Thúc An (2007), Sổ tay xét nghiệm lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr 297-299

3. Bộ y tế – Vụ khoa học và đào tạo (2006), Điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr 74-125

4. Tào Duy Cần (1999), Tra cứu và sử dụng thuốc và biệt dược nước ngoài, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr 571

5. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1997), Hóa sinh học, Nhà xuất b7ản giáo dục.

6. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lí học, Nhà xuất bản Y học. 7. Fomin N.A (1992), Sinh lí người, Nhà xuất bản Matxcơva.

8. Trịnh Hữu Hằng (1998), Sinh học cơ thể động vật, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.

9. Trần Đức Hậu (2007), Hóa dược-tập 1, Nhà xuất bản Y học, Tr 128-132 10. Lưu Ngọc Hoạt (2008), Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứu y học, Nhà xuất bản y học, Tr 36-58

11. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2003), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.

12. Khánh Linh (2008), 100 cách uống cà phê trị bệnh, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Tr 7-14.

B. TIẾNG ANH

13. Addicott MA, Yang LL, Peiffer AM, Burnett LR, Burdette JH, Chen MY, Hayasaka S, Kraft RA, Maldjian JA, Laurienti PJ (2009), "The effect of daily caffeine use on cerebral blood flow: How much caffeine can we tolerate?", Hum Brain Mapp. 30 (10): 3102–14.

14. Arnlov J, Vessby B, Riserus U (2004), “Coffee consumption and insulin sensitivity”, JAMA 291:1199–1201

15. Basheer R, Strecker RE, Thakkar MM, McCarley RW (2004), "Adenosine and sleep-wake regulation", Prog Neurobiol 73 (6): 379–96.

16. Battram D S (2007), “Inhibitory mechanism of caffeine on insulin- stimulated glucose uptake in adipose cells” Biochem Pharmacol 68, 1929– 1937.

17. Benjamin LT Jr, Rogers AM, Rosenbaum A (1991), "Coca-Cola, caffeine, and mental deficiency: Harry Hollingworth and the Chattanooga trial of 1911", J Hist Behav Sci 27 (1): 42–55.

18. Bennett Alan Weinberg, Bonnie K. Bealer (2001), “ The world of caffeine”, Routledge. p. 195. ISBN 0415927226.

19. Bolton Ph.D, Sanford (1981), "Caffeine: Psychological Effects, Use and Abuse",Orthomolecular Psychiatry 10 (3): 202–11.

20. Cheraskin E, Ringsdorf WM Jr, Setyaadmadja AT, Barrett RA (1967), “Effect of caffeine versus placebo supplementation on blood-glucose concentration”, Lancet 1:1299–1300.

21. Daly JW, Jacobson KA, Ukena D. (1987), "Adenosine receptors: development of selective agonists and antagonists", Prog Clin Biol Res. 230 (1): :41–63. PMID 3588607.

22. Denaro C P, Brown CR, Jacob P , Benowitz NL (1991), “effects of caffeine with repeated dosing”, Eur J Clin Pharmacol40:273278

23. Dews P B (1984), “Caffeine: Perspectives from Recent Research”, Berlin: Springer-Valerag. ISBN 978-0387135328.

24. Escohotado, Antonio, Ken Symington (1999), “A Brief History of Drugs: From the Stone Age to the Stoned Age”, Park Street Press. ISBN0-989281- 826-3.

25. Fisone G, Borgkvist A, Usiello A (2004), "Caffeine as a psychomotor stimulant: mechanism of action", Cell Mol Life Sci 61 (7–8): 857–72.

26. Jankelson OM, Beaser SB, Howard FM, Mayer J (1997). “ Effect of coffee on glucose tolerance and circulating insulin in men with maturity-onset diabetes” Lancet 1:527–529

27. John C, Evans (1992), “ Tea in China: The History of China's National Drink”, Greenwood Press. p. 2. ISBN 0-313-28049-5

28. Keijzers GB, De Galan BE, Tack CJ, Smits P (2002), “Caffeine can decrease insulin sensitivity in humans”, Diabetes Care 25:364–369

29. Lane JD, Barkauskas CE, Surwit RS, Feinglos MN (2004), “Caffeine impairs glucose metabolism in type 2 diabetes”, (Brief Report). Diabetes Care 27:2047–2048

30. Latini S, Pedata F (2001), "Adenosine in the central nervous system: release mechanisms and extracellular concentrations", J Neurochem 79 (3): 463–84.

31. Liguori A, Hughes JR, Grass JA (1997), "Absorption and subjective effects of caffeine from coffee, cola and capsules",Pharmacol Biochem Behav 58(3):721–6.

32. Lovett, Richard (2005), "Coffee: The demon drink?" (fee required). New Scientist (2518).

33. Michal Synek (1998), “ All the Tea in China. San Francisco”, China Books & Periodicals Inc. ISBN 0-8351-2194-1.

34. Mougios V, Ring S, Petridou A, Nikolaidis MG (2003, “Duration of coffee- and exercise-induced changes in the fatty acid profile of human serum”, J Appl Physiol 94:476–484

35. Nehlig A, Daval JL, Debry G (1992), "Caffeine and the central nervous system: Mechanisms of action, biochemical, metabolic, and psychostimulant effects", Brain Res Rev 17 (2): 139–70.

36. Pizziol A, Tikhonoff V, Paleari CD, Russo E, Mazza A, Ginocchio G, Onesto C, Pavan L, Casiglia E, Pessina AC (1998),” Effects caffeine on glucose tolerance: a placebo-controlled study”, Eur J Clin Nutr 52:846–849

37. Rasmussen J L, Gallino M (1997). "Effects of caffeine on subjective reports of fatigue and arousal during mentally demanding activities". European Journal of Clinical Pharmacology 37 (1): 61–90. PMID 7794434. 38. Salazar-Martinez E, Willett WC, Ascherio A, Manson JE, Leitzmann MF, Stampfer MJ (2004), “Coffee consumption and risk for type 2 diabetes mellitus” Ann Intern Med 140:1–8

39. Simon Tilling (2009) "Crystalline Caffeine". Bristol University. Retrieved 2009-08-03.

40. Smit H J, Gaffan E A, Rogers PJ (2004), "Methylxanthines are the psycho-pharmacologically active constituents of chocolate", Psychopharmacology 176 (3–4): 412–9.

41. Springhouse ( 2005), “Physician's Drug Handbook” 11th edition. Lippincott Williams & Wilkins. ISBN 1-58255-396-3.

42. Tuomilehto J, Hu G, Bidel S, Lindstrom J, Jousilahti P (2004), “Coffee consumption and risk of type 2 diabetes mellitus among middle-aged Finnish men and women”, JAMA 291:1213–1219,

43. Verhoef P, Pasman WJ, Van Vliet T, Urgert R, Katan MB (2002), “ Contribution of caffeine to the homocysteine-raising effect of coffee: a randomized controlled trial in humans”, Am J Clin Nutr 76:1244–1248

44. Wachman A, Hattner RS, George B, Bernstein DS (1970), “ Effects of decaffeinated and nondecaffeinated coffee ingestion on blood glucose and plasma radioimmunoreactive insulin responses to rapid intravenous infusion of glucose in normal man”, Metabolism 19:539–546,

45. Yu, Lu ( 1995), “The Classic of Tea: Origins & Rituals”, Ecco Pr; Reissue edition. ISBN 0-88001-416-4.

PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐÁNH GIÁ CÁC HIỆU ỨNG TÂM LÍ CỦA CAFFEINE

Họ tên………..Nơi

ở………...

Sinh năm………..Tuổi hiện nay……….

CÁC BIỂU HIỆN CÓ KHÔNG Tăng sự tỉnh táo Rối loạn giấc ngủ Nhức đầu Chóng mặt Hồi hộp, đánh trồng ngực Thở nhanh Rung cơ Buồn nôn Thời gian 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ Một số biểu hiện khác: ………

………

………

………

………

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w