Đường huyết (Glucose huyết)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 43 - 44)

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

3.5.1.1. Đường huyết (Glucose huyết)

Các thực phẩm là tinh bột mà chúng ta ăn vào được phân giải ra thành glucose (và một vài loại đường đơn khác), được ruột non hấp thu sẽ được và theo tuần hoàn đi khắp cơ thể. Hầu hết các tế bào của cơ thể cần phải có glucose để sản xuất năng lượng, riêng não và các tế bào hệ thần kinh không chỉ cần glucose cho năng lượng mà nó chỉ có thể thực hiện được chức năng của mình khi lượng glucose có trong máu cao hơn một giới hạn nhất định.

Nhưng glucose vừa là thực phẩm tốt nhất mà cũng xấu và cần được tiêu thụ một cách thận trọng. Nếu glucose huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…Nếu glucose huyết quá cao, mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng… và thậm chí ung thư.

Trong trạng thái bình thường nồng độ glucose máu là 4,4 - 6,1 mmol/lit.Việc sử dụng glucose của cơ thể dựa vào insulin, là một loại hormon được sản xuất bởi tế bào bêta của tuyến tụy. Khi glucose huyết cao thì nhiều cơ chế thích nghi xảy ra: insulin được sản xuất nhằm mục đích giảm tỷ lệ đường trong máu và đường sẽ được tích tụ lại trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen, còn số thừa sẽ bị biến thành mỡ. Nếu mức đường huyết hạ xuống quá thấp, chẳng hạn như ở khoảng giữa các bữa ăn hoặc sau khi làm việc nặng, glucagon (một loại hormon được sản xuất bởi tế bào anpha tuyến tụy ) được tiết ra để thông báo cho gan chuyển đổi một số glycogen trở thành glucose trở lại để nâng mức đường huyết lên. Nếu cơ chế phản hồi

glucose/insulin làm việc một cách hiệu quả, lượng glucose có trong máu sẽ tương đối ổn định. Nếu sự cân bằng bị phá vỡ và lượng glucose trong máu tăng lên, cơ thể sẽ cố gắng khôi phục lại sự cân bằng đó bằng cách tăng sản xuất insulin và tăng thải glucose ra ngoài theo nước tiểu [5]; [8]; [11].

-Sự thay đổi đường huyết trước và sau khi sử dụng caffeine

Bảng 3.12. Sự biến thay đường huyết trước và sau khi sử dụng caffeine

Các chỉ tiêu hóa sinh Trạng thái (X ±SD) (n=26) Trước 30 phút (a) 4.36 ± 0.25

Sau 30 phút (b) 4.92 ± 0.29

X b - X a Tăng 0.56 Pa-b <0.001 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy:

Caffeine làm tăng đường huyết và có ý nghĩa thống kê với P <0.001

-So sánh sự thay đổi đường huyết của nam và nữ

Bảng 3.13. So sánh sự thay đổi đường huyết của nam và nữ

Chỉ tiêu hóa sinh (1) Trạng thái (2) Nam (n=13) ( X ±SD) (3) Nữ (n=13) ( X ±SD) (4) Glucose (mmol/l)

Trước 30 phút (a) 4.42 ± 0.22 4.31 ± 0.27 Sau 30 phút (b) 4.94 ± 0.28 4.90 ± 0.23

X b - X a (c) Tăng 0.52 Tăng 0.59 Pa-b <0.001 <0.001 P3c-4c >0.05 >0.05

Qua bảng 3.13 cho thấy: Caffeine làm tăng đường huyết ở cả nam và nữ, có ý nghĩa thống kê với P < 0.001. Tuy đường huyết ở nữ tăng cao hơn nam giới nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của caffeine đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của sinh viên trưòng đại học vinh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w