Nanocompozit trên cơ sở Kim loại/Polymer:

Một phần của tài liệu quy trình công nghệ ổn định tạo ra nanocompozit trên cơ sở AgPVA (Trang 30 - 32)

Với những ứng dụng của hạt nano kim loại thì polymer đặc biệt được quan tâm là chất bao bọc bởi khi đó chúng có thể có nhiều tính chất đa dạng và thú vị: chúng có thể là chất dẫn điện, dẫn nhiệt hay cũng có thể cách điện cách nhiệt. Có thểở trạng thái

ưa nước hay kỵ nước, có thể có cơ tính cao (nhựa) hay mềm (cao su),… Cuối cùng, polymer bao bọc dễ dàng và thuận tiện đối với sựổn định hạt nano kim loại[24,25].

Loại compozit này thông thường được tạo bởi ở dạng màng hay bột, bởi công nghệ đơn giản, và cũng dễ dàng khai thác cũng như điều khiển các tính chất mong muốn[24,25].

Công nghệ chế tạo có nanocompozit kim loại/polymer có thể chia thành phương pháp in situ và ex situ[24,25,27]:

- Phương pháp in situ: monomer được trùng hợp, ion kim loại được đưa vào trước hay sau quá trình trùng hợp. Sau đó ion kim loại trong nền polymer được khử

bởi tác nhân hóa học, bởi nhiệt hay bức xạ, để hình thành hạt nano.

- Phương pháp ex situ: hạt nano kim loại được tổng hợp trước, và bề mặt được thụ động hữu cơ (organically passivated). Từ đó hạt nano được phân tán vào dung dịch polymer hay dịch monomer sau đó tiến hành trùng hợp.

I.4.3.1 Ex situ:

Hạt nano kim loại được chuẩn bị trước, trước tiên là phải điều khiển tránh sự

lắng đọng, đồng thời ổn định ngay mầm tinh thể. Điều này được thực hiện bởi sự khử

dung dịch muối trong dung môi thích hợp, thường chất ổn định có chứa polymer. Việc tạo hạt bằng phương pháp này thường làm giảm bề mặt để ngăn ngừa sự kết tụ của các hạt. Các hạt này sau đó được đưa vào polymer. Điều này được thực hiện bởi sự trộn với dung dịch của polymer hoặc monomer, mà sự khuấy trộn này tùy thuộc vào quá trình gia công polymer. Tuy nhiên, phương pháp này bị giới hạn bởi sự phân tán. Điều cần thiết là phải làm giảm bề mặt các hạt, vì thế làm biến đổi các tính chất của chúng,

để phân tán chúng. Dẫu vậy, với bước này thì khó để thu được compozit với sự phân bố tốt, và phần nào đó sẽ bị kết tụ lại. Ngoài ra, quy trình này bị giới hạn bởi sự tương thích (compatible) trong hệ thống polymer – hạt – dung môi[27].

I.4.3.2. In situ:

Phương pháp in situ được áp dụng để chế tạo nanocompozit kim loại/ polymer với nhiều công nghệ khác nhau. Phương pháp này thường không đơn giản và thuận lợi như ex situ, nhưng cho kết quả tốt hơn và có thể điều chỉnh chất lượng sản phẩm vật liệu nanocompozit[27].

Một phần của tài liệu quy trình công nghệ ổn định tạo ra nanocompozit trên cơ sở AgPVA (Trang 30 - 32)