Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng sau năm 2010.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh

ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM

3.1.1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng sau năm 2010.

năm 2010.

Thị trường tiền tệ và hoạt động của các TCTD trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai tiếp tục được duy trì nổ định và phát triển cả về quy mô và mạng lưới. Hệ thống TCTD bảo đảm khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, bao gồm cả dịch vụ và công nhệ, tiếp tục thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, cung cấp nguồn vốn đầu tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Ngân hàng Đồng Nai cơ bản hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch và có những tiến bộ.

Hầu hết các ngân hàng NHTM biết phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như huy động tiền gửi và cho vay đã có nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking...dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa.

Phát triển công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các NHTM rất chú trọng . Hầu hết các NHTM đã có hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội Sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Các NHTM đã từng bước hoàn thiện dự án hiện đại ngân hàng. Đến cuối năm 2010 trên địa bàn có 374 máy ATM, 438 máy POS/EDC để thanh toán tiền mua hàng tại các siêu thị nhà hàng ...phục vụ cho nhu cầu của người dân ngày càng cao.

Về năng lực tài chính, theo quy định đến cuối năm 2010 các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất 3.000 tỷ đồng. Trên địa bàn Tỉnh có 1 ngân hàng có trụ sở chính là ngân hàng TMCP Đại Á đã có phương án tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ đồng năng dần năng lực hoạt động theo kế hoạch. Bên cạnh đó các ngân hàng trên địa bàn luôn quan tâm đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, cơ cấu tổ chức lại hoạt động. Việc tuân thủ các quy luật đảm bảo an toàn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã giúp nhiều ngân hàng thương mại giải quyết triệt để các vấn đề nợ xấu từ nhiều năm trước. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhìn chung luôn dưới 3%.

Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh Đồng Nai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thể hiện qua các mặt chủ động làm đầu mối triển khai đế các TCTD trên địa bàn các chủ trướng chính sách của Đảng, của nhà nước và ngành , thực hiện đầy đủ thanh tra toàn ngành làm tốt nhiệm vụ là trung tâm tiền mặt, trung tâm thanh toán, công tác kế toán thanh toán kịp thời chính xác. Công tác bảo vệ được đảm bảo duy trì an toàn tuyệt đối. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong năm cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần quan tâm. Tín dụng tăng trưởng khá, tiềm ẩn thêm rủi ro. Việc chấp hành lãi suất còn có những vi phạm cục bộ, phát sinh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Một số tổ chức tín dụng còn hoạt động với quy mô quá nhỏ, mặc dù đã cố gắng để phát triển, tính phân hóa cạnh tranh giữa các đơn vị dần rõ nét. Năng lực quản trị, điều hành kiểm soát rủi ro, trình độ cán bộ ngân hàng và trình độ hệ thống công nghệ thông tin chưa được đầu tư đồng đều, dịch vụ ATM chủ yếu dùng để rút tiền mặt, những tiện ích khác còn hạn chế.

3.1.2. Nhận định những đặc điểm môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh của ngành ngân hàng sau năm 2010 tại Tỉnh Đồng Nai.

Mục tiêu tăng trưởng GDP:

Đề án do Sở Kế Hoạch và đầu tư Tỉnh Đồng Nai chủ trì, Bộ kế hoạch và đầu tư

là đơn vị tư vấn thực hiện. Đề án đưa ra phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2020 căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006

– 2010 và các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đề ra trong 5 năm 2011-2015, với tăng trưởng GDP bình quân từ 13 đến 14%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 là 14 đến 15%/năm. Với quan điểm phát triển dựa vào lợi thế của Tỉnh như: chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Quy hoạch phát triển:

Để đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra, trong chính sách đất đai, thành phố tiến hành thực hiện ngay quy hoạch đất cấp thành phố, thị xã , huyện, quy hoạch sử dụng đất tại các phường, các trung tâm và các tụ điểm dân cư quan trọng. Trong chính sách này, Tỉnh tiếp tục cải thiện hệ thống quản lý sử dụng đất từ cấp xã phường và xây dựng khu giá đất hàng năm, xem đất đai là nguồn vốn quan trọng trong các thương lượng đổi lấy công trình. Đối với chính sách thu hút đầu tư, Tỉnh sẽ có chính sách cho từng khu, cụm CN, có chính sách tín dụng xây dựng nhà ở, khu chung cư cho các tầng lớp lao động làm việc tại các khu công nghiệp . Đồng thời xây dựng chính sách giải tỏa, đền bù thõa đáng nhằm chủ động tạo ra quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, thực hiện các chính sách đầu tư tập trung hoàn chỉnh nhanh các hệ thống hạ tầng ... Đối với đầu tư nước ngoài, Tỉnh sẽ có ưu đãi đặc biệt như miễn giảm thuế, lựa chọn địa điểm xây dựng thích hợp cho đầu tư công nghệ cao, ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp chế biến nông – thủy sản, nhất là trong trường hợp có đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Thuận lợi về vị trí địa lý:

Lợi thế sẵn về vị trí địa lý tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị lớn thứ hai của cả nước, lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía nam và được Trung ương quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì vậy Đồng Nai cần phát triển thành trung tâm thương mại dịch vụ, cần phát triển các loại hình dịch vụ chuyên sâu như: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho khu công nghiệp. Đặc biệt là phát triển hệ thống kho vận (logistics) công nghệ cao trở thành đầu mối vận chuyển hàng hóa dựa vào hệ thống đường bộ, đường thủy ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu quả của hệ thống cảng. Đặc biệt sự chuyên nghiệp hóa trong phát triển khu công

nghiệp sẽ nâng tằm vai trò hạt nhân của Tỉnh. Từ đó tạo động lực phát triển và góp phần quảng bá hình ảnh của Tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách kinh tế vĩ mô: Chính phủ đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát là mục tiêu nhất quán cho cả năm 2011. Những năm tiếp theo, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra tăng trưởng nhanh và bền vững. Năm 2011, kế hoạch tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%. Theo đó thu chi ngân sách, chi tiêu công cũng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Dự báo chỉ số tiêu dùng không quá 7%, tổng nguồn vốn đầu tư xã hội bằng 40%, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện các Nghị quyết của Đảng lần thứ XI, và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật Tổ chức Tín dụng, hệ thống các NHTM sẽ chịu nhiều áp lực từ việc thực thi luật mới. Việc quản lý của NHNN thông qua luật mới sẽ chặt chẽ hơn, đặc biệt yêu cầu cao về giới hạn an toàn. Vì vậy, năm 2011 là năm quan trọng để các ngân hàng tái cấu trúc hoạt động theo hành lang pháp lý chuẩn mực. Định hướng chung của Vib bank là chủ động, linh hoạt, thận trọng, kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng nền kinh tế, tỷ giá và lãi suất hợp lý, đảm bảo khả năng an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)