Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh đồng nai giai đoạn 2005 2010 (Trang 73 - 75)

- Về cải cách tiền lương: Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cắt giảm nguồn

3.6.6. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, kiểm soát nội bộ

soát nội bộ

- Tại nhiều đơn vị, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, từ các khoản phí, lệ phí chiếm tỉ lệ cao hơn phần kinh phí do NSNN cấp, thậm chí có đơn vị số phí, lệ phí, các khoản thuế nộp NSNN nhiều hơn số kinh phí được cấp từ NSNN. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường nguồn thu phí và lệ phí tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ngày càng nhiều. Vì vậy quá trình hoạt động của những đơn vị này khó tránh khỏi các sai phạm trong việc thực hiện những qui định của nhà nước về chế độ quản lý kinh kế, tài chính, chế độ kế toán. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát kế toán là một việc làm cần thiết.

- Kiểm tra kế toán là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong việc tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp có thu. Với cơ chế quản lý tài chính tự chủ, bên cạnh những yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển của đơn vị, còn không ít yếu tố tiêu cực tác động đến quá trình hoạt động sự nghiệp, đến việc quản lý tài sản và tình hình sử dụng kinh phí. Mặt khác, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày xảy ra thường xuyên, liên tục, chứng từ phát sinh ở nhiều địa

điểm phản ánh các hoạt động ở các bộ phận, nhiều nhân viên thực hiện với tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn khác nhau, việc hạch toán nhầm lẫn, sai sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là khó tránh khỏi. Do đó, thông qua công tác kiểm tra có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm để có biện pháp xử lý theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

- Trong tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay không có bộ phận kiểm tra kế toán riêng (tại các đơn vị sự nghiệp Sở Tài nguyên và Môi trường nhân viên kế toán thuộc quản lý phòng Kế hoạch - Tài chính) . Công tác kiểm tra kế toán nội bộ thường giao cho kế toán tổng hợp kiêm nhiệm. Vậy để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán nội bộ, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, lập kế hoạch kiểm tra: Hàng năm, đơn vị phải xây dựng kế hoạch kiểm tra kế toán nội bộ ngay từ đầu năm. Trong kế hoạch phải xác định rõ những người chịu trách nhiệm kiểm tra từng khâu công việc, đối tượng kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra kế toán xây dựng phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị có tính khả thi cao[4, tr. 49-50].

Hai là, xác định nội dung, phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra: Nội dung kiểm tra bao gồm toàn bộ các khâu công việc liên quan đến công tác kế toán như: kiểm tra việc lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán, mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán, ghi chép các tài khoản kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích, nộp và sử dụng báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản và lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán[4, tr 50].

- Ngoài công tác kiểm tra kế toán, các đơn vị sự nghiệp có thu cần thiết phải tiến hành công tác kiểm soát nội bộ, để đánh giá việc thực hiện các quy chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và thực thi công tác kế toán, tài chính ở đơn vị.

- Công tác kiểm soát nội bộ có tính độc lập tương đối cao so với công tác tự kiểm tra ở các bộ phận. Nó có tác động tích cực đối với việc phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong công tác quản lý và công tác kế toán ở đơn vị. Do đó, các đơn vị

cần phải tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm soát nội bộ được tổ chức và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc.

- Việc xây dựng qui chế kiểm soát nội bộ ở đơn vị là cần phải cụ thể hóa các chính sách, chế độ của nhà nước cũng như các quy định của ngành, nhằm đảm bảo cho hoạt động của đơn vị tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ của nhà nước. Ngoài ra, quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị còn là cơ sở, chuẩn mực để hệ thống kiểm soát này hoạt động có hiệu lực. Trong quy chế, ngoài việc quy định các vấn đề chung, các vấn đề phân cấp trong quản lý kinh tế tài chính và hạch toán nội bộ cũng cần phải được quy định cụ thể. Trước hết, cần nêu rõ vai trò, trách nhiệm của hệ thống kiểm soát nội bộ, của các đơn vị cũng như các cá nhân, các bộ phận đối với hoạt động kiểm soát nội bộ. Quy định cụ thể các lĩnh vực hoạt động của đơn vị; cơ cấu tổ chức quản lý: các quy định về thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, định mức lao động, quy định về an toàn lao động, về mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn đơn vị; quy chế về quản lý tiền mặt; quy chế về quản lý vật tư; quy chế về quản lý tài sản cố định; quy chế về quản lý công nợ.

- Trên cơ sở các quy chế kiểm soát nội bộ, bộ phận kiểm tra kế toán và kiểm soát nội bộ lập kế hoạch kiểm tra định kỳ như: kiểm tra tình hình ghi chép của kế toán trong các tài liệu, báo cáo do máy in ra.

- Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác kiểm tra kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ phải được tiến hành thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các đơn vị sự nghiệp có thu nên tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ được biên chế từ 2 đến 3 người trong đó có một người chuyên trách có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của kiểm soát viên.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây sẽ góp phần nâng cao được chất lượng công tác kiểm tra kế toán và kiểm soát nội bộ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc sở tài nguyên và môi trường tỉnh đồng nai giai đoạn 2005 2010 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)