Nhóm giải pháp WO:

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI đến năm 2020 (Trang 67 - 68)

- Nâng cao chất lượng tín dụng ( W1,W5 + T3,T4 )

3.3.2.2. Nhóm giải pháp WO:

Mở rộng mạng lưới : ( W2, W3, W4 + O1, O2, O3, O4)

Dựa vào tiềm năng thị trường lớn, khoa học công nghệ ngày càng phát triển cộng với tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định để phát triển mạng lưới.

Phát triển mạng lưới có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, việc phát triển mạng lưới cũng góp phần quảng bá thương hiệu, hình ảnh, nâng cao vị thế kinh doanh của ngân hàng trong địa bàn kinh doanh. Để đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh theo mục tiêu đã xác định trước của mình, đòi hỏi Vib bank Đồng Nai phải xây dựng được kế hoạch phát triển mạng lưới cụ thể theo định hướng phát triển mạng lưới chung của hội sở.

Tại địa bàn Miền Đông Nam Bộ Vib Bank đã có mặt tại 5/6 tỉnh thành đó là, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM đó là sự thành công rất lớn của Vib bank, trong đó Vib bank Đồng Nai được xem là đơn vị trung tâm thứ hai sau Tp.HCM trong việc phát triển mạng lưới cho vùng. Vì vậy kế hoạch phát triển mạng lưới mà Ban Tổng Giám Đốc giao cho Vib bank Đồng Nai là rất nặng. Tuy vậy, Vib bank Đồng Nai chỉ chịu trách nhiệm phát triển mạng lưới các phòng giao dịch tại địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Để kế hoạch phát triển mạng lưới này được thành công cần phải có nhân sự chuyên trách về phát triển mạng lưới đặt tại Vib bank Đồng Nai để hổ trợ cho ban giám đốc trong việc tìm kiếm địa điểm, xác định thị trường...

Việc phát triển mạng lưới là việc rất cần thiết để tăng quy mô hoạt động trong địa bàn, quảng bá hình ảnh thương hiệu của ngân hàng đến với khách hàng và là một lời khẳng định về quy mô là uy tín ngân hàng. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới cũng cần phải đứng trên lập trường là hiệu quả kinh doanh. Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì bản thân của mỗi đơn vị đều phải hoạt động có hiệu quả. Phát triển mạng lưới với mục đích là khai thác tối đa thị trường nơi có điểm giao dịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chứ không phải tăng về số lượng điểm giao dịch là đủ. Như vậy, bên cạnh phát triển thêm các đơn vị mới đòi hỏi ngân hàng phải củng cố và năng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch đã xây dựng trong thời gian qua. Đồng thời phải xây dựng phương án kinh doanh khả thi cho việc thành lập các đơn vị mới.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI đến năm 2020 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)