Các ngành phụ trợ liên quan đến ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI đến năm 2020 (Trang 46 - 52)

III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh

d. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

2.2.1.6. Các ngành phụ trợ liên quan đến ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã có những phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, đã tạo ra cho Việt Nam một diện mạo mới rất nhiều so với những năm của thập kỷ 80,90. Trong đó, các ngành phụ trợ liên quan đến NH cũng có những bước phát triển đột phá.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhà nước đã áp dụng nhiều cải cách trong các chương trình đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng mọc lên các trường quốc tế cũng tham gia vào công tác đào tạo tại Việt Nam. Đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao khá dồi dào cho xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực NH rất nhiều trường đại học tham gia đào tạo chuyên ngành NH, chính điều này đã tạo ra nguồn nhân sự trẻ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cho các NHTM.

Thị trường vốn và thị trường tài chính đã được hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi lên cổ phần, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Hai sàn chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đi vào hoạt động với hơn 690 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 580 trái phiếu. Điều này cho thấy, đây cũng là một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh nghiệp, khi đó các doanh nghiệp sẽ có thêm là vay vốn NH hay là phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Do đó các NHTM cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường này trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh thị trường vốn phát triển, thì dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam cũng chuyển mình phát triển các chuẩn mực kế toán, kiểm toán ngày càng được hoàn thiện hơn. Điều này giúp cho các NHTM có được những báo cáo tài chính minh bạch, đáng tin cậy để có thêm những thông tin dễ dàng đưa ra quyết định tín dụng của mình với mức độ rủi ro thấp nhất.

Rõ ràng các yếu tố của môi trường vĩ mô của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và cho các TCTD và các NHTM nói riêng.

Song song với những thuận lợi, các yếu tố của môi trường vĩ mô ở tỉnh Đồng Nai cũng có những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế và các NHTM. Cụ thể các yếu tố bất lợi đó là:

 Trong những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của thế giới biến động không ngừng, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Ví dụ như: Tình hình chiến sự ở I Ran, I rắc, Lybia, sự gây hấn của Trung Quốc với Biển Đông….và đặc biệt là các đợt sống thần kinh hoàng trong thời gian qua ở Thái Lan, Indonesia, Philippin, gần đây nhất là trận động đất kết hợp với sóng thần ở Nhật Bản cũng đã làm cho giá xăng dầu và khí đốt thế giới tăng cao, kéo theo nhà nước cũng điều chỉnh giá xăng dầu tăng, giảm liên tục, rồi tình hình lạm phát trong nước, Nhà nước phải áp dụng nhiều chính sách tiền tệ ví dụ như điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ, những chính sách

quảng lý kinh doanh vàng… đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai rất nhiều, từ đó ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng Nai nói riêng.

 Trình độ văn hóa của người dân cũng còn khá thấp, đặc biệt là những người dân ở vũng vùng nông thôn sâu, họ rất e ngại khi sữ dụng những sản phẩm dịch vụ hiện đại của NH.

 Trình độ ngoại ngữ của CBCNV của các NH chưa có đồng đều về ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.

 Thói quen sử dụng tiền mặt còn rất cao. Theo bà Dương Thu Hương Tổng thư Ký Hiệp hội ngân hàng cho biết “ có đến 83% thẻ ATM chỉ dủng để rút tiền mặt”. Quan niệm nhìn tận mắt, sờ bằng tay cũng còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Người dân chưa thấy được những lợi ích của thẻ ATM là có thể dùng thẻ để thanh toán qua mạng, có thể dùng ATM thanh toán tại các của hàng, các siêu thị, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong tổng thanh toán ở Việt Nam còn tới 14% trong khi đó ở các nước trên thế giới vào khoảng 5- 7%. Như vậy so với các nước đây còn là một con số khá cao.( Nguồn http://www.ktdt.com.vn)

 Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường trong và ngoài nước còn rất yếu.

 Môi trường kinh tế cũng chưa thật sự minh bạch. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa thực sự đồng bộ và hoàn chỉnh, còn nhiều chồng chéo và mâu thuẩn với nhau… gây ra khá nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Căn cứ theo tính chất sở hữu vốn, hệ thống ngân hàng tại Tỉnh Đồng Nai cũng được chia thành 4 nhóm. Tính đến cuối năm 2010 gồm có:

- 13 Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh - 23 Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần - 04 Chi nhánh ngân hàng liên doanh và nước ngoài - 02 Quỹ tín dụng nhân dân

Bảng 2.10: Hoạt động của 4 nhóm ngân hàng Tỉnh Đồng Nai đến hết 31/12/2010.

ĐVT: Triệu đồng

STT Nhóm Ngân Hàng Vốn Huy Động Tổng dư nợ

1 Nhóm Chi Nhánh NHTM Quốc Doanh 28,789,458 28,765,212

2 Nhóm Chi Nhánh NHTM Cổ Phần 19,750,012 16,096,437

3 Nhóm CN NH Liên Doanh và Nước Ngoài 2,158,131 2,324,272

4 Quỹ tín dụng nhân dân 614,402 855,230

Tổng Cộng 51,312,003 48,041,151

( Nguồn: NHNN T.Đồng Nai – báo cáo tóm tắt hoạt động ngân hàng trên địa bàn)

Tỉnh Đồng Nai là nơi có hoạt động tài chính ngân hàng diển ra rất sôi nổi và có hiệu quả của vùng Đông Nam Bộ. Mỗi nhóm NHTM đều định vị khách hàng mục tiêu của mình. Đối với nhóm NHTM Quốc Doanh thì đối tượng chính là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh và một phần cho vay nông nghiệp nông thôn. Đối với các NHTM cổ phần thì đối tượng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và khách hàng cá nhân. Các quỹ tín dụng thì khách hàng mục tiêu lại là các tiểu thương các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trong địa bàn kinh doanh của mình. Các ngân hàng liên doanh và nước ngoài có hoạt động rất hạn chế tại Tỉnh Đồng Nai họ chỉ tập trung khai thác các đối tượng khách hàng là các công ty nước ngoài có chi nhánh tại tỉnh Đồng Nai, các công ty liên doanh và bán các sản phẩm thẻ VISA, Master và các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cho các tầng lớp thượng lưu.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình ban lãnh đạo của Vib Bank , cũng như khối doanh nghiệp, khối bán lẻ đã xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp

với Vib Bank Đồng Nai là nhóm chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần vì những lý do sau:

- Khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể các cá nhân có thu nhập ổn định.

- Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch không được nhiều như nhóm các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh.

- Định hướng phát triển ngân hàng theo hướng bán lẻ.

- Kinh nghiệm hoạt động, sự tương đồng về vốn của các ngân hàng trong nhóm.

Do đặc điểm chung hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tương tự nhau,và rất dễ trùng lắp các sản phẩm của nhau. Vì vậy, các ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa trên tiềm lực tài chính, uy tín, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và chất lượng sản phẩm dịch vụ... Mặt khác, xu hướng hoạt động hiện nay của các ngân hàng là chuyển sang ngân hàng bán lẻ, phục vụ những phân khúc thị trường được xem là nhỏ nhất, với mục tiêu là phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy Vib bank Đồng Nai không chỉ cạnh tranh với các nhóm chi nhánh NHTMCP, mà thậm chí với cả nhóm các chi nhánh NHTM Quốc Doanh.

Toàn địa bàn Tỉnh Đồng Nai có 23 chi nhánh NHTM Cổ Phần [phụ lục 2 -3] nếu xếp hạng theo quy mô cung ứng tín dụng cho địa bàn thì nổi bật là các chi nhánh ngân hàng nằm trong tốp “1.000”( có tổng dư nợ đến hết 31/12/2010 trên 1.000 tỷ đồng) như: ngân hàng TMCP Đại Á, ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín,…Gần đây có sự lớn mạnh vượt bậc của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và cũng là hai ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với Vib bank Đồng Nai, đây là hai ngân hàng có cùng quy mô hoạt động tương đồng với Vib bank. Tại đồng Nai hai ngân hàng này đã chiếm một thị phần nhất định, trong tương lai chuẩn bị mở rộng thêm 1 số phòng giao dịch lan rộng ra khắp tỉnh, cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trong Tỉnh nói chung và Vib bank Đồng Nai nói riêng.

Bảng 2.11: So sánh tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh.

ĐVT: Triệu Đồng

Ngân hàng Tổng nguồn vốn huy động

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Vib bank Đồng Nai 1,023,019 1,105,598 1,238,214

SHB Đồng Nai 210,921 436,330 1,414,036

Eximbank Đồng Nai 490,865 602,555 1,070,656

( Nguồn: NHNN Tỉnh Đồng Nai)

Qua bảng 2.11 ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của Vib bank Đồng Nai đứng sau SHB Đồng Nai nhưng lại lớn hơn Eximbank Đồng Nai, đây là một lợi thế rất lớn của chi nhánh. Chi nhánh cần phải có những giải pháp để giữ gìn và phát huy những thế mạnh để ngày càng vượt bậc so với đối thủ.

Bảng 2.12: So sánh tổng dư nợ của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh

ĐVT: Triệu Đồng

Ngân hàng Tổng dư nợ

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Vib bank Đồng Nai 734,509 962,990 1,177,052

SHB Đồng Nai 876,543 466,960 1,252,873

Eximbank Đồng Nai 201,341 266,322 905,615

( Nguồn: NHNN Tỉnh Đồng Nai) Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy rằng, hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Đồng Nai rất mạnh, kế đó là ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Đồng Nai. Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Đồng Nai phải chú ý đến vấn đề này để có những đổi mới trong chính sách tín dụng mới có thể cạnh tranh trực tiếp với đối thủ, bên cạnh đó phát triển những sản phẩm tín dụng mới, phát triển thêm mạng lưới mới để giành thị phần trong Tỉnh.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI đến năm 2020 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)